Stolen Focus
THE SUNDAY TIMES AND NEW YORK TIMES BESTSELLER
A SPECTATOR AND FINANCIAL TIMES BEST BOOK OF 2022
A WATERSTONES NON-FICTION BOOK OF THE MONTH
'If you read just one book about how the modern world is driving us crazy, read this one' TELEGRAPH
'This book is exactly what the world needs right now' OPRAH WINFREY
' A beautifully researched and argued exploration of the breakdown of humankind's ability to pay attention ' STEPHEN FRY
' A really important book . . . Everyone should read it ' PHILIPPA PERRY
Is your ability to focus and pay attention in free fall?
You are not alone. The average office worker now focuses on any one task for just three minutes. But it's not your fault. Your attention didn't collapse. It has been stolen.
Internationally bestselling author Johann Hari shows twelve deep factors harming our focus. Once we understand them, together, we can take back our minds.
Magic Pill
The bestselling author ofLost ConnectionsandStolen Focustakes a revelatory look at the new drugs transforming weight loss as we know it – sharing his personal experience on Ozempic and examining our ability to heal society's dysfunctional relationship with food, weight and our bodies.
In January 2023, Johann Hari started to inject himself once a week withOzempic, one of the new drugs that produces significant weight loss. He wasn't alone – some predictions suggest that in a few years, one in four of the British population will be taking these drugs. While around 80 per cent of diets fail, someone taking one of the new drugs is likely to lose up to a quarter of their body weight in six months. To the drugs' defenders, this is a moment of liberation from a condition that massively increases your chances of diabetes, cancer and an early death.
Still, Hari was wildly conflicted. Can these drugs really be as good as they sound?Are they a magic solution – or a magical illusion?Finding the answer to this high-stakes question led him on a journey from Iceland to Minneapolis to Tokyo, and to interview the leading experts in the world on these issues. He found that along with the drugs' massive benefits come twelve significant potential risks. He also learned that these drugs radically challenge what we think we know about shame, willpower and healing.
These drugs are about to change our world, for better and for worse. Everybody needs to understand how they work – scientifically, emotionally and culturally.Magic Pillis an essential guide to the revolution that has already begun – and which one leading expert argues could be as transformative as the invention of the smartphone.
Stolen Focus: Why You Can't Pay Attention - And How To Think Deeply Again
NEW YORK TIMES BESTSELLER • Our ability to pay attention is collapsing. From the New York Times bestselling author of Chasing the Scream and Lost Connections comes a groundbreaking examination of why this is happening—and how to get our attention back.
“The book the world needs in order to win the war on distraction.”—Adam Grant, author of Think Again
“Read this book to save your mind.”—Susan Cain, author of Quiet
In the United States, teenagers can focus on one task for only sixty-five seconds at a time, and office workers average only three minutes. Like so many of us, Johann Hari was finding that constantly switching from device to device and tab to tab was a diminishing and depressing way to live. He tried all sorts of self-help solutions—even abandoning his phone for three months—but nothing seemed to work. So Hari went on an epic journey across the world to interview the leading experts on human attention—and he discovered that everything we think we know about this crisis is wrong.
We think our inability to focus is a personal failure to exert enough willpower over our devices. The truth is even more disturbing: our focus has been stolen by powerful external forces that have left us uniquely vulnerable to corporations determined to raid our attention for profit. Hari found that there are twelve deep causes of this crisis, from the decline of mind-wandering to rising pollution, all of which have robbed some of our attention. In Stolen Focus, he introduces readers to Silicon Valley dissidents who learned to hack human attention, and veterinarians who diagnose dogs with ADHD. He explores a favela in Rio de Janeiro where everyone lost their attention in a particularly surreal way, and an office in New Zealand that discovered a remarkable technique to restore workers’ productivity.
Crucially, Hari learned how we can reclaim our focus—as individuals, and as a society—if we are determined to fight for it. Stolen Focus will transform the debate about attention and finally show us how to get it back.
LOST CONNECTIONS - MẤT KẾT NỐI
Trầm cảm - căn bệnh của thời đại 4.0
Khái niệm và các triệu chứng của rối loạn trầm cảm đang dần ngày càng trở nên quen thuộc hơn trong xã hội hiện đại, đặc biệt là khi internet và các mạng xã hội trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà người ta có cái nhìn đúng đắn hay tích cực về căn bệnh này. Vẫn còn đâu đó có người nghĩ rằng, trầm cảm là một chứng bệnh của những tính cách yếu đuối, của những cơn buồn bã nhất thời, của những tưởng tượng của tuổi vị thành niên hướng nội,... Thực tế thì, căn bệnh này ảnh hưởng đến 264 triệu người trên thế giới, và dần được công nhận là một vấn đề y khoa, giống như bệnh tim hoặc tiểu đường.
Chắc hẳn rằng, không ít lần bạn tự hỏi: “Tại sao ngày càng có nhiều người trở nên trầm cảm – trong một thời đại mà nếu xét về mặt vật chất, chúng ta đang ở đỉnh cao chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại và tiện nghi cuộc sống giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau hơn bao giờ hết? Phải chăng những giá trị mà xã hội và chính chúng ta đang vẽ ra không thực sự đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của chính mình? Phải chăng trên con đường tiến hóa, con người đã quên đi những điều thật sự làm mình hạnh phúc?”. Và bạn đã tìm được câu trả lời chưa?
Những viên thuốc điều trị trầm cảm liệu có hiệu quả?
Nếu trước kia sự can thiệp cho căn bệnh chỉ là vài lời khuyên tùy tiện kiểu như “hãy vui lên nào”, “hãy suy nghĩ tích cực”, hay thậm chí là thái độ kỳ thị xem bệnh trạng như biểu hiện tâm lý đặc thù của một giai cấp thị dân nhàn rỗi, khuynh hướng điều trị chiếm ưu thế hiện nay lại mang đầy ảo tưởng về những viên thuốc “thần” có thể giải quyết mọi vấn đề của tâm lý. Khuynh hướng này không chỉ đơn giản là âm mưu thương mại của những tập đoàn dược phẩm toàn cầu mà nó còn phát xuất từ sự lười biếng trong nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân, khi chúng ta thèm khát sự dễ dãi của việc uống vài viên thuốc mỗi ngày thay vì đánh giá lại cuộc sống hằng ngày.
Lost connections - Mất kết nối và 9 nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Trước khi đưa ra những giải pháp hữu hiệu về căn bệnh thời đại này, Johann Hari đã lên tiếng đặt lại vấn đề nguyên nhân của chứng bệnh trầm cảm với hướng tiếp cận sinh thái cũng như bằng trải nghiệm trực tiếp. Trong sách Mất kết nối: Khám phá các Nguyên nhân thực của Trầm cảm và các Giải pháp bất ngờ [Lost Connections: Uncovering the Real Causes of Depression – and the Unexpected Solutions], Johann Hari không chỉ giới hạn việc nghiên cứu về đề tài này thông qua việc tham khảo các tài liệu y khoa từ nhiều giác độ khác nhau mà còn gặp gỡ trực tiếp thảo luận với các nhà khoa học tâm lý và tâm thần cũng như các bệnh nhân trầm cảm để hoàn tất cuốn sách của mình.
Nói tới hướng tiếp cận sinh thái, đã từ lâu các sách giáo khoa và chương trình đào tạo Tâm lý học ở u Mỹ đều nhắc đến mô hình tâm lý – xã hội – sinh học. Việc ứng dụng mô hình này có nghĩa là một hiện tượng, đề cập ở đây là bệnh trầm cảm, cần được đánh giá toàn diện để nhận diện không chỉ các nguyên nhân mà còn cả các tiếp cận điều trị dựa trên tất cả các yếu tố ấy. Ở một mức độ giới hạn hơn, cộng đồng khoa học chính thống cũng đã từ lâu nhắc đến các yếu tố môi trường khi cho rằng có hai loại trầm cảm: “trầm cảm nội sinh” (endogenous depression) do những rối loạn ở não hoặc cơ thể và “trầm cảm phản ứng” (reactive depression) do hậu quả từ sự trải nghiệm những biến cố khủng hoảng trong cuộc sống cá nhân của một cá nhân.
Thế nhưng lâu nay dường như những yếu tố tạo điều kiện cho chứng trầm cảm phản ứng luôn bị giới chuyên môn xem nhẹ. Mở đầu cho cuốn sách của mình, Johann Hari đã nhắc đến sự giới hạn này và nhắc đến nghiên cứu năm 1978 của George Brown, chuyên gia Xã hội học Y tế, và Tirril Harris, chuyên gia Tâm lý học Xã hội. Hai nhà nghiên cứu này đã phát hiện nguy cơ trầm cảm có thể cao hơn nhiều khi một người gặp phải một sự kiện tiêu cực nghiêm trọng chồng lên những điều căng thẳng và bất an kéo dài trong cuộc sống. Nguy cơ mắc trầm cảm của sự kết hợp đó tương tự như một phản ứng tỏa nhiệt trong hóa học; nó không chỉ là phép cộng mà là sự bùng nổ của rối loạn trầm cảm. Môi trường chúng ta sống mới chính là khởi đầu của những nguy cơ của chứng rối loạn tâm trạng đáng sợ này, đặc biệt khi chúng ta đánh mất sự kết nối với chúng.
Trong cuốn sách tâm lý này, Hari nhận diện có 9 nguyên nhân của chứng trầm cảm và trong đó có 6 nguyên nhân đến từ việc mất mối kết nối: kết nối với công việc, với người khác, với những giá trị ý nghĩa, với vị trí xã hội và sự tôn trọng, với thế giới tự nhiên, và với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn. Hari cũng đề cập đến nguy cơ mất mối kết nối khác là “mất kết nối do những sang chấn tuổi thơ”; từ kiến thức về điều trị tâm lý chúng ta có thể hiểu đây là sự mất kết nối với tương lai khi nạn nhân bị kiềm tỏa trong những trải nghiệm kinh hoàng của quá khứ cũng như mất kết nối với những chức năng của bản ngã trong hội chứng phân ly [dissociation]. Trong chương cuối ở phần nhận diện nguyên nhân, Hari cũng đề cập đến vai trò của những thay đổi trong não bộ và gen nhưng tranh biện cho rằng đây chỉ là tiền đề chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp.
Mất kết nối đã đưa ra những giải pháp “không thuốc” như thế nào cho bệnh nhân trầm cảm?
Sau khi chỉ ra 9 nguyên nhân - 9 mất kết nối với những giá trị sống, Johann Hari sẽ tiếp tục dẫn dắt bạn đến những “liều thuốc” hữu hiệu cho chúng. Những phương pháp của ông sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Làm sao chúng ta có thể tìm lại được mối kết nối với công việc, với người khác, với những giá trị ý nghĩa, với vị trí xã hội và sự tôn trọng, với thế giới tự nhiên, và với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn? Giải pháp của Hari chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những bất ngờ nhưng cũng đầy niềm hy vọng và nỗi hân hoan.
Cuối cùng, Lost connections - Mất kết nối là một cuốn sách sức khỏe tinh thần rất đáng để bạn nghiền ngẫm và chiêm nghiệm cho dù bạn có bị trầm cảm hay không. Dù bạn có là một trong những người đang hằng ngày phải chống chọi với chứng trầm cảm để tìm lại ý nghĩa và niềm vui sống, hoặc đã từng trải qua những giai đoạn không mấy dễ chịu. Hay bạn đang phải học cách tồn tại cùng chứng trầm cảm, khi mà vợ/chồng, người thân của bạn là nạn nhân của trầm cảm và bạn muốn giúp đỡ họ bằng một cách nào đó. Hoặc chỉ đơn giản là bạn trăn trở khi nhìn thấy trầm cảm đang len lỏi vào tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống xung quanh mình và muốn tìm hiểu về chúng. Bởi vì phải chăng mỗi khủng hoảng trong cuộc đời là cơ hội để chúng ta chuyển hóa cho một hiện sinh ý nghĩa và hạnh phúc hơn?
Hãy đọc để tìm thấy những điều lầm tưởng lâu nay của chúng ta về chứng trầm cảm và lo âu… nhé!
Kiểm Soát Sự Tập Trung Giữa Cơn Bão Công Nghệ
Thời đại sự tập trung bị suy giảm
Việc ý thức được khả năng chú ý của chúng ta – sự tập trung – đã và đang rạn vỡ là một trong những điều mà chúng ta có thể cảm nhận được khi sống vào đầu thế kỷ 21.
Nền văn minh của chúng ta bị phủ một lớp bột ngứa, và chúng ta cứ liên tục cựa quậy, không thể chú ý đến những điều có ý nghĩa. Những hoạt động đòi hỏi sự tập trung lâu hơn – như đọc sách – đã giảm nhanh trong nhiều năm.
Các thế hệ trước cũng cảm thấy khả năng chú ý và tập trung của họ ngày càng kém đi – bạn có thể đọc về những tu sĩ trung cổ từ gần một ngàn năm trước than phiền rằng họ gặp phải các vấn đề giảm chú ý. Khi già đi, con người trở nên ít tập trung hơn và tin rằng đây là vấn đề của thế giới và của thế hệ tiếp theo, chứ không phải do đầu óc suy nhược của chính họ.
Ví dụ, trong một nghiên cứu nhỏ về mức độ chú ý thực sự của một sinh viên đại học Mỹ đối với một việc, các nhà khoa học đã cài phần mềm vào máy tính của sinh viên và theo dõi những gì họ làm trong một ngày. Họ phát hiện ra rằng, trung bình sau mỗi 65 giây, sinh viên sẽ chuyển sang việc khác. Lượng thời gian trung bình mà sinh viên tập trung vào một việc chỉ khoảng 19 giây.
“Kiểm soát sự tập trung giữa cơn bão công nghệ” – Kiểm soát 12 thế lực đang hủy hoại khả năng chú ý
Dựa vào hiểu biết của bản thân, tác giả Johann Hari trong cuốn sách “Kiểm soát sự tập trung giữa cơn bão công nghệ” kết luận rằng có 12 thế lực sâu xa đang ra sức hủy hoại khả năng chú ý của chúng ta:
+ Nguyên nhân 1: Sự gia tăng trong tốc độ, sự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ và bộ lọc thông tin
+ Nguyên nhân 2: Sự sụp đổ trạng thái dòng chảy
+ Nguyên nhân 3: Suy kiệt thể chất và tinh thần
+ Nguyên nhân 4: Khả năng đọc bị gián đoạn
+ Nguyên nhân 5: Sự gián đoạn của tâm trí lang thang
+ Nguyên nhân 6: Sự trỗi dậy của công nghệ theo dõi và thao túng con người
+ Nguyên nhân 7: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa lạc quan tàn nhẫn
+ Nguyên nhân 8: Căng thẳng gia tăng và trạng thái cảnh giác bị kích hoạt
+ Nguyên nhân 9 và 10: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và ô nhiễm gia tăng
+ Nguyên nhân 11: Sự gia tăng của hội chứng ADHD và cách ứng phó
+ Nguyên nhân 12: Trẻ em đang bị giam cầm, cả thể chất lẫn tinh thần
Ông tin rằng, về lâu dài, chúng ta chỉ giải quyết được vấn đề nếu hiểu được những thế lực này, và sau đó là cùng nhau ngăn cản chúng tiếp tục gây ảnh hưởng đến chúng ta.
Xuyên suốt cuốn sách Stolen Focus: Why You Can’t Pay Attention - and How to Think Deeply Again này, bạn sẽ học cách thực hiện giảm thiểu những vấn đề về khả năng tập trung, tác giả đã gom góp hơn 250 công trình nghiên cứu khoa học về sự tập trung khi viết ra quyển sách này.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi