Hướng Dẫn Thiền Quán Trong Đời Sống Hằng Ngày
Tháng 5 năm 1965, Thái Lan ngày 10, một trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở ba mươi ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gở Đông phương. Vì tôi chưa đầy hai-mươi-mốt tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật.
Tháng Bảy, 1974. Một khoá mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ ""đại hội nhạc trẻ Woodstock"" đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, ""Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.""
Tháng Giêng, 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hoá Tây phương. Khoá tu ba-tháng vừa chấm dứt, khoá tu thiền quán thứ mười-tám kể từ 1975. Một trăm người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc, câu hỏi của họ.
Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình.
Khám phá là bước đầu tiên.
Rồi tiếp theo đó? Ngài Karmapa thứ 16 của Tây tạng đã trả lời một cách hết sức đơn giản: ""Chúng ta phải thực hành những gì mình biết."" Muốn giải thoát, chúng ta phải biết mang những gì mình khám phá vào trong sự thực tập.
Có nhiều người Tây phương đã tu tập thiền quán Phật giáo gần hai-mươi năm. Có người ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Có người tham dự những khoá tu ba-tháng, hoặc nhiều tháng. Có người tu tập lâu hơn nữa. Trong thời gian ấy, mỗi giây phút là một cơ hội.
Những gì sau đây bàn đến một phạm vi rộng lớn của mọi đề tài, được liên tục nêu lên bởi các thiền sinh. Quyển sách này được ra đời từ những câu hỏi thực tế, sâu sắc, và đôi khi thẳng thắn ấy.
Mục Lục
1. Con Đường Tu Tập
Phật pháp – Daharma
Nỗi Sợ Giác Ngộ
Trí Thông Minh và Sự Tiến Bộ
Một Mùi Vị Duy Nhất
Tứ Diệu Đế
Bảng Chỉ Đường
Tha Lực hay Sự Giúp Đở Dọc Đường
Vai Trò của Một Vị Thầy
Tứ Như Ý Túc
2. Phương Pháp Tu Tập
Mục Tiêu, Cố Gắng và Buông Xả
Tu tâm
Phương Pháp Thiền Tập
Pháp lý Nintendo
Chấp Nhận
Không Nhìn Thấy Được Khổ Mới là Khổ
Tiếp Xúc Với cái Đau
Lạc Thọ, Khổ Thọ: Sự Tiến Triển
Tính Tự Nhiên và Sự Tu Tập
Trở Về Quê Xưa
Năng Lượng
Tuệ Giác
3. Giải Thoát Tâm Thức
Những Trở Ngại: Một Tấm Vải Dơ
Tư Tưởng
Quan Điểm và Ý Kiến
Lời Phán Xét Thứ 500
Tính Tự Phụ và Tâm So Sánh
Giải Thoát Những Cảm Xúc
Dùng Cây Dù Của Bạn
Sợ
Cám Ơn Sự Nhàm Chán
Tự ti
Tội Lỗi
Ganh Tỵ
Ham Muốn
4. Giải Thoát Tâm Thức
Cái Tôi và Bản Ngã
Cá Tính và Sự Chuyển Hóa
Khoa Tâm Lý Trị Liệu và Thiền Tập
Tâm Thiền Giả
5. Vô Ngã
Chòm Sao Vua
Sự Chào Đời của Ngã
Không Dù, Không Mặt Đất
Trở Về Con Số Không
Niềm Vui Sướng và Sự Vắng Lặng
6. Nghiệp Quả
Anh Sáng của Thế Giới
Nghiệp Qủa Tất Nhiên
Nghiệp Quả Tinh Tế
Si Mê, Gốc Rễ của Khổ Đau
Chánh Niệm, Gốc Rễ của Hạnh Phúc
Nghiệp Báo và Vô Ngã
Loài Thú
7. Thực Tập trong đời sống hàng ngày
An trung trong hiện tại
Tình thương và hiểu biết
Tâm từ
Tâm bi
Nghệ thuật truyền thông
Chia sẻ Phật pháp
Mối tương quan với Cha Mẹ
Chánh nghiệp
Học Văn Tự
Tính Khoi Hài
Đối diện với cái chết
Thiền quán Vipassana và Sự chết
Tâm từ và Cái chết
Vì lợi ích của tất cả
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi