Những Triết Gia Vĩ Đại - Socrate - Thích Ca - Khổng Tử - Jésus
Cuốn sách bạn đang cầm trong tay là bản Việt dịch từ phiên bản tiếng Pháp trong phần đầu Tập I thuộc bộ sách nhiều tập “Những triết gia vĩ đại (Les grands philosophes)” của giáo sư - nhà triết học Đức Karl Jaspers (1883 - 1969). Nội dung đề cập bốn nhân vật cổ đại đáng gọi tiêu biểu nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, với SOCRATE, THÍCH CA, KHỔNG TỬ và JÉSUS, mà tầm ảnh hưởng vẫn vang vọng mãi cho đến hôm nay, và có lẽ sẽ tiếp tục lâu dài đến tận mai sau nữa.
Theo Jaspers, bốn nhân vật tỏ rõ giá trị tột cùng của con người này đã có tác động cả về bề rộng lẫn chiều sâu, mà “về tầm ảnh hưởng trong không gian và thời gian là quá lớn đến nỗi nó thuộc về ý thức phổ quát của lịch sử”.
(Trích Giới thiệu)
———
Karl Theodor Jaspers là một nhà triết học Đức nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng trên các lĩnh vực thần học (théologie), tâm thần học (psychiatrie) và triết học hiện đại của thế giới. Ông thường được xem như đại diện chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh ở Đức, đã để lại cho đời khoảng 30 tác phẩm có giá trị. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu triết học trên thế giới đều thống nhất về vai trò to lớn của Jaspers đối với triết học thế giới nói chung, và triết học hiện sinh nói riêng.
Ý Niệm Đại Học - The Idea Of The University
"Ý niệm đại học" là một trước tác quan trọng của triết gia Karl Jaspers (Hà Vũ Trọng dịch, Mai Sơn hiệu đính). Bản dịch tiếng Việt có hai lời giới thiệu của hai học giả uy tín trong giới nghiên cứu triết học tại Việt Nam: một của Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn và một của Giáo sư Lê Tôn Nghiêm (1926-1993). Cả hai lời giới thiệu, ngay ở đầu đề, đã không ngần ngại khẳng định, rằng, Ý niệm đại học, đã và sẽ luôn “như một giá trị cốt lõi” và là “những mạch sống tinh thần của đại học”.
Tại sao đạt đến giá trị kinh điển và bằng những liều lượng kích thích tư duy nào mà cuốn sách, ra đời cách đây hơn 70 năm, của một triết gia hàng đầu ở phương Tây trong thế kỉ XX, Karl Jaspers (1883-1969), lại có thể mang đến cho hai độc giả thuộc hàng tinh hoa của Việt Nam, ở hai thời điểm có những biến động giáo dục đại học khác nhau (miền Nam trước 1975 và cả nước hiện nay), những thu nhận mang sức mạnh khai sáng và định hướng cho việc đề đạt tinh thần tạo dựng nền đại học Việt Nam đến vậy? Chúng tôi xin trích dẫn những đoạn trích mang thông điệp cốt lõi và đầy tâm huyết của Karl Jaspers về Ý niệm đại học:
"Trường đại học là nơi duy nhất mà nhờ sự nhượng bộ của nhà nước và xã hội nên bất kì giai đoạn nào cũng có thể trau dồi sự tự tri khả dĩ minh bạch nhất. Mọi người được phép tập hợp ở đây cho mục đích duy nhất là kiếm tìm chân lý. Vì đó là nhân quyền, nó cho phép con người được có mặt ở một nơi nào đó để theo đuổi chân lý một cách vô điều kiện và vì chính chân lý." (trích lời dẫn nhập)
"Ba điều được đòi hỏi ở một trường đại học: sự đào tạo chuyên môn, giáo dục con người toàn diện, nghiên cứu. Vì đại học đồng thời là một trường chuyên môn, một trung tâm văn hoá, và một học viện nghiên cứu. Người ta đã cố ép buộc đại học phải chọn giữa ba khả tính này. Họ đã hỏi thực sự chúng ta trông chờ đại học làm điều gì. Và họ bảo rằng bởi vì đại học không thể làm được mọi thứ nên nó phải quyết định chọn lựa một trong ba khả năng này. Thậm chí có người còn gợi ý rằng đại học như thế nên được giải thể, để thay thế bằng ba kiểu trường học đặc biệt: những học viện đào tạo chuyên môn, những học viện giáo dục phổ quát có thể bao gồm một đội ngũ nhân viên đặc biệt, và những học viện nghiên cứu. Tuy nhiên, trong ý niệm về đại học, ba điều này là thống nhất bền vững. Cái này không thể bị cắt lìa khỏi hai cái kia mà không phá huỷ bản chất trí tuệ của đại học, và không đồng thời tự làm nó thành què cụt. Cả ba là những thành tố của một toàn thể sống động. Cô lập chúng, tinh thần của đại học sẽ phân huỷ." (trang 100).
Đôi nét về tác giả
Karl Jaspers sinh ra ở Oldenburg, Đức vào năm 1883. Ông là triết gia đại diện tiêu biểu cho Chủ nghĩa Hiện sinh. Ông được xem là một trong những giáo sư vĩ đại nhất ở Đức, ông giảng dạy triết học tại Đại học Heidelberg từ năm 1921 cho đến khi bị Đức Quốc xã đình chỉ công tác vào năm 1937. Ông từ chối ủng hộ Hitler trong suốt chế độ Đức Quốc xã. Sau chiến tranh, ông tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Đại học vào năm 1945 và được bầu làm Thượng nghị sĩ danh dự của Đại học vào năm 1946. Từ năm 1948, ông là Giáo sư Triết học tại Đại học Basel, Thụy Sĩ.
Các tác phẩm khác của ông: Psychologie der Weltanschauungen (1919); Die geistige Situation der Zeit (1931), Existenzphilosophie (1938); Die Schuldfrage: ein Beitrag zur deutschen Frage (1946); và Der Philosophische Glaube (1948), Von der Wahrheit (1947).
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.