"Giá Ngày Tháng Ấy Có Người Hiểu Tôi..."
Những biến cố giống như giông tố, có người chống chọi bám rễ, có người bị bật gốc ngã đổ, chúng ta không mặc áo của người khác để thấu hiểu, rộng hay chật, dễ thở hay ngạt thắt. Đó chắc chắn là một thế giới ngang ngổn rất khác tưởng tượng, hoặc cũng có thể ngăn nắp bất thường, mà chúng ta không hình dung nổi, nếu chỉ đứng ngoài phán xét đoán mò, dù tò mò đến mấy.
Tác giả đưa người đọc chầm chậm bước vào những thế giới đó. Lần lượt lần lượt, những thế giới, mà cô ấy khóc òa khi bị bỏ rơi, anh ấy nhẫn nhục nắm chặt những ngón tay vì thất nghiệp, ai đó ám ảnh bởi những câu chuyện yêu thương vừa đổ gãy. Ai đó thất vọng gục ngã trong những thất bại sai trái, ai đó có một vết bầm trong tâm lý từ thuở ấu thơ. Ai đó trốn chui lủi thủi sau những trận đánh đập bạo hành giữa gia đình của họ. Ai đó nức nở vì một người thân đã qua đời... Những người đó đều có một thế giới riêng, nhưng họ đều nhìn đời bằng đôi mắt trầm cảm.
Hiểu người khác, suy cho cùng cũng là để hiểu chính mình. Hiểu mình hơn, để cảm thông hơn, với ai đó, có cuộc đời đen trắng, hoàn cảnh trải nghiệm, công việc sự nghiệp, kết cục tình cảm... không giống chúng ta. Hiểu để không một ai phải nói âm thầm khi đã rất tuyệt vọng và cô độc: “Giá ngày tháng ấy, có người hiểu tôi” nhưng, chúng ta bỏ qua họ như mây trôi gió thoảng. Hiểu để chúng ta không phải tiếc nuối đau khổ, vì mất đi một ai khi họ trầm cảm mà mình vô tâm, đừng đứng giữa một đám tang mới muộn màng cầu nguyện trong sự day dứt: “Giá mà người đó vẫn còn sống, như ngày hôm qua!”
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi