Lê La Cà Phê, Ngõ Hẻm Sài Gòn
Hẻm, chợ, cà phê vỉa hè nơi gắn bó với phận đời của bao con người sống ở Sài Gòn, nhất là dân nghè Dù là dân cố cựu hay người ngụ cư, đã được tác giả "vẽ" bằng những nét ký họa đơn giản nhưng hết sức chân thật, đầy trải nghiệm về những điều giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm. Sài Gòn, với tác giả, là nơi bao dung nhất cho những con người tứ xứ về đây. Họ mang cả quê hương, xứ sở trong chuyến ly hương: "Chợ gắn với đời sống, văn hóa của họ dù tha phương cầu thực. Họ lập chợ vì nhớ những món mang hồn cốt, hào khí quê hương một thuở."
Sài Gòn với tác giả, không phải là cuộc "cỡi ngựa xem hoa", không chỉ là "hòn ngọc Viễn Đông", mà sâu hơn tất thảy, nó như lời của sư cô Tuấn Liên chia sẻ: "Người dân ở đây còn có tâm tính tốt, rồi khi họ dọn đi, chủ nhà mới dọn đến cũng người thiện tâm. Nên phước lành vẫn còn lưu lại ở con hẻm. Dù kinh tế, cảnh quan của con hẻm có thay đổi nhưng tình người ở đây không hề đổi thay."
Người ta không chỉ đọc những dòng chữ, xem những bức ảnh bằng thị giác, mà còn có thể cảm nhận được mùi vị của quá khứ bằng khứu giác, âm thanh của ngày hôm qua bằng thính giá Và vậy là, sau khi lê la khắp các ngóc ngách Sài Gòn cùng tác giả, lật đến trang cuối, tiếng loạt soạt của trang sách khiến ta bừng tỉnh, nhưng trong lòng cứ vương vấn mãi những lời răn dạy của ông chủ Quán nghèo: "Hận mình thiếu may mắn nhưng phận nghèo chí không nghèo. Phú quý do trời ban. Đức độ lưu muôn phương."
- Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, báo Thanh niên -
Tranh Truyện Lịch Sử Việt Nam - Trần Hưng Đạo
Trần Hưng Đạo là vị Thống lĩnh quân sự tài ba trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1285 và 1287-1288). Dưới sự chỉ huy của ông, quân dân nhà Trần đã khiến đạo quân xâm lược mạnh nhất thế giới thời bấy giờ phải thu bại quân về nước. Tài năng và khí tiết của ông còn muôn đời lưu danh cho hậu thế...
Bố mẹ Dương Văn Nội quê ở Duy Tiên, Hà Nam nhưng chuyển lên sinh sống tại Hà Nội, làm nghề bốc vác ở ga tàu. Chứng kiến cảnh đánh đập, khủng bố dã man của phát xít Nhật với đồng bào ở nhà dầu Shell Khâm Thiên, Nội quyết định tham gia cách mạng để góp phần diệt phát xít Nhật, đánh đuổi thực dân Pháp.
Sau Cách mạng tháng Tám, anh gia nhập Đội Thiếu niên cứu quốc Thủ đô, làm liên lạc cho đại đội tự vệ Thăng Long. Một ngày, giặc Pháp mở trận càn lớn vào nơi đóng quân của đơn vị Nội. Trong tay chỉ có một cây súng trường đơn sơ, Dương Văn Nội đã chiến đấu ngoan cường, bắn hạ ba tên lính Pháp và anh dũng hi sinh khi vừa bước sang tuổi trăng tròn, “mới mười lăm xuân xanh” …
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi