Châm cứu: Phương Huyệt Hóa - Con đường khoa học hóa và hiệu quả
Châm cứu, một phương pháp trị liệu truyền thống lâu đời, ngày càng được nhiều người quan tâm và nghiên cứu ứng dụng. Nhu cầu hệ thống hóa và khoa học hóa châm cứu cũng từ đó được đặt lên hàng đầu. Trung Quốc, với bề dày lịch sử và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, trong đó nổi bật là việc "Phương huyệt hóa" các phác đồ trị liệu.
Phương Huyệt Hóa: Cách mạng trong ứng dụng châm cứu
Phương pháp Phương huyệt hóa mang đến nhiều lợi ích thiết thực:
Dễ dàng tiếp cận: Cho phép các thầy thuốc chưa có nhiều kinh nghiệm châm cứu có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng một số huyệt hiệu quả, mà không cần phải học hỏi quá nhiều kiến thức chuyên sâu.
Hiệu quả và dễ nhớ: Cách thức này giúp các phác đồ điều trị trở nên gọn gàng, dễ nhớ, dễ áp dụng hơn trong thực tế.
Linh hoạt và hiệu quả: Khi điều trị, dựa vào phương hướng điều trị cụ thể, thầy thuốc có thể dễ dàng lựa chọn phương huyệt phù hợp, giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Review nội dung:
Phương pháp Phương huyệt hóa được xem là một bước tiến quan trọng trong việc khoa học hóa châm cứu. Nó không chỉ đơn giản là một phương pháp điều trị, mà còn là một cách tiếp cận mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và ứng dụng châm cứu rộng rãi hơn trong cộng đồng.
Sách về Phương Huyệt Hóa sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bác sĩ, thầy thuốc, sinh viên y khoa và những người quan tâm đến lĩnh vực châm cứu.
Nói đến không khí, mọi người đều nghĩ đến chức năng của tạng Phế - theo Nội kinh: “Phế chủ khí”.
Theo Đông y, Phế không chỉ chủ về khí nhưng còn nhiều công dụng khác như: liên quan đến da lông (Phế chủ bì mao), liên quan đến mũi (Phế khai khiếu ở mũi)… với những lý luận cao sâu mà người xưa đã dày công nghiên cứu để lại.
Nói đến Đại trường, người ta cũng chỉ nghĩ đến “ruột già” như 1 cơ quan có tác dụng bài tiết các chất thải, phân từ trong cơ thể ra bên ngoài. Có lẽ ít người quan tâm đến sự liên quan giữa Phế - Đại trường theo quan niệm Biểu Lý của Đông y. Đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt. Thí dụ đối với Dưỡng sinh, người ta khuyên buổi sáng sớm là thời điểm rất thích hợp cho việc đại tiện. Tại sao vậy? Vì buổi sáng sớm 5-7 giờ là thời điểm của Phế khí. Khi Phế khí mạnh (theo vòng kinh khí tự nhiên) khí sẽ từ Phế chuyển xuống cho Đại trường (theo góc độ Biểu – Lý), sẽ giúp Đại trường tống phân và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, hợp với tự nhiên…
Nhằm thừa kế, phát triển những nét độc đáo của Đông y đối với Phế, chúng tôi trích dịch, chọn lọc ra trong kho tàng y học đông phương những khía cạnh liên quan đến Phế và Đại trường, cũng như những sự liên quan khác như với Thận, với Tâm… giúp ích không nhỏ trong việc phòng và điều trị bệnh hữu hiệu hơn.
Đông Y Ngoại Khoa Học
Bệnh học trong Đông y hầu như có đủ mọi khoa học trị bệnh, từ Nội, Ngoại, Thương, Phụ, Nam, Nhi, Ngũ quan… trong đó, môn Ngoại khoa được nghiên cứu thành một môn học chuyên biệt với tên “Ngoại khoa học”.
Một thầy thuốc lâm sàng có thể gặp rất nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau, không hẳn chỉ là Nội khoa, Phụ, Nam khoa… mà có thể đôi khi gặp những trường hợp cần xử lý bằng đắp thuốc, bôi thuốc, rửa, ngâm… với những kết quả rất đáng trân trọng, có khi còn tuyệt vời nữa.
Chỉ tiếc là môn Ngoại khoa học ít có sách và tài liệu phổ biến. Đa số các tài liệu về ngoại khoa lại là tiếng Trung. Và cũng ít thầy thuốc dịch sang tiếng Việt, cho nên việc tiếp cận với môn học này trở nên khó khăn và xa lạ với những người quan tâm, muốn nghiên cứu học hỏi chuyên sâu về môn học này
Hiện nay các bệnh về gan đang diễn ra rất phổ biến .Gan thực hiện hơn 500 chức năng sống khác nhau trong cơ thể con người. Nó bao gồm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng từ ruột , đào thải các chất độc hại có trong máu đi ra ngoài ,... Tóm lại, các chức năng của gan là vô cùng quan trọng. Thế nhưng do nhiều yếu tố khác nhau tác động vào gan làm gan có thể mắc nhiều bệnh khác nhau như : Viêm gan cấp và mạn tính , sơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ vv...
Để đáp ứng phần nào nhu cầu bảo vệ và chăm sóc gan, chúng tôi biên soạn tài liệu này với mục đích cung cấp thêm thông tin, cách quan tâm đến gan. Dù thiên về Đông y nhưng những tiến bộ tuyệt vời của Tây y trong lĩnh vực nghiên cứu , dinh dưỡng cũng được chúng tôi tận dụng để làm cho tài liệu được phong phú hơn.
Hy vọng tài liệu này sẽ có thể giúp ích cho độc giả khi cần tìm kiếm những thông tin về Gan.
Tim - tạng Tâm, được người xưa xếp vào loại quan trọng khi đặt tên là “quân chủ”. Bệnh Tim mạch hiện nay cũng được coi là bệnh có số lượng người mắc bệnh và gây tử vong cao. Tìm hiểu về Tâm tạng, tim mạch sẽ giúp chúng ta có được những hiểu biết về nhiều bệnh liên quan đến tạng Tâm, tim mạch... từ đó có thể giúp phòng và trị bệnh, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhiều tác giả Tây phương, khi nghiên cứu về Tạng tượng của Đông phương, đã dùng những từ ngữ của cơ thể học hiện đại để dịch nghĩa các Tạng phủ như: dịch chữ Can là The Liver, La Foie hoặc dịch Thận là The Kidneys, les Reins; lầm dịch là Heart, Coeur...
YHCT cho rằng, Tâm không những chỉ quản lý về sự tuần hoàn máu (Tâm chủ huyết mạch) mà còn có liên hệ với tinh thần con người (Tâm chủ thần minh, Tâm tàng thần) liên hệ đến mồ hôi (Mồ hôi là dịch của Tâm), biểu hiện nơi tiếng cười, khai khiếu ra ở lưỡi)...
Vì vậy khi bàn về YHCT, chúng tôi sẽ cố gắng “kết hợp” Đông Tây để cung cấp thêm những kiến thức về bệnh chứng có liên quan một cách sâu hơn.
Giới thiệu đôi lời về Lương Y Hoàng Duy Tân (Trong giới Ðông y ở VN hiện nay, lương y-bác sĩ Hoàng Duy Tân hiện ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, nổi tiếng là nhà nghiên cứu, viết sách, biên dịch các tác phẩm y học cổ truyền. Ðặc biệt, ông là một trong số ít những lương y có sáng kiến đưa công nghệ tin học vào “hiện đại hóa” nền y học cổ truyền, và là người đầu tiên ở Việt Nam lập website riêng về Ðông y).
Khi nói đến thận, nếu chỉ nhìn thấy 2 hình hột đậu màu nâu đỏ nằm ở 2 bên ngang lưng thì sẽ khó có thể hiểu được lý luận của Đông y.
Tai, xét về mặt giải phẫu, không có bất cứ sự liên hệ nào về thần kinh hoặc mạch máu, nhưng điều trị bệnh về tai như tai ù, điếc… Đông y Biện chứng về Thận (hỏa của Thận bốc lên, Thận hư yếu…) theo lý luận “Thận khai khiếu ở tai” có kết quả tốt.
Trong số 5 tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) thì tạng Thận có nhiều điều cần nghiên cứu, ứng dụng. Tuy nhiên, tài liệu viết chuyên sâu về tạng Thận lại quá ít, khó có thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu sâu về tạng Thận.
Vì vậy chúng tôi tổng hợp và giới thiệu những tư liệu liên quan đến Thận, dù không thể hết toàn bộ, nhưng cũng mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho những người quan tâm và nghiên cứu về Đông y.
Lục phủ ngũ tạng của Đông y vẫn là những đề tài hấp dẫn đối với những người yêu thích và muốn nghiên cứu về Đông y, vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu toàn bộ lục phủ ngũ tạng Đông y trong các tài liệu liên quan.
Nhắc đến Tỳ Vị , thường người ta chỉ nghĩ đến chức năng tiêu hoá , theo đó , thức ăn từ ngoài đưa vào dạ dày ( Vị ), được nghiền nát thành dưỡng chất , sau đó chuyển đi nuôi các cơ quan tạng phủ trong cơ thể . Nếu chỉ có như vậy thì quá đơn giản . Thế nhưng , nhiều loại bệnh xuất huyết ,chảy máu ,... khi điều trị , điều chỉnh ở Tỳ lại có kết quả hết sức tốt đẹp- đó là nhờ ý " Tỳ nhiếp huyết "....Như vậy , Tỳ Vị giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống mà ít người chú ý và biết đến. Nhiều góc độ khác nhau của Tỳ Vị được cả YHCT lẫn YHHĐ nghiên cứu rất sâu . Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết được những điều kỳ diệu này . Đơn giản nhất là chúng ta thiếu thông tin, thiếu tài liệu để nghiên cứu , học hỏi. Vì vậy , chúng tôi muốn dành nguyên chuyên đề để tìm hiểu sau và có hệ thống đối với Tỳ Vị để giúp người đọc dễ tra cứu , nghiên cứu khi cần . Chúng tôi chỉ nêu một số bệnh liên quan đến Tỳ Vị , các bệnh khác sẽ được giới thiệu chi tiết và đầy đủ hơn trong sách bệnh học chuyên đề về hệ tiêu hoá.
Đối với Tây y , việc bào chế thuốc thường có bài bản nhất định nên người học cũng dễ tiếp thu và thực hành . Ngược lại , bên Đông y từ trước đến nay thường dựa vào kinh nghiệm riêng . Gần đây , vì phải khẳng định thế đứng trong môi trường hòa nhập toàn cầu , các thầy thuốc Đông y bắt đầu quan tâm đến việc bào chế thuốc sao cho hợp với tiêu chuẩn quốc tế . Đã có nhiều đơn vị sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn tầm cỡ quốc tế . Và nghành bào chế học cũng dần được nâng cao hơn cho phù hợp với trào lưu hiện tại.
- Bước vào y học Đông phương, người đọc có cảm giác như bước vào “rừng y” mênh mông với những danh từ mang nhiều ý niệm trừu tượng hơn là thực tiễn như Âm dương, Ngũ hành, Tạng tượng... làm cho người đọc cảm thấy khó tiếp thu, khó chấp nhận.
-Tuy nhiên, các vấn đề này lại là những điều then chốt, là chìa khóa để mở cho chúng ta thấy được những cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của y học Đông phương. Vấn đề ở chỗ là làm sao cho người xem có thể cảm nhận được các cái hay, cái đẹp đó. Vì thế, cần phải đào sâu vào y lý của y học cổ truyền (YHCT)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi