Chuyện Làng Buông
Ai đó nói làng…vỡ. Tất cả đều sợ một ngày nào đó làng vỡ.
Nhưng vỡ là vỡ thế nào? Làng ấy tên Buông vì có ông thành hoàng lập nên làng có lối sống… buông. Buông lơi, buông rơi, buông bỏ, hay buông thả, hay buông…buông, thú vị nhất là chính người làng tự cho phép mỗi người muốn hiểu sao thì hiểu. Miễn là, người làng vượt qua thù hận, sự chen ngang, chèn dọc của cái ác, cái dối trá, cái áp đặt từ đâu đó những khuôn mẫu giời ơi và thói thóc mách đặt điều lắm chuyện. Miễn là, người làng nói đi nói lại, rốt cuộc vẫn xoắn nhau cái nghĩa, cái tình. Đói ăn nhưng người làng không chấp nhận đói tình. Những Mưa, Mây với Cát, bà Bẻm, Sướng, chú Làm, cô Tình, chú Quát, cô Chờ, chú Vung, cô Nỡm, chú Sỏi cô Ngàn, lão Cong, cô Vượt, ông Nồi, cô Xoan tất cả bện với nhau trong văn hoá làng thành sợi thừng thô mộc nhưng chỉ cần một mồi lửa là hừng hực cháy. Cái mồi lửa ấy trớ trêu thay lại chính là cái khát khao và thoả mãn tận cùng thể xác được thăng hoa không phải bởi tình yêu mà bởi tình thương.
“Gã không thể gạt phăng cái sự thật là đêm ở điếm canh gã như ngọn đuốc hực cháy. Không có tình thương với Mưa thì thể xác gã không thể tự bốc cháy như vậy. Tình thương! Đúng! Tình thương. Bắt đầu cứ thế đã. Cái thứ tình thương mà ai cũng nắm bắt rõ ràng, mà khó buông, khác với cái tình yêu mà đến bà Bẻm gần xuống lỗ rồi còn không hiểu là cái giống đếch gì, huống hồ gã, một thằng giai mới nhớn.
Buông! Buông! Buông! Thương! Thương! Thương!
Theo bản năng không ai mách bảo, dạy dỗ, gã như con chó lè lưỡi liếm khắp cơ thể của Mưa không phải như liếm thức ăn mà liếm…bạn tình. Liếm khắp. Liếm qua, liếm lại bất cứ chỗ nào. Không thấy dơ bẩn, không thấy mỏi lưỡi. Tình thương đấy. Vì tình thương mà thôi.”
Mất tình thương, làng mới thực sự vỡ.
Buông! Buông! Buông! Bỗng lắng lại tất cả thành: Boong! Boong! Như tiếng chuông chùa…
Én Ca.
Cá nuôi thiên hạ là con cá cơm. Cá cơm làm nước mắm cổ truyền. Cậu bé ấy sinh ra được đặt tên “Cá Cơm”. Cậu lớn lên khát vọng giữ nghề của cha ông, của quê hương cùng giấc mơ làm nước mắm ngon nhất nước. Cuộc đời cậu bầm dập với cái khát vọng ấy. Nhưng cậu không bỏ cuộc khi cậu nhận ra rằng cuộc chiến giữa nước mắm cổ truyền của làng quê của cậu với “nước chấm… công nghiệp” cũng mang danh “nước mắm”, chính là cuộc chiến sống còn giữa cái thật và cái giả. Cậu nhận ra rằng: “Chính cái nghèo, cái hèn có thể biến cái lưỡi của con người quen với cái giả, đến lúc nào đó khi đụng đến cái thật thì không còn cảm nhận được cái thật nữa. Cái thật sẽ chết!”
Điều cậu bất ngờ là những cuộc tình của những con người thuộc hai phe giành giật phần thắng cho “thật-giả” kia lại hoàn toàn thuộc về một cuộc chơi khác. Ở đó lại tít mù không bất cứ ranh giới nào mà chỉ còn trần trụi thân phận rất con người, mà phần “con” chính lại là phần mãnh mẽ nhất, bản năng nhất làm rung chuyển mọi ngóc ngách làm nên giá trị phần “người”. Và cuối cùng thì bài ca các cuộc tình-Én Ca không thể có đoạn kết, khi mà, trong mắt những người đàn bà đẹp, mọi sự “tình tang không logic” chính lại là kẻ chiến thắng mọi sự “tình tang logic”, những bản năng của những kẻ “săn tình vô danh”chính lại là kẻ chiến thắng những lập trình của những kẻ “săn tình danh giá”. Để rồi, những gã đàn ông dũng mãnh, tử tế, trong cuộc chiến “thật- giả” kia phải thú nhận trước những người đàn bà: Cơ thể chúng tôi chẳng có gì xứng đáng để Chúa lấy ra tạo nên người đàn bà hết. Ngược lại, Chúa tạo ra người đàn bà trước rồi lấy một phần cơ thể của người đàn bà tạo nên người đàn ông. Chúng tôi phải thừa nhận rằng, bất cứ phần cơ thể nào của người đàn bà cũng xứng đáng để tạo nên người đàn ông chúng tôi cả.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi