Thời Thơ Ấu
Macxim Gorki (1868 -1936) là nhà văn lớn của nước Nga, mở đầu trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông còn là nhà hoạt động văn hoá- xã hội nổi tiếng thế giới. Hy vọng THỜI THƠ ẤU sẽ làm hài lòng bạn đọc không chỉ các bạn nhìn thấy chính mình trong đó, quan trong hơn chính là bút pháp nghệ thuật điêu luyện của tác giả cuốn hút người đọc đến từng con chữ cuối cùng của tác phẩm.
Nhận định
"Đọc Thời thơ ấu các em sẽ thấy rằng tôi hoàn toàn là một con người nhỏ bé như các em, chỉ khác ở chỗ: ngay từ bé tôi đã duy trì được lòng ham muốn học tập và không sợ bất cứ thứ lao động nào.”
(M.Gocki)
"Chưa bao giờ chúng tôi đọc trong văn học Nga một tác phẩm nào hay hơn cuốn THỜI THƠ ẤU của anh...Chưa bao giờ anh khéo sử dụng nghệ thuật của mình một cách thành thạo như thế”
(R.Rolăng - nhà văn Pháp)
Bộ ba tác phẩm “Thời thơ ấu - Trong thế giới - Những trường đại học của tôi” đã ghi chép lại một cách vô cùng sinh động và đầy cảm xúc về những năm tháng tuổi thơ khốn khó và bất hạnh cùng quá trình trưởng thành gian khổ trong sóng gió cuộc đời nhà văn.
Bộ ba tự truyện: “Thời thơ ấu - Trong thế giới - Những trường đại học của tôi” cho người đọc thấy tuổi thơ nơi chớm nở của tình yêu cuộc sống nhiệt thành, quá trình trưởng thành gian nan trong hiện thực khắc nghiệt và bất hạnh của Maxim Gorky. Không chỉ vậy, đó còn là những thử thách khốc liệt đối với niềm tin và lý tưởng, những trở ngại lớn lao trên con đường tìm tòi học vấn.
Tác giả phác họa rất nhiều chân dung chỉ bằng vài nét rất chính xác và chan chứa tình người. Độc giả cảm động theo dõi số phận của cậu bé trong đời sống muôn màu muôn sắc của quần chúng cần lao Nga và hiểu được tác dụng của “các trường đại học trong cuộc sống” đối với một thiên tài.
Đây thực sự là một tuyệt tác về nghị lực sống và lòng hướng thiện.
Người Mẹ
Maxim Gorky (1868 - 1936), là “người đại biểu vĩ đại nhất của nền văn nghệ vô sản”. Trong số những tác phẩm của Maxim Gorky xứng đáng được xếp vào kho tàng văn học của nhân loại, trước hết phải kể đến hai cuốn tiểu thuyết: “Người mẹ” (1906-1907) và “Cuộc đời Klim Samgin” (1927-1936).
Ngoài tiểu thuyết ông còn sáng tác kịch, truyện ngắn và truyện dài với các tác phẩm tiêu biểu như vở kịch “Dưới đáy” (1902), cùng bộ tác phẩm truyện dài nổi tiếng khác như: “Thời thơ ấu” (1913-1914); “Kiếm sống” (1916); “Các trường đại học của tôi” (1913-1923).
"Người mẹ" là tác phẩm điển hình chiếm một vị trí đặc biệt không những trong sáng tác của nhà văn mà trong cả nền văn học thế giới thế kỷ XX. Tác phẩm có giá trị như một công trình nghiên cứu xuất sắc về phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng, về đời sống công nhân ở nhà máy lớn, về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư sản. Trong đó Paven là nhân vật tiêu biểu cho người chiến sĩ cách mạng vô sản, bà mẹ là hiện thân của quá trình giác ngộ cách mạng trong nhân dân. Ngay từ những năm 1930-1940, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Người mẹ" đã là cuốn sách gối đầu giường của biết bao thanh niên Việt Nam thuộc thế hệ cách mạng kháng chiến chống Pháp. Cuốn sách mang sức sống đấu tranh này đã trang bị một vũ khí tư tưởng vô địch cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động tấn công vào thành trì của bọn bóc lột.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.