The 1 New York Times bestseller: a brilliant account―character-rich and darkly humorous―of how the U.S. economy was driven over the cliff.
When the crash of the U. S. stock market became public knowledge in the fall of 2008, it was already old news. The real crash, the silent crash, had taken place over the previous year, in bizarre feeder markets where the sun doesn’t shine, and the SEC doesn’t dare, or bother, to tread: the bond and real estate derivative markets where geeks invent impenetrable securities to profit from the misery of lower- and middle-class Americans who can’t pay their debts. The smart people who understood what was or might be happening were paralyzed by hope and fear; in any case, they weren’t talking.
Cuốn sách là câu chuyện về tình bạn của hai nhà tâm lý học nổi tiếng Amos Tversky và Daniel Kahneman cùng hành trình khám phá, lý giải tâm lý con người của đôi bạn này. Trước đây, các nhà khoa học, nhà kinh tế học và nhà tiếp thị đều coi con người là những người có lý trí, có trí óc, có khả năng sử dụng dữ liệu cứng để đưa ra quyết định mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, bản năng hoặc niềm tin sai lầm. Song đôi bạn Kahneman và Tversky đã dành cả sự nghiệp của họ để chứng minh rằng điều chúng ta vẫn tin thực chất lại hoàn toàn trái ngược.
Trích đoạn:
Nói về thiên kiến xác nhận:
“Một tuyển trạch viên
quan sát cầu thủ sẽ có xu hướng hình thành ấn tượng ngay tức thì, trong khi các dữ liệu khác xung quanh có hơi hướng tự sắp xếp lại. “Tiên kiến xác nhận”, ông nghe nói nó được gọi như vậy. Tâm trí con người không giỏi nhìn nhận những thứ nó không muốn thấy và hơi quá háo hức muốn thấy những gì mình trông đợi. “Thiên kiến xác nhận là thứ âm ỉ sâu kín nhất bởi bạn còn chẳng biết nó đang diễn ra”, ông nói. Tuyển trạch viên sẽ chấp nhận quan điểm về một cầu thủ, sau đó sắp xếp bằng chứng để bảo vệ quan điểm đó. “Chuyện kinh điển”, Morey nói, “và chuyện này xảy ra suốt: Nếu không thích ai đó, anh sẽ nói chẳng có vị trí nào cho chàng trai ấy. Nếu thích cậu ta, anh sẽ nói cậu chơi được nhiều vị trí. Nếu thích một cầu thủ, anh so sánh hình thể cậu ấy với người giỏi. Còn nếu không ưa, anh sẽ so sánh cậu ta với một kẻ kém cỏi”. Dù một người có định kiến gì khi lựa chọn các cầu thủ nghiệp dư, anh ta đều có xu hướng bảo vệ nó, ngay cả khi nó chỉ đem lại điều tệ hại, bởi anh luôn mong định kiến đó được xác nhận.”
Nói về sự cảm tính của con người khi đánh giá người khác qua các buổi phỏng vấn tuyển dụng:
“Những khó khăn tiềm ẩn phát sinh trong lúc đánh giá người khác đã được nhà tâm lý học người Mỹ Edward Torndike mô tả vào năm 1915. Ông yêu cầu các sĩ quan Lục quân Mỹ đánh giá binh sĩ theo một đặc điểm thể chất nào đó (“hình thể” chẳng hạn) và sau đó đánh giá một tố chất trừu tượng hơn (“trí thông minh”, “khả năng lãnh đạo”…). Ông phát hiện ra rằng cảm xúc sinh ra khi đánh giá tiêu chí đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới tiêu chí thứ hai: nếu sĩ quan thấy một người lính có hình thể đẹp thì cũng sẽ thích các khía cạnh khác ở anh ta. Hoán đổi thứ tự đánh giá và vấn đề tương tự vẫn xảy ra: Nếu một người ban đầu được đánh giá xuất sắc thì sau đó sẽ được cho là mạnh mẽ hơn thực tế. “Rõ ràng sức lan tỏa của một phẩm chất chung tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận định về một khả năng đặc biệt và ngược lại”, Torndike kết luận; ông tiếp tục nói mình đã “bị thuyết phục rằng ngay cả một quản đốc, ông chủ, giáo viên hay một vị trưởng phòng rất có năng lực đều không thể xem cá nhân là một tổ hợp của các phẩm chất riêng biệt và gán cho mỗi phẩm chất một tầm quan trọng riêng, độc lập với những phẩm chất khác”. Bởi thế đã có một hiệu ứng ra đời và cho đến nay vẫn được gọi là “hiệu ứng lan tỏa”.”
Nói về niềm tin ở quy luật số nhỏ:
““Niềm tin ở quy luật số nhỏ” rút ra được các hàm ý của một lỗi tâm lý con người thường mắc – ngay cả những nhà thống kê được đào tạo. Mọi người nhầm lẫn một phần rất nhỏ của sự vật với tổng thể. Ngay cả các nhà thống kê cũng có khuynh hướng vội đưa ra kết luận từ số lượng bằng chứng ít ỏi. Amos và Danny lập luận rằng họ làm như thế do họ tin – ngay cả khi không nhận thức được niềm tin ấy – rằng bất kỳ mẫu nhất định nào của một tổng thể lớn cũng đều mang tính tiêu biểu cho tổng thể ấy nhiều hơn mức độ thật sự của nó.”
“Niềm tin vào quy luật số nhỏ: Đây là lỗi tâm lý mà Danny và Amos nghi ngờ có rất nhiều nhà tâm lý học phạm phải, vì chính Danny cũng từng như thế. Danny có cảm nhận về thống kê tốt hơn rất nhiều so với hầu hết nhà tâm lý học khác, hay thậm chí hơn đại đa số nhà thống kê. Nói cách khác, toàn bộ dự án có gốc rễ sâu xa từ những nỗi nghi ngờ của Danny về chính công trình nghiên cứu của mình, cùng với sự sẵn sàng, gần như hăng hái muốn tìm ra lỗi trong công trình đó của ông. Trong mối quan hệ cộng tác giữa họ, xu hướng tìm kiếm các lỗi do bản thân gây ra của Danny đã trở thành chất liệu tuyệt vời nhất. Vì không chỉ có Danny mắc những lỗi đó: Mọi người đều phạm phải. Đó không chỉ là vấn đề cá nhân; nó là một lỗi nhỏ trong bản chất con người. Chí ít, đó là nghi ngờ của họ.
Bài kiểm tra họ tiến hành với các nhà tâm lý học đã xác nhận nghi ngờ đó. Khi tìm cách xác định liệu cái túi mình cầm có chứa nhiều phỉnh đỏ hơn không, các nhà tâm lý học có khuynh hướng rút ra những kết luận bao quát sau khi chỉ rút ra vài phỉnh. Khi tìm kiếm chân lý khoa học, họ dựa quá nhiều vào may rủi. Hơn nữa, vì đặt quá nhiều niềm tin vào sức mạnh của các mẫu nhỏ, họ có khuynh hướng hợp lý hóa bất cứ thứ gì mình phát hiện ra ở đó.”
Nói về quy luật hoàn tác của tâm trí con người:
“Lúc này đây, Danny có một ý tưởng rằng có thể tồn tại một kinh nghiệm cảm tính thứ tư – để bổ sung vào tính hiện hữu, tính tiêu biểu và neo giữ. Sau này ông gọi nó là “kinh nghiệm cảm tính mô phỏng” và nó là tất cả sức mạnh của các khả năng không có thực gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí con người. Trong cuộc sống, con người dựng lên các mô phỏng về tương lai. Chuyện gì sẽ xảy đến nếu tôi nói ra những điều mình nghĩ thay vì giả vờ đồng ý? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ chuyền bóng cho tôi và nó nảy qua giữa hai chân? Sẽ thế nào nếu tôi từ chối đề nghị của họ thay vì đồng ý? Họ dựa vào phán đoán và quyết định như một phần của các kịch bản tưởng tượng này. Nhưng không phải kịch bản nào cũng dễ tưởng tượng như nhau; chúng miễn cưỡng, rất giống cách tâm trí con người tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải “xóa bỏ” một bi kịch nào đó. Hãy khám phá các quy luật tinh thần mà tâm trí tuân thủ vào lúc nó xóa bỏ các sự kiện đã rồi, bạn sẽ có thể nhận biết cách nó mô phỏng thực tế trước lúc xuất hiện.”
“Sự hối tiếc là cảm xúc phản thực tế rõ ràng nhất nhưng nỗi thất vọng và lòng đố kỵ đều thể hiện các đặc tính bản chất của hối tiếc. “Các cảm xúc về khả năng không có thực”, Danny gọi chúng như thế trong một lá thư gửi Amos. Những cảm xúc này có thể được mô tả bằng phép tính đơn giản. Cường độ của chúng, Danny viết, là tích số của hai biến: “mong muốn thay thế” và “khả năng thay thế”. Những trải nghiệm dẫn tới sự hối tiếc và thất vọng không phải lúc nào cũng dễ dàng xóa bỏ. Những người thất vọng cần hoàn tác một đặc tính nào đó trong môi trường của mình, trong khi những kẻ hối tiếc cần xóa bỏ các hành động của bản thân. “Dù vậy, các quy tắc cơ bản của việc hoàn tác được áp dụng tương tự cho sự thất vọng và nỗi hối tiếc”, ông viết. “Chúng đòi hỏi một con đường mòn ít nhiều hợp lý để dẫn tới tình trạng thay thế”.
Đặc điểm nổi bật:
- Cuốn sách mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ về tâm lý con người. Nếu như trước đây, chúng ta vẫn dựa vào xác suất, thống kê, dữ liệu để dự báo, đưa ra quyết định cho các vấn đề khác nhau trong cuộc sống, thì hai nhà tâm lý học trong cuốn sách lại chỉ ra rằng: dù có sử dụng dữ liệu nhiều đến đâu, con người vẫn luôn bị chi phối bởi cảm xúc, đặc biệt là trong những điều kiện không chắc chắn.
- Bằng lối kể chuyện mượt mà, lôi cuốn, tác giả đã vẽ nên câu chuyện tình bạn tuyệt đẹp của hai nhà tâm lý học lỗi lạc trên hành trình đi tìm lời giải cho tâm lý con người. Tác giả đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết về con người, tính cách cũng như cách ứng xử của hai nhà tâm lý học này, để từ đó độc giả thêm hiểu về lý do tại sao họ lại đến với tâm lý học và bước trên hành trình đặc biệt này.
- Cuốn sách không chỉ kể chuyện mà còn đưa ra nhiều học thuyết thú vị về tâm lý con người, nhiều trong số đó sẽ khiến chúng ta bất ngờ, ngạc nhiên bởi từ trước đến nay ta vẫn mặc định coi đó là điều bình thường. Những câu chuyện về các thí nghiệm tâm lý của hai nhà nghiên cứu trong cuốn sách cũng giúp độc giả hiểu biết thêm về khía cạnh tâm lý của con người – một lĩnh vực vô cùng khó và mênh mông cho đến tận ngày nay.
Về tác giả:
MICHAEL LEWIS là một tác giả và nhà báo tài chính người Mỹ. Ông cũng là biên tập viên đóng góp cho Vanity Fair từ năm 2019, chủ yếu viết về kinh doanh, tài chính và kinh tế. Ông nổi tiếng với các tác phẩm phi hư cấu, đặc biệt là đề cập đến các cuộc khủng hoảng tài chính và tài chính hành vi. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như The Fifth Risk, Flash Boys (Cuộc nổi dậy ở Phố Wall), Moneyball và The Big Shot (Bán khống) đều nằm trong danh sách bán chạy của Mỹ.
ĐIỀM BÁO VÀ SỨ MỆNH
COVID-19 THỬ THÁCH CHÍNH PHỦ & NGƯỜI DÂN NHƯ THẾ NÀO?
Trong tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đang căng thẳng, việc xuất bản Điềm báo và sứ mệnh thực sự mang tính thời sự và cần thiết. Cuốn sách là những câu chuyện về những khó khăn và nỗ lực của các chuyên gia y tế Hoa Kỳ trong việc phòng chống và ứng phó với dịch bệnh. Vì vậy, bạn sẽ thấy chúng trở nên gần gũi và hiểu nhiều hơn về những gì đang xảy ra tại Việt Nam.
Với lối viết rất cuốn hút của tác giả Michael Lewis, những câu chuyện về chính sách và chiến lược phòng chống đại dịch không hề khô khan, mà có một sức hấp dẫn đặc biệt. The Premonition: A Pandemic Story - Điềm báo và sứ mệnh dẫn dắt người đọc đi qua toàn bộ hệ thống y tế công của Hoa Kỳ trong quá trình chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Vai trò và câu chuyện của mỗi cá nhân trong suốt quá trình này được tác giả kể theo lối đan xen, đầy kịch tính và vô cùng lôi cuốn. Người đọc có thể thấy thất vọng với nhà chức trách vì đã chậm trễ ra quyết định giãn cách xã hội, chần chừ xét nghiệm trên diện rộng hay thờ ơ trước lời cảnh báo từ các nhà chuyên môn, nhưng người đọc cũng sẽ được truyền động lực và cảm hứng trước tinh thần dũng cảm tiên phong, cống hiến hết mình để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các nhân viên y tế, sự kết nối chặt chẽ giữa những con người xa lạ nhưng có chung mục tiêu đẩy lùi bệnh dịch.
"Đầy sống động và ấn tượng... Đây là một trong số những cuốn sách hiếm hoi đã thâu tóm và nhận diện chính xác cả một thời kỳ... Nếu bạn muốn hồi tượng lại thập niên 1980 sôi nổi, hãy đọc Trò bịp trên phố Wall."
(Fortune)
Trò bịp trên phố Wall là hồi ký của Michael Lewis về bốn năm làm việc tại Hãng đầu tư Salomon Brothers, từ một thợ học việc non nớt đến một nhà buôn trái phiếu thành đạt, làm ra hàng triệu đô-la cho hãng và kiếm tiền từ cuộc đổ xô “tìm vàng” thời hiện đại.
Cuốn sách ghi lại giai đoạn đỉnh điểm của những năm điên cuồng và đầy biến động đó - một cái nhìn hậu trường trong một thời kỳ khác thường và hỗn loạn của nền kinh tế Mỹ. Bằng hiểu biết sâu rộng và những lý giải hài hước của người trong cuộc, Lewis miêu tả khoảng thời gian từ 1984 đến cuộc khủng hoảng 1987 như một thời kỳ mà lòng tham quá quắt và phương cách làm giàu vô nhân đạo chưa từng thấy thống trị thị trường.
Bán khống - Thảm họa kinh tế đậm chất tài chính nhất trong lịch sử phố Wall - cuốn sách kinh điển về quản trị đưa ra cái nhìn sâu sắc về vị thế của những ông lớn và những gã đầu cơ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Khi tin tức vế sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào cuối năm 2008 được công bố, nó đã gây ra một cú sốc lớn đối với nền kinh tế Mỹ cũng như nhiều người dân, nhưng với những nhà hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia phân tích tài chính, đó đã không còn là tin mới. Sự khủng hoảng thực sự đã diễn ra thầm lặng từ năm trước đó trong các thị trường ngách, nơi mặt trời không chiếu đến, nơi Ủy ban Chứng khoán & Hối đoái Mỹ không dám, hay không buồn rờ tới. Đó là các thị trường phát sinh từ bất động sản, trái phiếu, nơi các gã lập dị chế ra những loại cổ phiếu bền vững, kiếm lời từ sự khốn khổ của các tầng lớp dưới và trung bình của Mỹ, những người không trả nổi những khoản nợ của họ. Những kẻ đủ thông minh để hiểu chuyện gì đang xảy ra thì tê liệt trong hy vọng hoặc nỗi sợ hãi, và dù là trường hợp nào thì họ cũng đã không nói ra sự thật. Câu hỏi mấu chốt đặt ra là:
Những kẻ nào đã biết được sự rủi ro tồn tại trong ảo tưởng về mức tăng không ngừng của giá bất động sản, những rủi ro tăng lên từng ngày bởi sự hình thành các trái phiếu nhân tạo với cơ sở lỏng lẻo là các tài sản thế chấp đáng ngờ?
Những phẩm chất nào khiến số ít này khăng khăng giữ lập trường, trong khi đồng nghiệp và bạn bè cười nhạo họ là những gã nhát cáy?
Từ một nhúm những gã chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm ấy, Michael Lewis, tác giả cuốn sách từng đứng đầu trong danh sách New York Times Best-sellers, Trò bịp trên phố Wall, đã viết nên một câu chuyện hấp dẫn và khác thường, chẳng kém gì những tác phẩm trước đây của ông, Bán khống - Thảm họa kinh tế đậm chất tài chính nhất trong lịch sử phố Wall. Cuốn sách một lần nữa chứng minh rằng Michael Lewis là phóng viên thời sự tài năng và hài hước hàng đầu hiện nay khi có thể nói về một thảm họa kinh tế với giọng văn cực kì nhẹ nhàng. Câu chuyện “kinh thiên động địa” nơi phồn hoa nhất của thế giới qua cách miêu tả đầy nghệ thuật của Michael Lewis không chỉ đem đến cho bạn những kiến thức quý báu mà còn là một cuốn sách kinh doanh tuyệt vời để giải trí.
The Premonition - A Pandemic Story
A SUNDAY TIMES AND NEW YORK TIMES BESTSELLER
'Superb ... It is tremendous fun, tremendously told' The Times
'A fluid intellectual thriller' Daily Telegraph
From the global bestselling author of The Big Short, the gripping story of the maverick scientists who hunted down Covid-19
'It's a foreboding,' she said. 'A knowing that something is looming around the corner. Like how when the seasons change you can smell Fall in the air right before the leaves change and the wind turns cold.'
In January 2020, as people started dying from a new virus in Wuhan, China, few really understood the magnitude of what was happening. Except, that is, a small group of scientific misfits who in their different ways had been obsessed all their lives with how viruses spread and replicated - and with why the governments and the institutions that were supposed to look after us, kept making the same mistakes time and again.
This group saw what nobody else did. A pandemic was coming. We weren't prepared.
The Premonition is the extraordinary story of a group who anticipated, traced and hunted the coronavirus; who understood the need to think differently, to learn from history, to question everything; and to do all of this fast, in order to act, to save lives, communities, society itself. It's a story about the workings of the human mind; about the failures and triumphs of human judgement and imagination. It's the story of how we got to now.
'Lewis is a master of his form' Sunday Times
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.