Thú Tội: Báo Thù Từ Cõi Âm
Một câu chuyện tâm lý kinh dị đầy ám ảnh và bất ngờ
Moriguchi, một giáo viên cấp hai đồng thời là bà mẹ đơn thân của một cô gái 4 tuổi, đang phải đối mặt với nỗi đau tột cùng khi con gái cô - đứa con gái bé bỏng, đáng yêu của cô - được phát hiện đã chết trong bể bơi trường học. Cảnh sát kết luận đây là một tai nạn thương tâm. Tuy nhiên, Moriguchi, bằng trực giác của người mẹ, tin rằng con gái mình đã bị sát hại. Và cô tin tưởng rằng kẻ giết người chính là một người trong lớp học mà cô phụ trách.
Nỗi đau và sự phẫn uất dâng lên, Moriguchi quyết định tự mình tìm ra sự thật và trả thù cho con gái. Cô lên kế hoạch báo thù đầy nguy hiểm, âm thầm theo dõi từng cử chỉ, hành động của những học sinh trong lớp, từng bước hé lộ những bí mật đen tối ẩn giấu sau lớp vỏ bọc ngây thơ của họ.
Review sách: Sự kết hợp hoàn hảo giữa tâm lý và kinh dị
"Thú Tội" là một cuốn sách đầy ám ảnh, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi những trang sách cho đến khi câu chuyện kết thúc. Tác giả đã khéo léo lồng ghép những yếu tố tâm lý phức tạp vào bối cảnh kinh dị ly kỳ, tạo nên một câu chuyện gây bất ngờ và thuyết phục.
Tác phẩm mang đến một cái nhìn sâu sắc về tâm lý của một người mẹ bị tổn thương, sự phẫn uất và lòng khao khát báo thù đã thôi thúc Moriguchi làm những điều không thể tưởng tượng.
**Những điểm nổi bật của "Thú Tội":**
* **Câu chuyện ám ảnh:** Với những tình tiết bất ngờ và ly kỳ, "Thú Tội" khiến người đọc không thể ngừng suy ngẫm về tâm lý của các nhân vật và sự thật đáng sợ đằng sau sự việc.
* **Nhân vật phức tạp:** Moriguchi là một nhân vật đầy nội tâm và phức tạp. Cô vừa là một người mẹ yêu thương con gái vô bờ bến, vừa là một người phụ nữ bị tổn thương sâu sắc. Sự thay đổi của cô từ một người phụ nữ bình thường trở thành một kẻ báo thù đầy quyết định là một điểm nhấn thu hút người đọc.
* **Giọng văn sắc bén, dồn dập:** Giọng văn của tác giả đầy hấp dẫn, giữ người đọc trong tình trạng căng thẳng và bất an cho đến trang cuối cùng.
**"Thú Tội" là một cuốn sách đáng đọc cho những ai yêu thích thể loại tâm lý kinh dị. Tác phẩm hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những giây phút thú vị và không kém phần ám ảnh.**
**"Một câu chuyện tâm lý kinh dị, ớn lạnh, thuyết phục, gây bất ngờ không chỉ một lần...Day dứt, tàn nhẫn và choáng váng." - WALL STREET JOURNAL**
**"Cuốn sách đáng đọc này vừa tăm tối, gây xáo động và biết đánh lừa độc giả, với giọng văn sắc bén, dồn dập, mỗi chương đều đưa người đọc tới tận cùng căng thẳng." - TORONTO STAR**
Mảnh Vỡ
“Một cô bé nơi thị trấn vùng quê tự sát giữa biển bánh vòng.
Họ bảo em là thiếu nữ đẹp như người mẫu.
Nhưng tôi nghe nói em mập nhất trường…”
Tachibana, một bác sĩ tại một bệnh viện thẩm mỹ, được người bạn thân cũ hồi đi học của cô ấy – người đang muốn giảm cân – ghé thăm để xin tư vấn. Trong buổi tư vấn đó, họ tình cờ chia sẻ cho nhau câu chuyện về một người bạn khác của họ ở trường tiểu học, Yokoami. Cô ấy có một cô con gái bỏ học giữa chừng và đã tự kết liễu cuộc đời ngắn ngủi của mình trong căn phòng vương vãi những chiếc bánh rán vòng rắc đường thơm ngọt…
Tại sao cô bé đó lại có quyết định dại dột đến vậy?
Liệu cô bé có đang bị mẹ mình ngược đãi, bị ép ăn quá nhiều bánh vòng đến béo không nhận ra?
Hay điều ngược lại mới là sự thật, chính những chiếc bánh vòng lại là người bạn nâng đỡ những thương tổn và đưa cô bé đến chân trời hạnh phúc?
Những mảnh vỡ tưởng chừng như rời rạc được góp nhặt từ những câu chuyện quá khứ và hiện tại chồng chéo nhưng khớp nhau đến ngạc nhiên, đã vẽ lên bức tranh tổng thể về đời sống xã hội Nhật Bản, nơi chủ nghĩa ngoại hình được tôn vinh và con người quên đi những giá trị thực, lòng trắc ẩn cũng như hạnh phúc giản đơn. Suy cho cùng, vẻ đẹp ngoại hình không bất biến cả đời. Có những thứ sẽ dần hao tổn như làn da đàn hồi hay mái đầu óng ả, và cũng có những thứ sẽ thừa ra như bụng và eo, lưng và bắp tay, hết chỗ này đến chỗ nọ. Hãy cứ thoải mái với những gì mình có, đừng để người khác đặt ra tiêu chuẩn cho bản thân mình.
Về tác giả:
Minato Kanae (sinh năm 1973) là nữ tác giả chuyên về tiểu thuyết tâm lý nổi tiếng của Nhật. Bước vào nghiệp viết khá muộn (khi đã sang tuổi 30), nhưng nhờ tài năng viết lách và những góc nhìn đa chiều về cuộc sống, bà đã mang đến cho chúng ta những tác phẩm xuất sắc, cũng như giành được nhiều thành tựu đáng chú ý.
Bà cũng là fan của các tác giả trinh thám kỳ cựu khác như Leblanc, Agatha Christie của phương Tây, hay Edogawa Ranpo, Miyuki Miyabe và cả Higashino Keigo của Nhật Bản.
Một số trích dẫn hay trong sách:
- “Nhưng không vì vậy mà con người ta không bị trêu chọc khi trở về quê hương. Bởi những ấn tượng mới sẽ ghi đè lên quá khứ. Xấu xa nhất là những kẻ mặc cho kí ức dừng mãi ở lúc đối phương ra đi, để dẫu bao năm tháng đã qua, vẫn đối xử với họ bằng những ấn tượng xưa cũ. Bởi những kẻ đó, đặc biệt là bọn quen được chiều chuộng không thèm chấp nhận bản ghi đè…”
- “À không, cháu không bị dị ứng. Chẳng là cháu không ăn gluten. Cháu sẽ ăn pudding hoa quả. Cái này tuy cũng có sữa nhưng cháu vẫn cần trứng và đường. Đã thế còn có vitamin. Gọi cái này chuẩn rồi... Mà người như cô cũng ăn bánh ngọt sao? Cháu tưởng cô chỉ sống bằng sinh tố rau củ và nước hoa quả lên men cơ. Hay cô đang ép mình cho hợp với cháu?”
- “Quả thực bài học đạo đức “Ngưng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài” đã được dạy hàng chục, hàng trăm năm nay, nhưng giá trị quan đâu dễ đổi thay đến thế. Nếu có thay đổi thì họa chăng là quan niệm về đẹp trai và xinh gái. À, người ta không nói là “đẹp trai” nhỉ. Soái ca? Vậy là cách để gọi nam thanh nữ tú đã thay đổi, nhưng quan niệm về xấu xí thì thời nào cũng giống nhau.”
- “Tại sao em nghĩ vậy à? Này nhé, chị Shiho lo lắng quá mức về chuyện chị ấy béo. Nỗi lo mà như nỗi sợ. Ngay cả với lời của người bà bị sa sút trí tuệ, chị ấy cũng phản ứng dữ dội và lâm vào hoảng loạn. Vậy tức là, chị ấy từng hạnh phúc nhờ dáng dấp thanh mảnh phải không? Em cảm giác chị ấy đang bị ám ảnh bởi một nỗi bất an, rằng “Chồng thích mình khi thon thả, nên lỡ mình béo lên, có khi nào anh ta sẽ ghét mình? Có khi nào mái ấm hạnh phúc của mình sẽ tan thành mây khói?””
- “Không cho trẻ thứ chúng ghét nhưng ngược lại, chỉ cho trẻ thứ chúng thích mới là vấn đề. Cứ cho con trẻ thật nhiều thứ mà chúng thích ư? Nếu là món xúp hay salad dùng ba mươi loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thì tôi không ý kiến gì. Nhưng nếu không phải vậy và từ đó sức khỏe của trẻ có nguy cơ bị tổn hại, tôi không thể coi đó là cho trẻ ăn uống. Ngược lại, tôi coi đó là ngược đãi.”
- “Cân nặng dễ tăng cũng dễ giảm. Ngày nay, không phải người gầy sẽ gầy cả đời, không phải người béo sẽ béo cả đời. Trong các yếu tố của cơ thể, cân nặng là yếu tố bất định nhất.”
- “Thiết nghĩ rất nhiều người biết về sự hiện hữu của tiếng nói tâm hồn, nhưng lại không nhận ra tiếng nói của cơ thể. Tiếng nói của tâm hồn là đứa nhõng nhẽo và lười biếng. Ít nhất thì với tôi là vậy. Đôi khi ta cần lắng nghe nó, nhưng quả thực chỉ “đôi khi” là đủ.”
- “Trêu đùa” không thể gọi là “trêu đùa” nếu bên bị trêu không thấy lợi lộc gì. Nếu chỉ có những kẻ trêu chọc tìm thấy thỏa mãn khi buông mấy câu hay hớm, đó gọi là bắt nạt. Vì chúng sẵn sàng chà đạp lên tôn nghiêm của người khác để nuông chiều cảm xúc của bản thân. Rõ ràng phải không ạ?”
- “Đầu tiên tôi xin phép được nói về một lý nếu tất cả mọi người nhìn vào nội tâm, thay vì bề ngoài của người khác để đánh giá. Cao thấp, béo gầy, mắt to mắt híp, mũi cao mũi tẹt, tất cả đều là những nét riêng của vẻ bề ngoài. Việc lấy chúng để xét đoán nội tâm người khác là hành động nông cạn. Nhưng làm gì có chuyện ta thật lòng nghĩ thế phải không?”
- “Vẻ đẹp ngoại hình không bất biến cả đời. Có những thứ sẽ dần hao như làn da đàn hồi hay mái đầu óng ả, và cũng có những thứ sẽ thừa ra như bụng và eo, lưng và bắp tay, hết chỗ này đến chỗ nọ.
- “Các mảnh ghép “bản thân” khớp với nhau, tạo nên gia đình, làng xóm, cứ thế biến thành một mảng của bức tranh. Nhưng không phải các mảnh ghép đều thuận lợi khớp với nhau. Trong bức tranh trường học và bức tranh nơi làm việc, không hiểu sao chỉ có mảnh của mình là trồi lên. Có lẽ bức tranh đó không có chỗ cho mình. Nhưng dẫu vậy, cũng không dễ mà tìm được một bức tranh khác.”
Emily, Sae, Maki, Akiko, Yuka – năm cô bé cùng nhau đến trường chơi bóng chuyền song chỉ có bốn về được nhà, với tư cách là bốn nhân chứng của một vụ giết người tàn nhẫn gây chấn động.
Nhưng trở về an toàn không có nghĩa là bình an sống tiếp.
Trước bốn lời khai như một: “không nhớ rõ mặt hung thủ”, người mẹ mất con gái đã phẫn nộ gieo vào đầu bốn cô bé lời nguyền rủa độc địa – bước ngoặt lái bốn số phận mới chớm thành hình vào bốn ngã rẽ bất hạnh khác nhau:
“Hãy tìm ra hung thủ trước khi quá thời hạn khởi tố. Nếu không làm được điều đó, hãy tìm ra cách chuộc tội khiến tao có thể chấp nhận. Còn nếu không làm được một trong hai điều trên tao sẽ trả thù chúng mày.”
“Căng thẳng từng chữ, đồng thời cũng lay động từng dòng… Minato đã khéo léo viết nên một câu chuyện ớn lạnh của bi kịch, tội lỗi và sự chuộc tội.” - Publishers Weekly
Thiếu Nữ (Shoujo)
Tôi muốn nhìn thấy xác chết... Tôi muốn chứng kiến cái chết... Tôi muốn giác ngộ về cái chết...
Sau khi cùng nghe lời kể có phần hơi khoe khoang về việc đã được chứng kiến cái chết của người bạn thân nhất từ một học sinh chuyển trường, Yuki muốn nhìn thấy khoảnh khắc một người chết đi chứ không phải một cái xác; còn Atsuko từng nghĩ đến việc tự tử, thì cho rằng khi nhìn thấy một xác chết, cô có thể giác ngộ về cái chết và trở nên mạnh mẽ hơn. Thế là hai cô gái lần lượt đi làm tình nguyện viên ở viện dưỡng lão và khoa Nhi trong bệnh viện mà không nói cho người kia biết, hòng mong được chứng kiến giây phút lâm chung của một ai đó.
Thiếu nữ mô tả kỳ nghỉ hè chấn động của các nữ sinh lớp 11 muốn khám phá cái chết. Câu chuyện thực sự gây lay động bởi những trang viết đầy hồi hộp và xúc động về gia đình, tình bạn, tình yêu.
Về tác giả:
Minato Kanae
Tác giả tiểu thuyết Nhật Bản, sinh năm 1973 tại Hiroshima. Năm 2007, với truyện ngắn Kẻ truyền đạo bà đã giành được giải Tác giả tiểu thuyết trinh thám mới lần thứ 29. Năm 2008 bà viết tác phẩm đầu tay Thú tội với chương đầu chính là truyện ngắn Kẻ truyền đạo, đứng vị trí thứ nhất trong Bảng xếp hạng top 10 truyện trinh thám của tuần báo Bunshun, sau đó giành được giải Booksellers’ Award lần thứ 6. Đến năm 2014, Thú tội lại được tờ Wall Street Journal của Mỹ chọn làm một trong 10 tác phẩm trinh thám xuất sắc nhất. Năm 2012, truyện ngắn Sao trên mặt biển trong tập truyện Vọng hương của bà đã nhận giải Hiệp hội tác giả truyện trinh thám Nhật Bản lần thứ 65 trong hạng mục truyện ngắn. Năm 2016, tiểu thuyết Utopia của bà nhận giải Yamamoto Shugoro lần thứ 29.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.