Tập 1 – Vụ án:
Giới truyền thông vào cuộc, khơi sóng ngầm thành bão tố. Một kế hoạch đen tối được ấp ủ. Những cơn ám ảnh điên cuồng sản sinh ra thứ tội lỗi dị thường. Nạn nhân mới xuất hiện. Rồi một người nữa… Trường học đã bị vấy bẩn, còn những kẻ mang danh “người lớn” thảy đều bất lực trước vòng xoáy bi kịch nối tiếp miên man.
Tại sao cậu ấy lại chết? Là tự sát, hay bị giết hại? Một đứa trẻ khác quyết định sẽ tự mình tìm ra sự thật.
Tác giả
Năm 1987 bà nhận giải All Yomimono dành cho tác giả trinh thám mới với tác phẩm Tội ác của người hàng xóm; năm 1989, nhận giải Trinh thám ly kỳ Nhật Bản với Ma thuật thì thầm; năm 1992, nhận giải của Hội nhà văn trinh thám Nhật Bản với Rồng say ngủ và giải Văn học Yoshikawa Eiji dành cho tác giả mới với Chuyện kỳ lạ ở Honjo Fukagawa; năm 1993, nhận giải Yamamoto Shugoro với Kasha; năm 1997, nhận giải SF Nhật Bản với Vụ án dinh thự Gamo; năm 1999, nhận giải Naoki với Lý do; năm 2001, nhận giải đặc biệt giải Văn hóa xuất bản Mainichi với Tội phạm sao chép.
Ngụy Chứng Của Solomon - Tập 2: Quyết Định
Hai người bạn cùng lớp chết không rõ ràng. Giới truyền thông đưa tin đầy thiên kiến. Thầy cô bỏ mặc học sinh, tìm mọi cách để lấp liếm và xoa dịu tình hình. Ở thế giới bên kia, Kashiwagi Takuya đang cất giữ bí mật gì? Khi tất cả còn chìm trong màn sương dối trá mịt mờ, làm sao chúng ta có thể ngang nhiên sống tiếp và tiến về phía trước?
Theo lời kêu gọi của Fujino Ryoko, một “phiên tòa nội bộ trường” đã được lập ra bởi những học sinh đồng chí hướng, với mục đích duy nhất: truy tìm sự thật về cái chết của Kashiwagi Takuya.
Cuộc đọ sức nảy lửa giữa công tố viên và luật sư biện hộ bắt đầu…
Miyabe Miyuki sinh năm 1960 tại Tokyo. Bà là thành viên của Hội nhà văn trinh thám Nhật Bản và Câu lạc bộ nhà văn SF Nhật Bản.
Năm 1987 bà nhận giải All Yomimono dành cho tác giả trinh thám mới với tác phẩm Tội ác của người hàng xóm; năm 1989, nhận giải Trinh thám ly kỳ Nhật Bản với Ma thuật thì thầm; năm 1992, nhận giải của Hội nhà văn trinh thám Nhật Bản với Rồng say ngủ và giải Văn học Yoshikawa Eiji dành cho tác giả mới với Chuyện kỳ lạ ở Honjo Fukagawa; năm 1993, nhận giải Yamamoto Shugoro với Kasha; năm 1997, nhận giải SF Nhật Bản với Vụ án dinh thự Gamo; năm 1999, nhận giải Naoki với Lý do; năm 2001, nhận giải đặc biệt giải Văn hóa xuất bản Mainichi với Tội phạm sao chép.
Chuyện Kỳ Lạ Ở Tiệm Sách Cũ Tanabe
Nội dung chính
Cuốn sách là một tuyển tập những câu truyện “trinh thám” ngắn liên quan đến hành trình phá án hay đi tìm câu trả lời cho những bí ẩn hay “vụ án” xuất phát hoặc liên quan đến tiệm sách Tanabe nơi lão Iwa làm chủ. Trong suốt những hành trình nhỏ ấy, cả lão Iwa và đứa cháu Minoru của mình đã cho độc giả thấy lần lượt từng lớp lang bản chất con người (cả tiêu cực lẫn tích cực) cũng như mối quan hệ và tình cảm gia đình được thể hiện khéo léo qua những tương tác của hai ông cháu.
Tác giả
Tác giả Miyabe Miyuki sinh năm 1960 tại Tokyo, được biết đến như “Tác giả quốc dân của nền văn học Nhật Bản”. Sau khi ra mắt công chúng lần đầu vào năm 1987, bà tiếp tục viết sách và nhận được rất nhiều giải thưởng ở nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết thời đại, tiểu thuyết giả tưởng… Bên cạnh đó, 11 năm liền bà được bầu chọn là “Tác giả nữ được yêu thích nhất” và được xem là “Kỳ tích của lịch sử văn học Nhật Bản”.
Ngụy Chứng Của Solomon - Tập 3 - Phiên Tòa
“Ngày hôm nay sẽ là kết cục của phiên tòa nội bộ trường.
Đã không còn đường lùi nữa rồi, ngày hôm nay, sự thật sẽ sáng tỏ."
Có một lời nói dối – lời nói dối mà người chứng kiến cái chết của Kashiwagi Takuya đã buộc phải nói bằng mọi giá. Khi lời ngụy chứng cuối cùng bị vạch trần, toàn cảnh phiên tòa sẽ đảo lộn từ gốc rễ.
Sự thật mà Fujino Ryoko truy đuổi, tiếng thét gào của Miyake Juri, kẻ thủ ác và nạn nhân thật sự, tất cả sẽ được phơi bày trước tòa.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.