Comnbo Nghệ Thuật Dạy Con Làm Việc Nhà Của Người Nhật (Bộ 2 Cuốn)
1. Nghệ Thuật Dạy Con Làm Việc Nhà Của Người Nhật 1
Thời nay, chúng ta đang bối rối trước quá nhiều phương pháp nuôi dạy con, như phương pháp giáo dục sớm với mục tiêu phải trang bị ngay từ nhỏ cho trẻ những kỹ năng như kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp v.v. Nhiều bà mẹ cảm thấy hoang mang không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng tôi có thể nói chắc chắn một điều: Mục đích cuối cùng khi nuôi dạy con là cha mẹ phải dạy cho con tính tự lập! Đó là điều cần thiết để con vững tin bước vào đời.
Dạy con tự lập nghĩa là dạy con có thể tự chăm sóc bản thân, có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Những điều này thì chỉ có cha mẹ, những người trực tiếp nuôi dạy trẻ, mới làm được mà thôi.
Trẻ có thể tự bước đi, tự ăn cơm, tự mặc áo quần, tự đi vệ sinh thì xem như đã tốt nghiệp thời kỳ em bé, thời kỳ em bé không thể tồn tại được nếu thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Giờ đây trẻ bắt đầu có thể tự chăm sóc được bản thân.
Nhưng trẻ như vậy mới chỉ là tự lập một nửa. Tự lập thực sự là trẻ phải biết tự nấu cơm cho mình, ăn xong thì tự dọn dẹp; phải biết tự giặt áo quần bẩn, rồi sắp xếp gọn gàng; phải biết thay các vật dụng cũ bằng các vật dụng mới; phải biết dọn dẹp nhà vệ sinh nếu thấy dơ và thay giấy nếu hết và phải biết quét dọn để nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Trong quá trình lao động, con sẽ dần biết “tạo mối quan hệ tốt với những người xung quanh”, sẽ có một gia đình cần che chở, bắt đầu cuộc sống trên một mảnh đất nào đó, nghĩa là lúc này con không phải chỉ sống cho mình mà phải có trách nhiệm với người bạn đời. Đó là lúc con bạn đã “trở thành người lớn”.
Bộ sách Nghệ thuật dạy con làm việc nhà của người Nhật tập 1 hướng dẫn các bậc cha mẹ dạy con làm việc nhà, thông qua làm việc nhà, các con sẽ học được cách sống.
2. Nghệ Thuật Dạy Con Làm Việc Nhà Của Người Nhật 2
Cuốn sách là tuyển tập những công việc dùng đôi tay và sức lực mà trẻ cần phải biết làm từ nhỏ.
Xuất phát từ lo ngại về tình hình trẻ em hiện nay ngày càng thụ động, người ta đang ngày càng đẩy mạnh hơn các hoạt động khuyến khích trẻ tham gia trò chơi vận động, các trò chơi sử dụng đôi tay để nâng cao khả năng hoạt động của não bộ. Đồng thời, người ta cũng đang tiến hành thử nghiệm rất nhiều hoạt động hướng đến mục đích ấy. Đó là những điều hết sức có giá trị.
Tuy nhiên, tôi luôn cho rằng nếu chúng ta chỉ ra sức chuẩn bị các chương trình đào tạo hay các giáo cụ đặc biệt như thế là chưa đủ. Trước khi làm những điều này, chúng ta cần nhớ lại giá trị của những công việc chân tay mà ông cha ta đã làm và sống cùng với những công việc ấy từ xưa đến nay.
Chính với suy nghĩ trên mà tôi đã tập hợp những việc cần đến đôi tay và sức lực phù hợp với trẻ em dưới tên gọi “việc nhà” trong cuốn sách này. Việc nhà không phải chỉ là vấn đề công việc lao động trong gia đình do người mẹ đảm trách. Đó là những công việc mà tất cả mọi người cần phải biết sử dụng tay chân và sức lực để sống rồi làm phong phú cuộc sống của bản thân mình. Tuy tuổi của các con còn nhỏ, nhưng nếu ta biết chỉ bảo cho các con biết làm mọi thứ bằng chính đôi bàn tay của mình thì đó chính là những tài sản suốt đời của các con.
Những công việc được nêu trong Chương hai là những công việc sử dụng đến đôi tay và sẽ đi theo con người ta suốt cả cuộc đời. Nếu trẻ học được cách làm những việc này đúng cách, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Chính vì thế mà chúng ta hãy dạy đi dạy lại cho trẻ cách cầm nắm, cách sử dụng công cụ cho đến khi nào trẻ thành thạo mới thôi. Xét từ khía cạnh phát triển, 73 công việc được liệt kê trong cuốn sách này là tất cả những việc mà một đứa trẻ lên mười đều có thể thực hiện được.
Trong Chương ba và Chương bốn là những công việc mà người ta có thể nói là không có “cách làm đúng”. Tôi trình bày những công việc theo cách mình coi là đúng đắn. Tuy nhiên có thể đâu đó mỗi gia đình có thói quen và phong tục về cách làm khác nhau. Do vậy, bạn đọc hãy nhìn nhận nội dung này là những nội dung tham khảo “cách làm của gia đình tôi” với con cái của bạn.
Đôi khi cha mẹ cũng sẽ thấy dễ thở hơn nếu không giao việc gì cho con. Có điều các cha mẹ hãy tin rằng, nếu cho con làm việc ngay từ khi còn nhỏ thì cha mẹ sẽ rất nhàn trên mọi phương diện. Cha mẹ hãy yêu cầu con mình từng bước sử dụng đôi bàn tay của mình nhé.
Cuốn sách là tuyển tập những công việc dùng đôi tay và sức lực mà trẻ cần phải biết làm từ nhỏ.
Xuất phát từ lo ngại về tình hình trẻ em hiện nay ngày càng thụ động, người ta đang ngày càng đẩy mạnh hơn các hoạt động khuyến khích trẻ tham gia trò chơi vận động, các trò chơi sử dụng đôi tay để nâng cao khả năng hoạt động của não bộ. Đồng thời, người ta cũng đang tiến hành thử nghiệm rất nhiều hoạt động hướng đến mục đích ấy. Đó là những điều hết sức có giá trị.
Tuy nhiên, tôi luôn cho rằng nếu chúng ta chỉ ra sức chuẩn bị các chương trình đào tạo hay các giáo cụ đặc biệt như thế là chưa đủ. Trước khi làm những điều này, chúng ta cần nhớ lại giá trị của những công việc chân tay mà ông cha ta đã làm và sống cùng với những công việc ấy từ xưa đến nay.
Chính với suy nghĩ trên mà tôi đã tập hợp những việc cần đến đôi tay và sức lực phù hợp với trẻ em dưới tên gọi “việc nhà” trong cuốn sách này. Việc nhà không phải chỉ là vấn đề công việc lao động trong gia đình do người mẹ đảm trách. Đó là những công việc mà tất cả mọi người cần phải biết sử dụng tay chân và sức lực để sống rồi làm phong phú cuộc sống của bản thân mình. Tuy tuổi của các con còn nhỏ, nhưng nếu ta biết chỉ bảo cho các con biết làm mọi thứ bằng chính đôi bàn tay của mình thì đó chính là những tài sản suốt đời của các con.
Những công việc được nêu trong Chương hai là những công việc sử dụng đến đôi tay và sẽ đi theo con người ta suốt cả cuộc đời. Nếu trẻ học được cách làm những việc này đúng cách, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Chính vì thế mà chúng ta hãy dạy đi dạy lại cho trẻ cách cầm nắm, cách sử dụng công cụ cho đến khi nào trẻ thành thạo mới thôi. Xét từ khía cạnh phát triển, 73 công việc được liệt kê trong cuốn sách này là tất cả những việc mà một đứa trẻ lên mười đều có thể thực hiện được.
Trong Chương ba và Chương bốn là những công việc mà người ta có thể nói là không có “cách làm đúng”. Tôi trình bày những công việc theo cách mình coi là đúng đắn. Tuy nhiên có thể đâu đó mỗi gia đình có thói quen và phong tục về cách làm khác nhau. Do vậy, bạn đọc hãy nhìn nhận nội dung này là những nội dung tham khảo “cách làm của gia đình tôi” với con cái của bạn.
Đôi khi cha mẹ cũng sẽ thấy dễ thở hơn nếu không giao việc gì cho con. Có điều các cha mẹ hãy tin rằng, nếu cho con làm việc ngay từ khi còn nhỏ thì cha mẹ sẽ rất nhàn trên mọi phương diện. Cha mẹ hãy yêu cầu con mình từng bước sử dụng đôi bàn tay của mình nhé.
Thời nay, chúng ta đang bối rối trước quá nhiều phương pháp nuôi dạy con, như phương pháp giáo dục sớm với mục tiêu phải trang bị ngay từ nhỏ cho trẻ những kỹ năng như kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp v.v. Nhiều bà mẹ cảm thấy hoang mang không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng tôi có thể nói chắc chắn một điều: Mục đích cuối cùng khi nuôi dạy con là cha mẹ phải dạy cho con tính tự lập! Đó là điều cần thiết để con vững tin bước vào đời.
Dạy con tự lập nghĩa là dạy con có thể tự chăm sóc bản thân, có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Những điều này thì chỉ có cha mẹ, những người trực tiếp nuôi dạy trẻ, mới làm được mà thôi.
Trẻ có thể tự bước đi, tự ăn cơm, tự mặc áo quần, tự đi vệ sinh thì xem như đã tốt nghiệp thời kỳ em bé, thời kỳ em bé không thể tồn tại được nếu thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Giờ đây trẻ bắt đầu có thể tự chăm sóc được bản thân.
Nhưng trẻ như vậy mới chỉ là tự lập một nửa. Tự lập thực sự là trẻ phải biết tự nấu cơm cho mình, ăn xong thì tự dọn dẹp; phải biết tự giặt áo quần bẩn, rồi sắp xếp gọn gàng; phải biết thay các vật dụng cũ bằng các vật dụng mới; phải biết dọn dẹp nhà vệ sinh nếu thấy dơ và thay giấy nếu hết và phải biết quét dọn để nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Trong quá trình lao động, con sẽ dần biết “tạo mối quan hệ tốt với những người xung quanh”, sẽ có một gia đình cần che chở, bắt đầu cuộc sống trên một mảnh đất nào đó, nghĩa là lúc này con không phải chỉ sống cho mình mà phải có trách nhiệm với người bạn đời. Đó là lúc con bạn đã “trở thành người lớn”.
Bộ sách Nghệ thuật dạy con làm việc nhà của người Nhật tập 1 hướng dẫn các bậc cha mẹ dạy con làm việc nhà, thông qua làm việc nhà, các con sẽ học được cách sống.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi