Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các mối quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hoả ngục… tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khoẻ, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hoà bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.
Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu vì điều này. Nhất là nếu họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2.000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp thụ thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra là 10 năm.
Sự thật, Thượng đế nói với tất cả mọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa hai loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trogn đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằn nhiều cách và cuốn sách này là một trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: Hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy.
Là một cuốn sách phi hư cấu và có đề tài tôn giáo, nhưng Đối Thoại Với Thượng Đế đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng, còn tác giả của nó, Neale Donald Walsch, thì lừng danh khắp thế giới, thậm chí còn cả một blog cá nhân rất đông người xem. Từng ấy thông tin đã nó lên mức độ hấp dẫn của cuốn sách, nơi suy tư siêu hình được diễn giải bằng một giọng văn hài hước nhẹ nhõm nhưng không bất kính, và Thượng đế đáp lại lời một con người phàm tục bằng lối nói bình dị, gần gũi, nhiều khi bông đùa. Ý tưởng về tác phẩm hết sức đặc biệt này, như chính tác giả kể lại trong một lần trả lời phỏng vấn của Larry King trên kênh CNN, xuất phát từ một lần Walch viết một lá thư cho Thượng đế phàn nàn về cuộc đời không suôn sẻ của mình – cũng giống như tất cả chúng ta, luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày…
- “Có thể là không nằm ngang hàng với Mười điều răn dạy hay Áo nghĩa thư, nhưng đối thoại với Thượng đế của Neale Donald Walsch, nơi ông tuyên bố mình có tương giao trực tiếp với Chúa, đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người với thông đệp về tình yêu, niềm hy vọng và tính nhất thể vũ trụ của mình” – LifePositive
- “Cốt yếu cuả những lời giảng của Walsch là sự tự do hoàn toàn trong việc mỗi người đi theo các trực giác và thiên hướng sâu sắc nhất, cao quý nhất của mình” – International Cultic Studies Association.
Đối Thoại Với Thượng Đế - Quyển 2 - Sống Với Lòng Yêu Thương, Trung Thực Và Can Đảm
Thượng Đế nhìn nhận về tốt xấu, giàu nghèo,... khác với chúng ta như thế nào?
Chúng ta là những người bình thường. Chúng ta gọi người làm từ thiện là “người tốt” và người tham nhũng là “người xấu”. Chúng ta phấn đấu vì một “cuộc sống tốt đẹp hơn”. Chúng ta làm những điều “tốt cho người khác” với niềm tin mình sẽ được lên thiên đàng.
Vậy nên khi thấy điều tồi tệ xảy ra với “người tốt” trong khi “người xấu” vẫn sống nhởn nhơ, chúng ta trách móc số phận!
Khi “cuộc sống tốt đẹp hơn” hóa ra chỉ là cuộc đua vật chất và danh tiếng với những người xung quanh mình, chúng ta thấy mọi thứ thật vô nghĩa.
Và những người đang sống như chúng ta cũng không bao giờ biết được thiên đàng là như thế nào.
Thượng Đế có suy nghĩ khác với chúng ta. Ngài không phân biệt tốt xấu chỉ qua một vài hành động. Ngài nhìn sự giàu có ở nhiều khía cạnh hơn vật chất. Người cũng không tạo ra thiên đàng và địa ngục.
Thượng Đế thực chất chính là một phần linh hồn tiến hóa nhất của mỗi con người. Giống như người phương Đông nói rằng trong mỗi con người đều có Phật tính, đạt đến giác ngộ là đạt đến Phật tính.
“Đối thoại với Thượng Đế” thực chất là cuộc trò chuyện giữa hai phiên bản tư duy trong chính chúng ta: một phiên bản tư duy giới hạn, vị kỷ, với một phiên bản giác ngộ, từ bi. Phiên bản giới hạn sẽ luôn phàn nàn về cuộc đời không suôn sẻ, về những mâu thuẫn và bất công trong cuộc sống của mình. Trong khi đó, phiên bản giác ngộ cho thấy một tầm nhìn rộng lớn, tự do, giải phóng chúng ta khỏi toàn bộ những xiềng xích tư tưởng.
Nằm trong series 4 cuốn sách “Đối thoại với Thượng Đế” nổi tiếng của Neale Donald Walsch, quyển sách thứ 2 với tựa đề “Sống với lòng yêu thương, trung thực và can đảm” tiếp tục giải đáp cho những vấn đề hiện sinh bằng tư duy cởi mở, sâu sắc pha chút hài hước thông minh.
Có thể bạn sẽ thắc mắc có thật Thượng Đế đã nói những điều này không. Chẳng có điều gì chắc chắn ở đây cả! Hãy xem như chúng ta đang đón nhận một góc nhìn khác mà thôi. Như chính tác giả đã nói trong cuốn sách:
“Hãy bắt đầu các cuộc trò chuyện, những cuộc trò chuyện tại đây cùng những cuộc trò chuyện trong trái tim và linh hồn bạn, với gia đình và bạn bè của bạn. Vâng, hãy bắt đầu các cuộc trò chuyện và để chúng lan tỏa thật xa. Vì xét cho cùng, chính các cuộc trò chuyện đã và sẽ luôn thay đổi thế giới.”
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi