Bài Học Để Đời Từ Những Doanh Nghiệp Thất Bại (Tập 1)
Cuốn sách này không phải là câu chuyện về thành công, không phải là một cuốn sách miêu tả nguyên tắc và phát hiện ra chân lý. Đây là cuốn sách nói về sự thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc. Nó ghi lại một số vụ việc nổi tiếng, mang tới những bài học cho thế hệ sau này. Bài học về sự khởi đầu của hành trình mới, sự dũng cảm và gợi ý để tránh dẫm lên vết xe đổ của những người đi trước.
Tấn bi kịch của các xí nghiệp Trung Quốc – Họ đã thất bại như thế nào?
Tác giả cuốn sách là Ngô Hiểu Ba – tốt nghiệp khoa báo chí Đại học Phúc Đán – Thượng Hải năm 1990, hiện là phóng viên Tân Hoa xã. Cuốn sách được đánh giá là giáo án cho những ai theo học MBA, bài học về sự thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên có người dùng dao phẫu thuật và kính hiển vi để cắt những lát cắt trực diện, tìm cho ra nguyên nhân hay cái gene thất bại trong cơ thể xí nghiệp Trung Quốc.
Trong tập 1 của chuỗi những bài học này, tác giả sẽ giới thiệu 10 ca thất bại điển hình, giúp người đọc có được những bài học quý báu. Có thể hoàn cảnh và tình hình giữa hai nước không giống nhau, tuy vậy 10 tấn bi kịch của các xí nghiệp ở Trung Quốc được kể trong sách cũng đáng là tài liệu tham khảo cho các doanh nhân Việt Nam.
Quyển sách phân tích những nguyên nhân làm phát sinh, sự ảnh hưởng và quá trình dấn đến thất bại mà các xí nghiệp Trung Quốc đã rơi vào. Nó giúp người đọc hiểu rõ và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để làm kinh tế, tránh được những thất bại đã được báo trước và thành công trong kinh doanh.
Đánh giá cuốn sách Bài Học Để Đời Từ Những Doanh Nghiệp Thất Bại (Tập 1)
Ngô Hiểu Ba là người đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật để tìm hiểu, phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết những nguyên nhân thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc. Ở tập một này, tác giả đã đưa ra 10 ca bệnh điển hình và dẫn người đọc vào vấn đề một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, rồi bị cuốn vào những câu chuyện, những phân tích đánh giá chi tiết, khách quan về mỗi thất bại và có được bài học quý giá cho riêng mình.
Điểm mạnh của cuốn sách là nó viết về bài học thất bại của người Trung Quốc – tôi không đùa đâu – nó vạch ra từng căn bệnh thâm căn cố đế trong tính cách người dân nước họ mà dẫn đến thất bại. Bài học của họ cũng chính là bài học cho chính chúng ta – những doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Và dù bạn ghét, bạn không chịu tin thì thực tế anh bạn hàng xóm to báo ở quá gần chúng ta, tiêm nhiễm thói xấu vào chúng ta không phải là ít. Một trong những thói xấu đó là chúng ta chỉ thích ca ngợi mãi những thành tích đạt được mà hiếm khi chịu nhìn thẳng, vạch trần những thất bại của chúng ta cho thiên hạ biết. Nếu chúng ta không chịu soi gương chính mình, vậy hãi soi đỡ vào những tấm gương thất bại của bạn hàng xóm để làm bàn đạp cho thành công của chúng ta.
Có thể nói đây là cuốn sách đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật để tìm hiểu, phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết những nguyên nhân thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc. Ở tập 2 của cuốn sách, tác giả tiếp tục đưa ra 9 trường hợp thất bại và dẫn người đọc vào vấn đề một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, rồi bị cuốn vào những câu chuyện, những phân tích đánh giá chi tiết, khách quan về mỗi thất bại và có được bài học quý giá cho riêng mình.
Trong kinh doanh, sai lầm và thất bại gần như là định mệnh đối với doanh nhân. Có nhiều kịch bản để một công ty đi đến thất bại. Họ có thể thất bại ở giai đoạn mở rộng kinh doanh. Ví dụ, khi mới gia nhập thị trường, khi doanh nghiệp luôn cố gắng trở nên tốt hơn, và có động lực muốn tạo ra sự khác biệt cho khách hàng. Nhưng thời gian trôi qua, khi công ty lớn mạnh, lãnh đạo không tạo ra được những kỳ vọng rõ ràng quanh các giá trị mà mọi người phải làm theo, những người mới được tuyển dụng vào công ty thường không nhất quán với các giá trị ban đầu của tổ chức nữa, và khi những cá nhân này được thăng tiến lên vị trí quản lý, họ không được chuẩn bị đầy đủ để tạo ra một đội ngũ tốt nhất. “Chỉ cần một con sâu cũng có thể làm rầu cả nồi canh”. Sự thiếu giá trị của một vài người sẽ khiến các ảnh hưởng tiêu cực lan tràn và cuối cùng, hủy hoại cả một tổ chức.
Sự thay đổi văn hóa có thể diễn ra từ từ do tinh thần và đạo đức ngày càng kém, hoặc cũng có thể diễn ra với một sự thay đổi đột ngột về lãnh đạo hay các vấn đề mà họ quan tâm. Trong quá trình đó, điều từng khiến một công ty trở nên vĩ đại có thể đã bị mất đi, dẫn đến sự sụp đổ của cả doanh nghiệp.
9 bài học thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc:
Jianlibao: Nước thần phương Đông đã biến chất như thế nào?
Kelon: Một con rồng bị truy sát tới cùng
D’long: Số mệnh tiền kiếp của Khủng long tài chính
Zongke lập nghiệp: Thời đại của vũ điệu nhà cái
Brilliance Auto: Cú nốc ao của vị cứu tinh
Sunco: Một con hắc mã bị lật đổ bởi tốc độ
Tieben: Cái chết của sắt thép
Sanjiu: Lần thất bại cuối cùng của thuốc đông y
TOP: Giấc mơ TOP 10 năm
Cuốn sách vạch ra từng căn bệnh thâm căn cố đế trong tính cách người dân Trung Quốc mà dẫn đến thất bại. Bài học của họ cũng chính là bài học cho chính chúng ta – những doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Và dù bạn ghét, bạn không chịu tin thì thực tế anh bạn hàng xóm to béo ở quá gần chúng ta, tiêm nhiễm thói xấu vào chúng ta không phải là ít. Một trong những thói xấu đó là chúng ta chỉ thích ca ngợi mãi những thành tích đạt được mà hiếm khi chịu nhìn thẳng, vạch trần những thất bại của chúng ta cho thiên hạ biết. Nếu chúng ta không chịu soi gương chính mình, vậy hãi soi đỡ vào những tấm gương thất bại của bạn hàng xóm để làm bàn đạp cho thành công của chúng ta.
Về tác giả Ngô Hiểu Ba
Ngô Hiểu Ba Sinh năm 1968. Tốt nghiệp Khoa báo chí Đại học Phúc Đán, Thượng Hải năm 1990. Hiện ông là phóng viên Tân Hoa xã, chuyên về lĩnh vực tài chính và là tác giả chuyên viết về kinh tế doanh nghiệp. Ông từng chịu trách nhiệm xuất bản tủ sách Blue Lion và là giảng viên chương trình EMBA của của Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Jinan. Năm 2009, ông được Tạp chí Nhân vật Phương Nam bình chọn là “Lãnh tụ Thanh niên Trung Quốc”. Bộ 2 tập sách “Bài Học Để Đời Từ Những Doanh Nghiệp Thất Bại” viết về sự thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc, được đánh giá là một trong “20 cuốn sách ảnh hưởng nhất đến giới kinh doanh Trung Quốc”, là giáo trình thiết yếu cho sinh viên theo học MBA.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.