Tắt Đèn
Ngô Tất Tố (1893-1954) được biết đến là nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, nhà nghiên cứu và dịch giả có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1954. Với văn chương, ông là “cây đa cây đề” của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam, chuyên viết về người nông dân ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nhận xét về tài năng của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng có nói “Ngòi bút rắn chắc của Ngô Tất Tố đã không e dè đưa lên những sự thật. Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố. Cái mạnh, cái sắc của Ngô Tất Tố ở chỗ dám nhìn thẳng vào sự thực, căm giận, chửi rủa và phá bỏ. Cái mạnh, cái sắc của Ngô Tất Tố còn ở chỗ đi sâu vào những khía cạnh đen tối, sai trái của kẻ thù.”
Tắt đèn được biết đến là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, tiểu thuyết ra đời vào năm 1939. Đọc Tắt đèn, ta thấy toàn cảnh cay đắng, nghiệt ngã của những thân phận thấp bé trong xã hội xưa và nghẹn ngào, đau xót với thân phận phụ nữ bị dồn vào đường cùng.
“Nhưng nay, Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã ra đời. Tôi dám chắc rằng các nhà phê bình chân chính sẽ cùng đồng ý với tôi để mà công nhận rằng cái áng văn mà thiên hạ đương chờ đợi ấy thì đây, nó đã có đây! Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội - điều ấy cố nhiên - hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy, mà lại của một tác giả đã được cái may hơn nhiều nhà văn khác là đã được sống nhiều ở nơi thôn quê, cho nên có đủ thẩm quyền.
Thật thế, đọc quyển Tắt Đèn này những độc giả khó tính sẽ cũng phải chịu rằng óc quan sát của Ngô Tất Tố về những cảnh làm ruộng, thu thuế, trốn thuế, chè chén, xôi thịt, hà lạm, ức hiếp, bán vợ đợ con của đám dân quê, quả thực là một thứ óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo; cho đến cách hành văn nữa, cũng là mới mẻ, sáng sủa, tưởng chừng như chỉ có phái nhà văn thuộc Pháp học thì mới có thể lĩnh hội và phô diễn nổi một cách linh hoạt như thế.” (Trích lời tựa của Vũ Trọng Phụng)
“Những giọt mưa ngâu rả rích như khêu cơn buồn cho kẻ xa nhà. Cảnh khổ cực của chồng và con tự nhiên kéo đến đầy trước mắt chị.” (Trích Tắt đèn)
Danh Tác Việt Nam - Việc Làng
Ngô Tất Tố (1893-1954) được biết đến là nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, nhà nghiên cứu và dịch giả có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1954. Với văn chương, ông là cây đa cây đề của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam, chuyên viết về người nông dân ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nhận xét về tài năng của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng có nói “Ngòi bút rắn chắc của Ngô Tất Tố đã không e dè đưa lên những sự thật. Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố. Cái mạnh, cái sắc của Ngô Tất Tố ở chỗ dám nhìn thẳng vào sự thực, căm giận, chửi rủa và phá bỏ. Cái mạnh, cái sắc của Ngô Tất Tố còn ở chỗ đi sâu vào những khía cạnh đen tối, sai trái của kẻ thù.”
Việc làng là một thiên phóng sự được xuất bản năm 1941. Việc làng tái hiện nên một bức tranh khái quát và chân thực về cuộc sống làng quê Việt Nam đầu thế kỷ XX thông qua những hủ tục, lệ làng - thứ mà làm tội làm vạ dân chúng trong xã hội xưa.
“Một bữa lệ làng có thể gây cho người ta món nợ lãi chung thân không trả hết.” (Trích Việc làng)
Kinh Dịch Trọn Bộ
Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.
Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.
Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.
Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.
Kinh Dịch Trọn Bộ - Bìa Cứng (Tái Bản 2024)
Khác với trước đây, lần này, nhân dịp tái bản lần thứ 25 Trọn bộ sách Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, dựa trên bản sách do Nhà Mai Lĩnh in năm 1943, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu kết quả tra cứu và tìm hiểu về công việc của Dịch giả Ngô Tất Tố, góp phần giải trình cách học Kinh Dịch”. Nói đến Kinh Dịch, nhiều thế hệ bạn đọc từ trước tới nay đều cho rằng đây là cuốn sách viết về đạo lý khó hiểu, không dễ đọc. Nếu đọc kỹ chú giải ngắn gọn của Dịch giả về Quẻ Tỉnh và Quẻ Tiết: “Tỉnh là cái giếng, là ấp làng”;“Tiết là cái dóng trên thân cây tre”, bạn đọc sẽ cảm thấy quen thuộc ngay, gần gũi ngay với Kinh Dịch mà không còn quá e ngại, quá bận tâm với áp lực và câu hỏi đâu là những đạo lý bí ẩn, cao siêu. Đọc đến Lời Kinh của hai quẻ lại càng cảm thấy không quá khó, sau khi có được ít nhiều hiểu biết ban đầu, người đọc sẽ hào hứng, thích thú tiếp tục nhập môn Dịch học.
Nội dung 64 quẻ khác trong trọn bộ Kinh Dịch là mênh mông, muôn hình vạn trạng nhưng làm sao tạo được ấn tượng thanh thản, nhẹ nhàng và dễ dàng khi tiếp cận ban đầu với Kinh Dịch là điều hết sức có ý nghĩa.
Việc Làng
Ra đời cách đây ba phần tư thế kỷ, Phóng sự Việc làng giới thiệu với bạn đọc, nhất là thế hệ trẻ và với độc giả ở các vùng miền khác trong cả nước ta về “cuộc đời và con người trong bức tranh làng quê Bắc Bộ”.
Phóng sự Việc làng chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt “phong tục, hủ tục” diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỉ.
Việc làng còn thuật lại các “phong tục” có ý nghĩa tốt đẹp về “sự gắn bó của dân với làng”, về tục “vào ngôi” khi con trẻ ra đời, về lễ nghi khi có người qua đời, về lễ “thượng điền”, về nghệ thuật ẩm thực hoặc một số công việc cần cù trong tập quán làm lúa nước, chăn nuôi gia cầm...
Trải qua biết bao biến đổi, Việc làng vẫn còn ý nghĩa lớn và để lại nhiều bài học có giá trị trong quá trình chọn lọc, cải biến và xây dựng đời sống văn hoá mới trong xã hội nông thôn hiện nay.
Triết học của Lão Tử là một sự phản động của tình hình suy đồi xã hội Trung Quốc về hai thế kỷ 5, 6 trước Thiên Chúa giáng sinh. Muốn cho thiên hạ trở lại đạo đức, Lão Tử đã mượn hai chữ ấy để chỉ hai vật sinh dưỡng của vạn vật. Đạo là vật nguyên thủy duy nhất sinh ra Đức và vạn vật, rồi vạn vật lại trở về Đạo theo luật thiên nhiên và công bằng không bị một sức gì sai khiến.
Vũ trụ của Lão Tử là một vũ trụ vô thần. Lão Tử nhận thấy thiên nhiên bao giờ cũng
có lợi, can thiệp vào việc thiên nhiên thì có hại, nên đề xướng thuyết “vô vi”, trừ khử triệt để những cái mà người ta gọi là văn hóa, văn minh ở trên đời, trở lại thói thuần phác của đời mông muội; cá nhân lấy đạo tu thân, lấy đức bất tranh cư xử với mọi người; kẻ cầm quyền lấy đạo cảm hóa dân chúng, dùng hòa binh, vô sự lấy thiên hạ.
Lão Tử ở vào một thời đại trọng lễ nghi, lề lối, nhưng không có một thành kiến nào. Đối với bao nhiêu phong tục phong hóa đương thời, Lão Tử đã xét theo nguyên tắc nhất định của lý thuyết mình. Vì vậy, chủ trương của Lão Tử hết sức táo bạo, kịch liệt không khác phương pháp cách mệnh, nhiều chỗ thực là quá đáng và không thể thực hành được. Nhưng đó cũng là một cái thông bệnh của những sự phản động như người phương Tây thường nói.
Trang Tử ngợi khen Mặc Tử rằng: “Tuy vậy, Mặc Tử là người tốt ở gậm trời vậy. Muốn tìm không thể được vậy. Dầu cho khô héo cũng không thể bỏ được vậy. Thật là tài sĩ vậy!”. Thật vậy, Mặc Tử thật là “người tốt ở gậm trời, muốn tìm không thể được”, Hồ Thích cho rằng: “mòn trán lỏng gót, cái gì lợi cho thiên hạ thì làm”, như Mặc Tử, trong lịch sử nước Tàu, không thể có một người thứ hai.
Mặc Tử sống nhằm giữa hồi Lão giáo Nho giáo cực kỳ bành trướng, vì không chịu nổi sự phiền toả của Nho gia, cũng không kham nổi sự phóng túng của Lão gia, muốn chống lại hai làn sóng ấy, Mặc Tử phải tự lập một học thuyết trái lại.
Mặc Tử nhận rằng: Các sự rối loạn đều do ở lòng tự tư tự lợi mà ra. Nay muốn thiên hạ được khỏi nạn ấy, cần nhất phải làm thế nào cho hết thảy mọi người đều biết yêu nhau, đều coi quyền lợi của người như quyền lợi của mình, thì mới trừ được cái gốc sinh ra tai vạ. Vì vậy mới xướng chủ nghĩa Kiêm ái.
Nhưng Kiêm ái là một công trình lớn lao, không thể chỉ bước một bước mà tới. Người ta còn chưa trau dồi tư đức cho khỏi có điều càn bậy, lầm lỗi, thì không thể nào đi đến chủ nghĩa Kiêm ái, Mặc Tử nghĩ vậy, nên lại xướng ra những thuyết Tiết dụng, Tiết táng, Phi mệnh, Quý nghĩa… để làm khuôn mẫu cho mọi người. Trong bấy nhiêu thuyết, thì thuyết Tiết dụng là quan hệ hơn. Mặc Tử thấy rằng: Loài người mà không yêu nhau, và hay tranh nhau, giết nhau, ăn hiếp lẫn nhau, lừa đảo lẫn nhau, chẳng qua vì lòng ham muốn mà ra. Thế mà cái gốc của lòng ham muốn thì là những sự xa xỉ hoa lệ, hễ nhổ được cái gốc ấy chắc lòng ham muốn sẽ bớt phát triển, người ta sẽ bớt tự tư tự lợi, thì mới biết quý điều nghĩa, chuộng người hiền, hy sinh quyền lợi của mình để giúp đỡ cho người, thâm ý của chủ nghĩa Tiết dụng là vậy.
Tắt Đèn
"Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm nay. Chị Dậu, đích là tác giả Ngô Tất Tố hóa thân ra mà thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên." (Nguyễn Tuân) "Chị Dậu là nhân vật điển hình được người đọc yêu mến. Và người yêu mến chị hơn cả là Ngô Tất Tố. Giữa biết bao tệ nạn và cảnh đời bất công ngang trái ở nông thôn Việt Nam cũ, Ngô Tất Tố đã hết lòng bảo vệ một người phụ nữ là chị Dậu. Nhiều lần chị Dậu bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo, rất có thể bị làm nhục nhưng Ngô Tất Tố đã bảo đảm cho chị Dậu được bảo đảm an toàn phẩm toàn vẹn, giữ trọn phẩm giá, không phải đau đớn. dằn vặt." (Hà Minh Đức)
Tắt Đèn - Ngô Tất Tố
Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Trong cơn cùng cực chị Dậu phải bán khoai, bán bầy chó đẻ và bán cả đứa con để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng nhưng cuộc sống vẫn đi vào bế tắc, không lối thoát.
Trong tác phẩm, cảnh đời tràn nước mắt của gia đình chị Dậu đã được tái hiện một cách sống động trong từng câu chữ, chi tiết văn học với nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả khiến người đọc không khỏi xúc động. Tác phẩm không chỉ kích thích niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên, mà còn bồi đắp cho lớp trẻ những tìm cảm tốt đẹp và khơi dậy lòng trắc ẩn ở các em.
Danh Tác Việc Nam - Việc Làng
Ngô Tất Tố để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu như các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940).
Trong tập phóng sự Việc làng, làng Việt Nam cổ xưa đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột.
"Thế mà hết đời này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!" (trích Cứ để cho nó chết). "Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi. Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai dám động đến nó... Lạ thay!" (trích Lớp người bị bỏ sót).
Phóng sự việc làng chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, đã lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt phong tục, hủ tục diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỷ.
Chuyện ăn uống chốn đình trung được khai thác ở rất nhiều khía cạnh, góc độ tưởng như để tố cáo, lên án những hủ tục “quái gỡ”, “mọi rợ”, đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khốn cùng, nợ nần, thậm chí có người phải thắt cổ tự tử cũng chỉ vì miếng ăn cho làng. Nhưng không, phải nhìn cho thấu “làng” ở đây đâu phải để nói tới những người dân làng nói chung, những kẻ khốn cùng mà là để vạch mặt những kẻ đặt ra và duy trì những hủ tục ấy, dựa vào nó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt, thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ… Hiểu như thế mới thấy được tác dụng của thiên phóng sự này. Bằng tấm lòng “vị tha” rất phương Đông, Ngô Tất Tố nhìn vào hiện thực mà lên án nạn thịt xôi ở chốn “cửa Khổng sân Trình”, phê phán tâm lý hiếu danh, tiêu cực của người dân làng xã nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ biết vạch ra, phê phán mà còn thông cảm với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra khổ cảnh của họ.
Danh Tác Văn Học Việt Nam - Tắt Đèn
"Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm nay. Chị Dậu, đích là tác giả Ngô Tất Tố hóa thân ra mà thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên."
(Nguyễn Tuân)
"Chị Dậu là nhân vật điển hình được người đọc yêu mến. Và người yêu mến chị hơn cả là Ngô Tất Tố. Giữa biết bao tệ nạn và cảnh đời bất công ngang trái ở nông thôn Việt Nam cũ, Ngô Tất Tố đã hết lòng bảo vệ một người phụ nữ là chị Dậu. Nhiều lần chị Dậu bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo, rất có thể bị làm nhục nhưng Ngô Tất Tố đã bảo đảm cho chị Dậu được bảo đảm an toàn phẩm toàn vẹn, giữ trọn phẩm giá, không phải đau đớn. dằn vặt."
(Hà Minh Đức)
Lều Chõng
Truyện đề cập việc ngày xưa, khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành. Tác giả Ngô Tất Tố viết truyện này để nói lên những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.
Ngô Tất Tố sinh tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, nay là thôn Lộc Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội
Ông là một trong những nhà văn sáng lập trào lưu hiện thực trong nền NXB Văn Học nước nhà trước năm 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng, Tập án cái đình...
Ngô Tất Tố đồng thời là nhà báo nổi tiếng với biệt tài viết tản văn và chính luận, là nhà văn hoá thành danh với các pho truyện lịch sử, khảo cứu triết học, dịch thuật, phê bình...
Với tổng số hơn 30 bút danh, trên hơn 30 tờ báo, tạp chí, suốt 30 năm cầm bút viết văn làm báo, Ngô Tất Tố đã để lại hơn 1500 tác phẩm các thể loại, trong đó có 1350 di tác..
Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về NXB Văn Học nghệ thuật Đợt I (1996).
Trên cả nước có 8 thành phố lớn có phố và đường phố mang tên Ngô Tất Tố.
Tập Án Cái Đình là một thiên phóng sự đăng lần đầu tiên trên báo "Con Ong" từ số 18/10/1939. Tập án cái đình viết về những hủ tục ở chốn đình trung, đặc biệt là những lễ nghi phiền phức, hủ bại. Ở đây thiên Phóng sự nghiêng về mặt miêu tả những phong tục, nói cho đúng hơn là những hủ tục kỳ quái được duy trì ở nông thôn. Nó cung cấp được nhiều tài liệu về mặt xã hội học.
Trí Việt Books mới cho phát hành thiên phóng sự Tập án cái đình, để giúp bạn đọc cảm nhận rõ hơn về những tập tục một thời.
Lều Chõng (2022)
Ngô Tất Tố (1894 -1954)
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, nay là thôn Lộc Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn sáng lập trào lưu hiện thực trong nền văn học nước nhà với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng, Tập án cái đình… Ông đồng thời là nhà báo nổi tiếng với biệt tài viết tản văn và chính luận, là nhà văn hoá thành danh với các pho truyện lịch sử, khảo cứu triết học, dịch thuật, phê bình… Với tổng số hơn 30 bút danh, trên hơn 30 tờ báo, tạp chí, suốt 30 năm cầm bút viết văn làm báo, Ngô Tất Tố đã để lại hơn 1500 tác phẩm các thể loại.
Ngô Tất Tố được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Đợt I (1996). Từ gần 20 năm nay, Thủ đô Hà Nội thường xuyên tổ chức Giải thưởng báo chí Ngô Tất Tố hàng năm. Trên cả nước có 8 thành phố lớn có phố và đường phố mang tên Ngô Tất Tố.
"Lều chõng" đã thực hiện "một tua du lịch" sinh động, thú vị, giúp các thế hệ hậu sinh, lội ngược dòng thời gian để tiếp cận và khám phá về “Lều chõng”, khu vực có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ là chuyện văn chương, chữ nghĩa mà còn gắn bó mật thiết đến vận mệnh đại sự của quốc gia, đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước
Tắt Đèn (2022)
“Tắt đèn là một cuốn xã hội tiểu thuyết tả cảnh đau khổ của dân quê, của một người đàn bà nhà quê An Nam suốt đời sống trong sự nghèo đói và sự ức hiếp của bọn cường hào và người có thế lực mà lúc nào cũng vẫn hết lòng vì chồng, vì con”.
(Ngô Tất Tố)
“Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu, thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm nay. Chị Dậu đích là tác giả Ngô Tất Tố hoá thân ra mà thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên”.
( Nguyễn Tuân - 1962 )
“Chị Dậu là nhân vật điển hình được người đọc yêu mến. Và người yêu mến chị hơn cả là Ngô Tất Tố. Giữa biết bao tệ nạn và cảnh đời bất công ngang trái ở nông thôn Việt Nam cũ, Ngô Tất Tố đã hết lòng bảo vệ một người phụ nữ là chị Dậu. Nhiều lần chị Dậu bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo, rất có thể bị làm nhục nhưng Ngô Tất Tố đã giữ cho chị Dậu được bảo đảm toàn vẹn, giữ trọn phẩm giá, không phải đau đớn, dằn vặt”.
Từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, phóng sự Việc Làng giới thiệu với độc giả, nhất là bạn đọc trẻ ở các vùng miền khác trong nước ta về cuộc đời và con người trong bức tranh làng quê Bắc Bộ.
Việc Làng lôi cuốn bạn đọc với khối lượng hiểu biết sâu rộng về bộ mặt làng quê, được ghi lại sinh động với biết bao “phong tục, hủ tục” , phổ biến trong cuộc sống của làng quê Việt Nam cách đây non thế kỷ.
Không chỉ nói đến những “hủ tục“, Việc Làng tinh tế nhắc đến các tập quán có ý nghĩa về sự gắn bó của dân với làng, về tục “vào ngôi” khi con trẻ ra đời, về nghi lễ khi có người qua đời, về lễ thượng điền, về nghệ thuật ẩm thực hay một số công việc cần cù trong tập quán làm lúa nước, chăn nuôi gia cầm,..
Việc Làng chỉ ra những “hủ tục” nơi làng quê, không phải của dân lành mà “danh nghĩa làng” đã bị lợi dụng để bóc lột dân quê từ đời này qua kiếp khác. Vì vậy có thể nói, đến tận hôm nay, đọc lại Việc Làng, chúng ta vẫn thấy ẩn chứa nhiều bài học về quá trình xây dựng đời sống văn hóa nông thôn.
Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Trong cơn cùng cực chị Dậu phải bán khoai, bán bầy chó đẻ và bán cả đứa con để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng nhưng cuộc sống vẫn đi vào bế tắc, không lối thoát.
Trong tác phẩm, cảnh đời tràn nước mắt của gia đình chị Dậu đã được tái hiện một cách sống động trong từng câu chữ, chi tiết văn học với nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả khiến người đọc không khỏi xúc động. Tác phẩm không chỉ kích thích niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên, mà còn bồi đắp cho lớp trẻ những tìm cảm tốt đẹp và khơi dậy lòng trắc ẩn ở các em.
Sách do Huy Hoang Bookstore liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
Kinh Dịch (Trọn Bộ) - Bìa Cứng
Trong lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, Ngô Tất Tố là người có những công trình nghiêm túc, như bộ Việt Nam văn học, các bộ Hoàng Lê nhất thống chí, Đường Thi, Lão Tử, Mặc Tử, Kinh Dịch… đều được ông dịch và chú giải rõ ràng. Trong Kinh Dịch, các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Định, các triết lý nhân sinh được trình bày một cách khách quan khoa học.
Cuốn sách khảo sát giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu, Hán, Đường… cũng đồng thời giúp các nhà nghiên cứu Hán Nho, bộ sách cổ xưa ẩn khuất bao niềm triết lý về tu, tề, trị, bình và các xem hình tượng, chiêm đoán để tham khảo, ngẫm suy lẽ này.
Hơn bảy mươi năm trước đây, Kinh dịch lần đầu tiên giới thiệu bằng chữ Quốc ngữ với bạn đọc nước ta là bộ sách Kinh Dịch do Ngô Tất Tố dịch, chú giải và sách Chu Dịch của Phan Bội Châu (hai cuốn sách hiếm có, sớm nhất); muộn hơn, có sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê.
Nói đến Kinh Dịch, nhiều thế hệ bạn đọc từ trước tới nay đều cho rằng đây là cuốn sách viết về đạo lý khó hiểu, không dễ đọc. Nếu đọc kỹ chú giải ngắn gọn của Ngô Tất Tố về Quẻ Tỉnh và Quẻ Tiết: “Tỉnh là cái giếng, là ấp làng”; “Tiết là cái dóng trên thân cây tre”, bạn đọc sẽ cảm thấy quen thuộc ngay, gần gũi ngay với Kinh Dịch mà không còn quá e ngại, quá bận tâm với áp lực và câu hỏi đâu là những đạo lý bí ẩn, cao siêu. Đọc đến Lời Kinh của hai quẻ lại càng cảm thấy không quá khó, sau khi có được ít nhiều hiểu biết ban đầu, người đọc sẽ hào hứng, thích thú tiếp tục nhập môn Dịch học.
Nội dung 64 quẻ khác trong trọn bộ Kinh Dịch là mênh mông, muôn hình vạn trạng nhưng tạo cho được ấn tượng nhẹ nhàng, dễ dàng ban đầu khi tiếp cận với Kinh Dịch là điều hết sức có ý nghĩa.
Lều Chõng
Nhà văn Ngô tất Tố từng nhận định rằng: “Ngày nay nghe đến hai tiếng “Lều” – “Chõng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay.
Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, “Lều”, “Chõng” vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là “Bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột cho nước nhà, những ông ở nơi thuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám lều chõng mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hoặc hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong. Vì nó, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài đã phát hiện ra nhiều cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp.”
Tất cả hiện thực xã hội được nhà văn thể hiện trong tác phẩm “Lều chõng”
Việc Làng Và Các Tập Phóng Sự Khác
Giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận xét về phóng sự “Việc làng” như sau: “Việc làng” đã thu hút người đọc bằng khả năng lí giải vấn đề một cách sâu sắc, bằng óc quan sát và nghệ thuật miêu tả tinh tế của một nhà văn sống lâu dài ở nông thôn. Việc ấy đã góp phần lên án chính sách ngu dân thâm độc của đế quốc Pháp ở thuộc địa, đã tố cáo những thủ đoạn bóc lột của bọn cường hào, lý dịch ở nông thôn và là một đòn đánh rất mạnh trực tiếp vào chủ nghĩa phục cổ”.
Phóng sự Việc làng và các tập phóng sự khác được đăng trên tuần báo Hà Nội những năm 1940 nay được Công ty Cổ phần Văn hóa Huy Hoàng liên kết cùng Nhà xuất bản Văn học phát hành giới thiệu độc giả!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi