Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Ông Công Ông Táo
Táo quân là những vị thần cai quản việc nhà cửa và bếp núc từng gia đình dưới trần gian. Và hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, các Táo phải lên trời chầu Ngọc Hoàng để báo cáo về công việc một năm qua dưới hạ giới. Dân gian kể rằng, xưa kia ba vị Táo quân vốn là vợ chồng... Hãy cùng mở sách này để đọc câu chuyện về ba vợ chồng Táo quân nhé!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Con Gái Nàng Tiên Núi
Nàng tiên núi kết duyên với Thần Nước rồi hạ sinh ba cô con gái. Ba chị em thương nhau lắm, đi đâu, làm gì cũng có nhau. Họ còn mài ba chiếc vòng đá giống y hệt nhau để mỗi người đeo một cái. Nhưng rồi một ngày kia, thời tiết khắc nghiệt, ba chị em đành phải chia tay nhau đi kiếm cái ăn… Mỗi người một ngả. Cuộc sống của mỗi cô con gái nàng tiên núi sẽ ra sao? Câu chuyện cảm động về tình chị em này còn cho chúng ta biết rằng: người Chăm, người Mạ, người Kinh trên dải đất Việt Nam chính là anh em một nhà.
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Chử Đồng Tử Và Tiên Dung (Tái Bản 2023)
Bãi Tự Nhiên, đầm Nhất Dạ thuộc tỉnh Hưng Yên nước ta ngày nay là chứng tích nhắc nhớ về một truyền thuyết xa xưa, từ đời Hùng Vương thứ ba. Hùng Vương có người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Tiên Dung. Một ngày kia, trên đường ngao du sơn thủy, công chúa gặp chàng đánh cá nghèo xác xơ là Chử Đồng Tử. Và mối duyên đã đến giữa hai người…
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông.
CÙNG TÌM ĐỌC HƠN 100 CUỐN TRANH TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM DO NXB KIM ĐỒNG ẤN HÀNH!
Bước Đường Cùng
Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.
Viết "Bước đường cùng", tác giả đã lường trước hậu quả là sách sẽ bị cấm. Thậm chí, người viết còn bị truy tố. Nhưng ông không sợ. Ông nghĩ, nếu bị nặng lắm thì ông cũng chỉ lãnh án từ một tới năm năm tù. Khi trở về, ông sẽ lại viết văn.
Bước đường cùng là tiểu thuyết nói về anh Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn. Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi… cứ như vậy, Nghị Lang thành ngư ông đắc lợi. Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp; Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no. Chị Pha về ốm nặng, Pha lại phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ... Anh phải đến phục dịch nhà Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức. Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt, chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói...
Tác giả dùng ngòi bút châm chích, giễu cợt đám quan lại, song với những người dân quê, không phải không có lúc ông buông lời bỡn cợt, bỡn cợt đến độ vô tình hóa ra xúc phạm họ, như khi ông tả người nông dân bị một viên Tây đoan giơ ba toong dọa, "hàng trăm người chạy ồ như vịt, ngã cả lên nhau", hoặc trước cái khóc đầy oan ức của chị Pha, ông viết "Thấy chị Pha khóc một cách lố bịch…".
Theo Nguyễn Công Hoan tự nhận xét, sở trường của ông là truyện ngắn chứ không phải tiểu thuyết. Tuy nhiên, với không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tiểu thuyết Bước đường cùng vẫn là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của đời văn Nguyễn Công Hoan. Cuốn sách từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được ghi nhận như một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.
Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan được Trí Việt Books phát hành với nội dung được chăm chút, hình ảnh bìa mới lạ, toát lên hết cái thần thái của cuốn sách với hình ảnh sinh động của một người bị thang cùm tù tội, lột tả hết nội dung chính của tác phẩm.
Lá Ngọc Cành Vàng là đoản thiên tiểu thuyết được nhà văn tiền chiến Nguyễn Công Hoan (1903-1977) viết xong năm 1935 và xuất bản lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1939. Trí Việt Books phát hành năm 2018.
Lá ngọc cành vàng kể về Nga một nàng tiểu thư con quan tri phủ đem lòng yêu thương tình si gởi đến cho Chi, con trai của một mụ bán hàng quán góa chồng nghèo xơ xác. Gia đình quan tri phủ biết được thì tìm mọi cách ngăn cản cấm đoán mối tình ngang trái ấy. Ông quan tri phủ cho rằng cái mối tình không môn đăng hộ đối ấy là một tội bất hiếu với liệt tổ liệt tông và ông đã lạm dụng quyền làm cha mà hành hạ tinh thần của cả Nga và Chi rất khắc nghiệt. Hành hạ không xong ông ta thẳng tay trừng trị thể xác và ra tối hậu thư bắt đứa con gái phải tuyệt giao với người tình.
Không chịu nổi sự hành hạ về tinh thần lẫn thể xác, cô con dái đã lên nhà người chú tạm nương náu. Nơi đây cô nhung nhớ người yêu quá đỗi nên hóa thành điên dại. Khi Chi đến thăm nom chăm sóc an ủi thì Nga mới được bình phục trở lại rồi lửa gần rơm lâu ngày cũng bén và Nga có mang đứa con với Chi. Ông quan tri phủ biết được cái tin động trời này đã ra tay hành hạ Chi và mẹ của chàng rất man rợ, riêng đứa con gái thì ông ta bắt uống thuốc phá thai. Nga cự tuyệt khiến quan tri phủ nổi cơn xung thiên đã xuống tay đánh đập đứa con gái cho đến chết.
Lá Ngọc Cành Vàng được xem như cuốn tiểu thuyết tả chân sinh động và thành công nhất của Nguyễn Công Hoan. Phong cách viết văn trong cuốn truyện này rất đặc trưng tiêu biểu của lớp nhà văn tiền chiến miền Bắc trước đây: tả hoặc muốn tả cái hiện thực, phê phán xã hội thể chế quan lại cũ xưa, đả kích thực dân (ở đây chỉ Pháp) và bọn cường hào ác bá. Qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan nét trào phúng, hài hước, châm biếm, trào lộng vẫn được lồng trong nội dung cảm động bi thương, để rồi những khắc nghiệt của gia phong quan tri phủ được hiện lên một cách rõ rệt và đáng sợ, để khiến cho cô con gái tên Nga vốn là cành vàng lá ngọc phải chịu những roi đòn thí mạng.
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam - Bà Chúa Trầm Hương
Một nàng công chúa nhà trời bị đày xuống trần gian. Nàng hóa thân thành cây gỗ quý thơm phưng phức. Bằng tình yêu thương vô bờ bến với con người nơi trần thế, nàng đã làm được nhiều việc lớn lao. Vì thế, khi nàng hóa đi, nhân dân lập một ngôi tháp để thờ phụng. Tháp ấy còn lại cho đến ngày nay – đó chính là Tháp Bà – nơi thờ mẹ Xứ Sở, hay còn gọi là bà chúa Trầm Hương.
Những câu chuyện dân gian nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em biết học điều hay lẽ phải, yêu cái thiện, ghét cái xấu và trân trọng truyền thống cha ông. Bộ sách Tranh truyện dân gian Việt Nam là món quà ý nghĩa với những câu chuyện được tuyển chọn và biên soạn kĩ lưỡng. Phần tranh vẽ minh họa sinh động, gần gũi giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và ghi nhớ câu chuyện.
Người Cập Rằng Hầm Xay Lúa
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp biến nhà tù Côn Đảo thành “địa ngục trần gian” hòng đàn áp những người Việt Nam yêu nước. Thế nhưng, nơi đây lại trở thành “Trường học Cộng sản” - nơi tôi luyện phẩm chất, ý chí của nhiều thế hệ chiến sĩ cách mạng.
Tại hầm xay lúa tối tăm của nhà tù Côn Đảo, có một người chiến sĩ tiên phong, không khuất phục trước cai ngục Pháp. Người ấy còn tràn đầy nhân hậu và đã cảm hóa sâu sắc những người tù khác. Hãy để ngòi bút tả thực sắc sảo và lối dẫn truyện lôi cuốn của nhà văn Nguyễn Công Hoan dẫn dắt bạn đọc đến gặp người chiến sĩ ấy.
“Người đảng viên cộng sản làm cập rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn năm 1930, đã làm náo động cả đảo ấy, là ai?... Người ấy là đồng chí Tôn Đức Thắng, là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và cũng là Chủ tịch danh dự của Ủy ban thiếu niên nhi đồng Việt Nam từ ngày Ủy ban được thành lập. Đó là Bác Tôn rất kính mến của chúng ta.”
Tuyển Tập Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình Nho học. Thân sinh ông là Nguyễn Đạo Khang làm huấn đạo, một ngạch quan nhỏ trong giáo giới. Song vì gia đình đông anh em, nên từ khi bốn tuổi ông đã được ông bác nuôi và cho ăn học. Ông bác cũng là người học thức khí khái, đã đỗ phó bảng và làm tri phủ. Ở với bác, bao nhiêu chuyện trong phố phủ, chuyện quan, chuyện lính tráng, nha lại, chuyện những người nông dân đến cửa quan bị bóp nặn, tất cả đọng lại trong trí nhớ ông. Được người gia đình dạy truyền khẩu ngay từ bé những phương ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn, những văn thơ chống Pháp của những tác giả ẩn danh, và sau này khi bắt đầu đi học lớp dự bị, lớp sơ đẳng, ông đã thuộc từng đoạn sách như Việt Nam phong tục ký của Phạm Huy Hổ, Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính biên soạn. Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ... Ông được nuôi lòng yêu NXB Văn Học, được bồi đắp chí khí yêu nước, phản kháng trước những áp bức bất công và con mắt nhìn của ông đã đầy tính trào lộng.
Khi bắt đầu cầm bút, ông không làm thơ mà đi thẳng vào văn xuôi. Theo ông nghĩ, văn xuôi cũng tức như lời ăn tiếng nói thường ngày. Ngay từ buổi đầu, ông tìm cách viết giản dị, sáng sủa, dễ hiểu. Do ham đọc văn thơ, ông đã có lối nhìn đời bằng tâm hồn thi sĩ. Tất cả đã tạo nên phong cách riêng của ông, cây bút hiện thực phê phán sắc sảo mang tính trữ tình.
Con đường văn của ông sau này bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng, tạo nên đặc điểm cây bút của ông. Ông là một trong những người đã đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ NXB Văn Học Việt Nam đương ở buổi sơ khai của nền văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, mà mỗi tác giả đều phải tự tìm thấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định NXB Văn Học Việt Nam. Con đường độc đáo Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo mở đường đi thẳng tới một mình, viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người bình thường, bằng lối văn giản dị, sáng sủa như là hàng ngày ta nói chuyện với nhau, nhưng kết thúc hết sức không bình thường. Truyện của ông làm bật lên những chuỗi cười đến rơi nước mắt.
Để đánh giá sự nghiệp Văn Học đồ sộ cũng như công lao sáng tạo dũng cảm có tính mở đường của ông đối với nền văn xuôi hiện thực Việt Nam, Nhà nước truy tặng ông Huân chương Lao động hạng nhất.
Đến nay truyện của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: Liên Xô, Bungari, Hungari, Anbani, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Cuba, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Quốc tế ngữ... Ba nước trên thế giới đã có công trình nghiên cứu về ông và tác phẩm của ông. Tên ông có trong Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, mục danh nhân thế giới, từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Nguyễn Công Hoan, tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi, "một cây bút khai sơn phá thạch cho nền văn xuôi trào phúng Việt Nam" (Lưu Trọng Lư). Cây bút trào phúng có một trong nền văn xuôi Việt Nam chưa có người kế tục, "một nhà văn châm biếm có biệt tài nhưng lại mang tâm hồn thơ đôn hậu và trữ tình" (Thanh Tịnh). Trong dịp mừng ông sáu mươi tuổi, Tô Hoài viết: ...Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn chương sạch sẽ kiểu "Tự Lực", thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo Ba Vì hùng vĩ, vượt qua hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng Tháng Tám..."
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam - Tiếng Sáo Thần Kì
Tiếng sáo thần kì của chàng Cò trong truyện này dễ khiến các em liên tưởng đến một nhân vật cổ tích khác, đó là chàng Sọ Dừa. Hãy cùng đọc truyện để biết cuộc đời chàng Cò và chàng Sọ Dừa có gì giống nhau không nhé! Câu chuyện cũng là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động không ngừng nỗ lực vượt lên những khó khăn, tủi cực của phận mình để sống có ích cho cuộc đời…
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam nhé!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam - Ngưu Lang Chức Nữ
Hằng năm, cứ vào ngày bảy tháng bảy âm lịch, trời mưa rả rích. Người ta kể rằng, nước mưa đó chính là nước mắt của vợ chồng chàng Ngâu sau bao ngày xa cách được gặp nhau. Vì đâu mà nên nỗi chia li ấy? Câu chuyện bắt đầu từ: Ngày xửa ngày xưa, khi chàng Ngâu còn là một người đốn củi ở dưới trần gian...
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam nhé!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam - Bà Chúa Thượng Ngàn
Ngày nay, ở nhiều nơi trên đất nước ta có các đền, phủ thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Một trong nhiều truyền thuyết về bà kể rằng bà chính là công chúa La Bình – con gái yêu của Sơn Tinh và Mị Nương. Các em cùng đọc câu chuyện này, để xem Bà Chúa Thượng Ngàn có công đức lớn lao như thế nào với nhân dân mà được đời đời tôn thờ như vậy nhé!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam nhé!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam - Sự Tích Ao Phật
Ở Trà Vinh ngày nay có một cái ao gọi là Ao Phật. Chuyện kể rằng: Xưa, xưa lắm vùng này thường xuyên bị chằn tinh quấy phá. Phật thương tình chỉ cho con người cách diệt trừ loài quỷ hung hăng... Cuộc chiến giữa người và chằng tinh diễn ra thế nào? Vì đâu mà có Ao Phật? Mời các em cùng đọc truyện!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam nhé!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam - Sự Tích Quạ Và Công
Xưa kia Quạ và Công là đôi bạn thân. Cả hai cùng có bộ lông xám xịt, lem nhem; chúng biết mình xấu xí nên chả dám đi đâu xa, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở xó rừng. Rồi một hôm Quạ nghĩ ra một kế hòng làm thay đổi bộ lông của mình và Công. Nhưng rồi lại chỉ mình công có được bộ lông đẹp. Vì sao thế nhỉ? Mời các em cùng đọc truyện!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam nhé!
Bước Đường Cùng
Nguyễn Công Hoan là nhà văn viết sớm và viết nhiều và vinh dự là người đi tiên phong của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Truyện dài có ngót hai chục tác phẩm. Truyện ngắn phải tính đến hàng trăm. Với một số lượng khá lớn như vậy, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan họp lại thành một bức tranh rộng lớn, khá đầy đủ về xã hội cũ. Về nghệ thuật viết truyện ngắn, phải nói rằng Nguyễn Công Hoan là người có nhiều khả năng và kinh nghiệm. Truyện của ông thường rất ngắn. Lời văn khúc triết, giản dị. Cốt truyện được dẫn dắt một cách có nghệ thuật và kết cục thường rất đột ngột để hấp dẫn người đọc. Mỗi truyện như một màn kịch ngắn có giới thiệu, thắt nút và mở nút. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Kép Tư bền, Người ngựa, ngựa người..., tiểu thuyết có Bước đường cùng... Ngay từ khi xuất hiện, Nguyễn Công Hoan luôn gây được sự chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và nhiều thế hệ độc giả. Mặc dù có nhiều người khen kẻ chê, nhưng truyện ngắn truyện dài của Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ (Tô Hoài)
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Phật Bà Quan Âm
Chùa Hương Tích thuộc địa phận huyện Can Lộc – Hà Tĩnh, từ xa xưa đã nổi tiếng là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Chùa nổi tiếng linh thiêng bởi đây là nơi Công chúa Ba Diệu Thiện hóa Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, từ bi hỉ xả, mở lượng hải hà cứu nhân độ thế. Cuốn sách này kể em nghe vì sao nàng công chúa Diệu Thiện được hóa Đức Phật Bà…
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Núi Vàng
Chàng mồ côi nhờ tiếng sáo du dương của mình đã khiến nàng tiên út nhà Trời cảm mến. Thế rồi họ nên duyên chồng vợ. Nhưng mối duyên giữa kẻ trần người tiên gặp nhiều trắc trở gian nan. Các em cùng đọc câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, đồng thời biết thêm về sự tích núi Vàng ở đất Tam Điệp - Ninh Bình ngày nay.
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Ba Chàng Trai Tài Giỏi
“Cho đến bây giờ, đồng bào Tây Nguyên vẫn truyền tụng rằng… ba anh em xưa là con một mẹ.” Vì sao lại có lời truyền tụng này? Hãy theo dõi câu chuyện về ba chàng trai và tìm ra câu trả lời nhé!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Chim Cuốc
Chuyện kể rằng: xưa Quắc và Nhân là đôi bạn thân. Nhưng rồi trời làm đói kém, họ phải chia lìa mỗi người một phương. Sau này,khi Nhân trở nên khá giả, họ gặp lại nhau. Nhưng tình bạn trắc trở khiến họ lại chia lìa. Nhân đi tìm bạn, hóa thành con chim cuốc với tiếng gọi bạn tha thiết: "Quắc! Quắc! Quắc...
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Chùa Bà Đanh
Dân gian có câu "Vắng như chùa Bà Đanh" để chỉ sự hiu quanh, vắng vẻ. Các em có biết, chùa Bà Đanh là một địa danh có thật? Và có biết vì sao có câu thành ngữ ấy? Chúng ta sẽ có lời giải đáp sau khi đọc cuốn sách này.
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Thằng Quấy
Thằng Quấy đi ở cho Chúa làng, quanh năm chẳng được tấm áo che thân, người trần như nhộng. Thế nhưng Quấy diệt được hổ dữ, Quấy lên giời làm cho Ông Giăng trở nên dịu hiền, không còn đốt cháy buổi đêm nữa…Quấy làm những việc phi thường ấy bằng cách nào? Mời các em cùng đọc truyện!
Những câu chuyện dân gian nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em biết học điều hay lẽ phải, yêu cái thiện, ghét cái xấu và trân trọng truyền thống cha ông.
Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau là thứ không thể thiếu trong tất cả các sự kiện trọng đại như lễ hội, cưới hỏi, đình đám… Bởi miếng trầu là hiện thân của tình nghĩa anh em thương yêu đùm bọc, tình vợ chồng chung thủy sắt son. Câu chuyện trong cuốn sách này cho chúng ta biết vì đâu mà có cây trầu, cây cau và phong tục ăn trầu của người Việt.
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông.
CÙNG TÌM ĐỌC HƠN 100 CUỐN TRANH TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM DO NXB KIM ĐỒNG ẤN HÀNH!
Câu chuyện hai anh em Nhà và Gạo vượt bao gian truân đi tìm mẹ đã trở nên thân thuộc với nhiều thế hệ qua lời kể giàu chất thơ và nhạc điệu của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Câu chuyện cũng truyền cảm hứng cho họa sĩ Nguyễn Công Hoan vẽ nên những bức họa giàu màu sắc dân gian, khiến người đọc càng không thể nào quên!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông.
CÙNG TÌM ĐỌC HƠN 100 CUỐN TRANH TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM DO NXB KIM ĐỒNG ẤN HÀNH!
Vua Hùng thứ mười bảy vì nóng giận nên ra lệnh đày người con nuôi An Tiêm ra đảo hoang. Ở nơi hoang vu không một bóng người, vợ chồng con cái An Tiêm làm gì để sinh sống? Vì sao sau này người ta tôn kính gọi vợ chồng An Tiêm là Ông tổ - Bà tổ Dưa Đỏ? Mời các em cùng đọc truyện!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông.
CÙNG TÌM ĐỌC HƠN 100 CUỐN TRANH TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM DO NXB KIM ĐỒNG ẤN HÀNH!
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Con Thạch Sùng (Tái Bản 2023)
Ngày nay, ta vẫn thường thấy con thạch sùng đậu trên bờ tường hoặc mái nhà mà chắt lưỡi kêu “Tạch, tạch!” Người đời bảo rằng, đó là do xưa kia thạch sùng vốn là một chàng trai giàu có, nhưng vì không biết qúy những gì mình có, nên khi chết vẫn còn nhiều tiếc nuối. Câu chuyện về thạch sùng ra sao? Mời các em cùng mở sách!
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông.
CÙNG TÌM ĐỌC HƠN 100 CUỐN TRANH TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM DO NXB KIM ĐỒNG ẤN HÀNH!
Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một "Bách khoa thư", một "tấn trò đời" mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỳ 20. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một " vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xẫu xa vào dĩ vãng...
Người ngựa ngựa người là tập truyện ngắn chọn lọc của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót!
Truyền Kỳ Mạn Lục là tập truyện gồm 20 truyện ghi chép lại những truyện li kì được kể trong dân gian. Tác giả Nguyễn Dữ (thế kỉ 16) đã tạo nên dấu ấn trong nền văn học nước nhà bằng cách kể chuyện bậc thầy, vì thế đây được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học trung đại Việt Nam. Lần xuất bản này, các truyện có kèm tranh minh họa đẹp xuất sắc của họa sĩ Nguyễn Công Hoan. Truyện và tranh đều đẹp, làm nên một ấn phẩm dạng artbook là món quà tuyệt vời cho những người yêu sách.
***
Ấn phẩm kỉ niệm 65 năm thành lập NXB Kim Đồng (1957-2022)
Nguyễn Công Hoan - tuyển tập là tập hợp đa phần những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và phần Tiểu thuyết Bước đường cùng của ông.
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hải Hưng, trong một gia đình Nho học. Chính nơi sinh cũng là quê hương ông.
Ông bắt đầu viết văn rất sớm, ngay từ khi còn đương học ở trường Bưởi. Tập truyện ngắn đầu tiên của ông là Kiếp hồng nhan xuất hiện năm 1923, khi ông tròn hai mươi tuổi. Từ đó ông viết nhiều truyện ngắn và truyện dài đăng trên các báo đương thời. Năm 1932 ông bắt đầu được bạn đọc chú ý khi cuốn truyện dài Những cảnh khốn nạn ra đời và nổi tiếng sau khi ra tập Kép Tư Bền (1935).
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, rất ngắn, cấu trúc gọn và đầy tính hài hước. Ngôn ngữ của ông giản dị, chữ dùng chọn lọc chính xác gợi những hình ảnh đậm nét, dí dỏm và thông minh. Gấp trang sách, người đọc cảm thấy không thể chịu đựng nổi nếu những cảnh huống như vừa đọc còn tiếp tục diễn ra trong cuộc sống con người. Nghệ thuật trào phúng của ông không chỉ bộc lộ rõ ưu thế trong truyện ngắn.
Theo Nguyễn Công Hoan tự nhận xét, sở trường của ông là truyện ngắn chứ không phải tiểu thuyết. Ông nói ông thích viết truyện ngắn hơn tiểu thuyết: "Tôi chỉ viết truyện dài khi nào tôi lười tìm đề tài để viết truyện ngắn". Tuy nhiên, với không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tiểu thuyết Bước đường cùng vẫn là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của đời văn Nguyễn Công Hoan. Cuốn sách từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được ghi nhận như một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.
“Nguyễn Công Hoan có một vị trí vững vàng, đầy vinh dự trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là một trong số những nhà văn đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam 1930 - 1945. Ông cũng là nhà văn có đóng góp quan trọng trong việc mở đường và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng, đưa nó tới một tầm cao mà cho tới nay, chưa có cây bút nào sánh nổi.” (Tiến sĩ TRẦN ĐĂNG SUYỀN)
“Trong kho tàng truyện ngắn của dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp một khối lượng lớn và có một nghệ thuật khá điêu luyện. Đi vào thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tưởng như bước vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con người múa may, khóc cười trong xã hội cũ.” (Giáo sư PHAN CỰ ĐỆ)
Mời các bạn tìm đọc TỦ SÁCH VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
•TRUYỆN KIỀU
•TRUYỆN NGẮN NAM CAO
•GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
•SỐ ĐỎ
•HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG
•THI NHÂN VIỆT NAM
•THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
•THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
•THƠ NGUYỄN BÍNH
•THƠ XUÂN QUỲNH
•…
Nàng tiên núi kết duyên với Thần Nước rồi hạ sinh ba cô con gái. Ba chị em thương nhau lắm, đi đâu, làm gì cũng có nhau. Họ còn mài ba chiếc vòng đá giống y hệt nhau để mỗi người đeo một cái. Nhưng rồi một ngày kia, thời tiết khắc nghiệt, ba chị em đành phải chia tay nhau đi kiếm cái ăn… Mỗi người một ngả. Cuộc sống của mỗi cô con gái nàng tiên núi sẽ ra sao? Câu chuyện cảm động về tình chị em này còn cho chúng ta biết rằng: người Chăm, người Mạ, người Kinh trên dải đất Việt Nam chính là anh em một nhà.
Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!
Bãi Tự Nhiên, đầm Nhất Dạ thuộc tỉnh Hưng Yên nước ta ngày nay là chứng tích nhắc nhớ về một truyền thuyết xa xưa, từ đời Hùng Vương thứ ba. Hùng Vương có người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Tiên Dung. Một ngày kia, trên đường ngao du sơn thủy, công chúa gặp chàng đánh cá nghèo xác xơ là Chử Đồng Tử. Và mối duyên đã đến giữa hai người...
Những câu chuyện dân gian nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em biết học điều hay lẽ phải, yêu cái thiện, ghét cái xấu và trân trọng truyền thống cha ông. Bộ sách Tranh truyện dân gian Việt Nam là món quà ý nghĩa với những câu chuyện được tuyển chọn và biên soạn kĩ lưỡng. Phần tranh vẽ minh họa sinh động, gần gũi giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và ghi nhớ câu chuyện.
Chàng mồ côi nhờ tiếng sáo du dương của mình đã khiến nàng tiên út nhà Trời cảm mến. Thế rồi họ nên duyên chồng vợ. Nhưng mối duyên giữa kẻ trần người tiên gặp nhiều trắc trở gian nan. Các em cùng đọc câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, đồng thời biết thêm về sự tích núi Vàng ở đất Tam Điệp - Ninh Bình ngày nay.
Những câu chuyện dân gian nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em biết học điều hay lẽ phải, yêu cái thiện, ghét cái xấu và trân trọng truyền thống cha ông. Bộ sách Tranh truyện dân gian Việt Nam là món quà ý nghĩa với những câu chuyện được tuyển chọn và biên soạn kĩ lưỡng. Phần tranh vẽ minh họa sinh động, gần gũi giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và ghi nhớ câu chuyện.
Một nàng công chúa nhà Trời bị đày xuống trần gian. Nàng hóa thân vào cây gỗ quý thơm phưng phức. Bằng tình yêu thương vô bờ với con người nơi trần thế, nàng đã làm được nhiều việc lớn lao. Vì thế, khi nàng hóa đi, nhân dân lập một ngôi tháp để thờ phụng. Tháp ấy còn lại cho đến ngày nay - đó chính là Tháp Bà - nơi thờ Mẹ Xứ Sở, hay còn gọi là Bà Chúa Trầm Hương.
Chuyện kể rằng: xưa Quắc và Nhân là đôi bạn thân. Nhưng rồi trời làm đói kém, họ phải chia lìa mỗi người một phương. Sau này,khi Nhân trở nên khá giả, họ gặp lại nhau. Nhưng tình bạn trắc trở khiến họ lại chia lìa. Nhân đi tìm bạn, hóa thành con chim cuốc với tiếng gọi bạn tha thiết: "Quắc! Quắc! Quắc...
Những câu chuyện dân gian nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em biết học điều hay lẽ phải, yêu cái thiện, ghét cái xấu và trân trọng truyền thống cha ông. Bộ sách Tranh truyện dân gian Việt Nam là món quà ý nghĩa với những câu chuyện được tuyển chọn và biên soạn kĩ lưỡng. Phần tranh vẽ minh họa sinh động, gần gũi giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và ghi nhớ câu chuyện.
Nhắc đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là một trong những tác giả đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc, độc đáo. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ bao gồm hơn 300 truyện ngắn và khoảng 30 tiểu thuyết. Thế giới truyện ngắn của ông rất đa dạng, phong phú như một bách khoa toàn thư một “tấn trò đời” về xã hội thực dân phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
"Cái cảnh cuối cùng mà anh cho là lâu tới, thì khán giả cho là chóng qua! Cho nên khi sắp hạ màn, anh cúi chào, thì cả rạp vỗ tay đôm đốp. Rồi anh tưởng phen này hết nợ, quyết được về cạnh giườờng bệnh của cha mà nhìn thấy mặt cha một lượt sau cùng trước khi tắt nghỉ, thì ở chỗ ghế hạng nhất, người ta kêu ầm: "Bis! bis!"
Nguyễn Công Hoan - Truyện Ngắn Hay Chọn Lọc
Nguyễn Công Hoan thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan thường là những đòn đơn giản mà ác liệt. Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có một chủ đề rõ ràng, đơn giản... gắn được với một mâu thuẫn trào phúng và một tình thế hài hước. - Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, rất ngắn, cấu trúc gọn và đầy tính hài hước. Ngôn ngữ của ông giản dị, chữ dùng chọn lọc chính xác gợi những hình ảnh đậm nét, dí dỏm và thông minh. Gấp trang sách, người đọc cảm thấy không thể chịu đựng nổi nếu những cảnh huống như vừa đọc còn tiếp tục diễn ra trong cuộc sống con người. Nghệ thuật trào phúng của ông không chỉ bộc lộ rõ ưu thế trong truyện ngắn. Truyện dài của Nguyễn Công Hoan cũng mang đầy đủ tính cách độc đáo ấy của tác giả.
Tinh Hoa Văn Học Việt Nam - Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học.
Hoạt động văn học của Nguyễn Công Hoan luôn song hành cùng với sự nghiệp cách mạng chống Mỹ cứu nước. Chính vì thế trong các sáng tác của ông, bức tranh xã hội của người nông dân dưới mới tầng áp bức hiện ra chân thực nhất, rõ nét nhất
Từ điển bách khoa Việt Nam cũng đánh giá: 'Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót.'
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi