Yêu nhau trong lo âu, bộ phim đã đưa chàng đạo diễn tài hoa Huy Miên và cô nàng Ngọc Yến giỏi giang chủ nhiệm đoàn phim đến với nhau dường như cũng là dự báo cho tình yêu của họ. Họ đã trải qua những ngày đẹp nhất bên nhau, cùng lăn xả làm việc với đoàn phim, cùng về một góc bình an nơi vườn hồng Đơn Dương thơ mộng, cùng nắm tay đi đến “Nơi tận cùng thế giới”. Thế nhưng giữa vô số cạm bẫy tình cảm và công việc, liệu Miên có đứng vững để bảo vệ hạnh phúc của mình?
Trên lời nhạc “Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương, mượn bối cảnh giới làm phim nhiều thử thách và cám dỗ, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã viết nên một câu chuyện về những cung bậc muôn thuở của tình yêu, về những lỗi lầm và sự tha thứ. Để rồi bất chấp lo âu trắc trở, những đôi tình nhân vẫn yêu nhau.
---
“Điều không phải ai cũng hiểu được, là nếu biết tha thứ, cho nhau một cơ hội, người ta sẽ dễ dàng thoát khỏi bao nhiêu nỗi đau khổ tự đày đọa mình. Và nhiều khi nhận ra, ân hận, thì đã không kịp. Như lời ni sư Diệu Hạnh đã nói trong truyện: “Con hãy bình tâm suy nghĩ xem con còn yêu thương cậu ấy không? Nếu còn thì hãy tha thứ cho cậu ấy. Làm người ai cũng có những lúc sa ngã, không kiểm soát được cảm xúc và hành động của bản thân. Nên tha thứ thôi con. Cuộc sống ngắn lắm, hãy trân quý thời gian để yêu thương mình và mọi người…”
Sau bao nhiêu chuyến đi, bao nhiêu nước mắt, nụ cười, kỷ niệm… mà mình không thể có với ai khác, sao mình lại không thể tha thứ cho nhau?” - N.Đ.T
Đi Qua Nước Mắt Nụ Cười
Nhà văn Nguyễn Đông Thức không có ý định gọi đứa con tinh thần này là Hồi ký, vì theo ông, “đây chỉ là những trang ghi chép về mảng đời đã qua của mình, có số phần riêng nằm trong cả một thời chung của bao bạn bè đồng trang lứa”.
Nơi đó có tiếng bút Bic chạy loạt soạt trên trang giấy của người mẹ vào buổi sớm tinh sương hay giữa đêm tĩnh mịch; có tiếng gõ máy đánh chữ của người cha khi viết báo, viết văn, dịch sách; có giọng ngâm thơ chúc Tết đầm ấm trong gia đình mà chất văn chương tựa hồ tuôn chảy như mạch nước ngầm.
“Gia đình thầy mẹ tôi là một gia đình nhà báo – nhà văn – nhà thơ chuyên nghiệp. Cho nên…
Ngoài oxy, không khí trong nhà tôi còn có chất gì?
Tôi nghĩ chắc là chất văn chương.”
Bằng văn phong gần gũi tự nhiên, cả một thời tuổi trẻ đã qua dàn trải dung dị từ quãng thời gian “nhất quỷ nhì ma” thuở còn ngồi trên ghế trường Trung học Võ Trường Toản, những rung động đầu đời của “hai… mối tình đầu”; đến giai đoạn cuộc đời riêng hòa cùng hơi thở chung của thời cuộc khi nước nhà thống nhất.
“24 tuổi, tôi dừng việc học, đi Thanh niên xung phong, đi bộ đội, về làm báo, viết văn… Số phận run rủi trải qua nhiều hoạt động. Loáng cái đã hơn 40 năm, gần hết đời người.
Cả một thời vun vút đi qua, có sôi nổi hào hứng mà cũng có ngỡ ngàng thất vọng… Giờ ngồi nhìn lại thấy có làm được nhiều điều không phải hổ thẹn, nhưng cũng không ít điều cứ tiếc nuối, giá như…”
Như lời của nhà văn Đoàn Thạch Biền đã viết:
Nguyễn Đông Thức có phong cách kể chuyện hóm hỉnh có duyên, ông đã hướng dẫn người đọc đi qua một giai đoạn lịch sử với “nước mắt, nụ cười”. Hồi ức này là của riêng tác giả nhưng ông cũng đạt được ý nguyện:
“Cung cấp cho người đọc ở các thế hệ sau hiểu biết thêm một chút về cuộc sống của những người thời trước mình, để cảm thông hơn”.
Nước mắt, nụ cười như bề mặt, bề trái của một sự việc. Hiểu được nó chưa chắc người ta sẽ sống an nhiên hơn, nhưng ít ra cũng bớt đi sự mù quáng.
Có lẽ, khi đã đủ đầy trải nghiệm trong cuộc sống, thì từng chặng đường đời, nhất là những tháng năm tuổi thơ và tuổi trẻ, lại theo dòng hồi tưởng trở về sống động, để nhớ, để yêu…
Ma Gánh Hát V/S Ma Bịnh Viện
Lời đầu của tác giả
Chào các bạn,
Nhân vật con ma - vai chính trong cuốn truyện ma nầy khá lạ. Ông là một nghệ sĩ sân khấu có tài có tật, cô độc vì tự ám ảnh về hình dạng của mình xấu xí như ma. Ai cũng nghĩ ông ta là người cõi âm, còn mấy người "khuất mày khuất mặt” lại cứ tìm ông để làm bạn. Sự việc khá lạ lùng "khủng khiếp" là ở chỗ đó.
Trong câu chuyện Ma gánh hát sau đây, ông bầu Quới phát hiện một hiện tượng mới. Ông nói:
Ma bị hiểu lầm, ngộ nhận. Nó không xấu xí tiều tụy như người ta tưởng. Trong vài trường hợp nó rất vui tính, hình thể dễ nhìn.
Song cái khổ lại đổ về một người dị tướng là anh Hai Môi của tôi. Anh phải sống dằn vặt giữa sự sống và cái chết. Người chung quanh xa lánh anh, cho anh là ma, còn các bạn vô hình của anh xem anh là đồng chủng hay là xác sống. Nhiều phân vân lo âu, rất kịch tính cho một nghệ sĩ vốn nhạy cảm như anh.
Nói thật ngoài vẻ ngổ ngáo hay đùa cợt, tôi là người yếu bóng vía. Tôi đang ngồi một mình, viết truyện ma nầy dưới ánh đèn mờ. Bóng tối sau lưng tôi. Không có ai trong gian phòng nhỏ kín cửa ngoài tôi. Bỗng dưng có ai vỗ vai tôi rồi tôi nghe tiếng thì thầm gọi. Tôi giật bắn người, quay lại thì thấy nhân vật ma nầy xuất hiện. Có lẽ bóng ma của quá khứ làm cho tôi "in trí”. Ông bà mình còn để lại đời sau nhiều chữ hay, như cái chữ "in trí". Một vài hình ảnh, sự kiện đặc biệt nào đó in đậm không phai nhạt vào vùng đồi sau vỏ não, nơi chứa đựng trí nhớ của bạn.
Kiểu như đêm khuya bạn xem phim ma trên
truyền hình. Mỗi khi bất chợt nhìn thấy một hình ảnh ma quái ghê rợn, thường nó lưu nhanh, bám rất lâu vào đồng tử bạn. Kinh nghiệm của tôi vì sợ "in trí" mất ngủ nên tôi sang ngay kênh khác coi phim vui hơn, hay tìm hình ảnh các cô gái để coi. Làm vậy bạn sẽ phần nào quên khuôn mặt "con ma" ảo lúc nãy.
Hình ảnh tạm gọi là ma bằng chữ trong cuốn sách nầy tôi đã theo đuổi để viết suốt ngày đêm trong hơn một tháng với khoảng 100 trang A4. Cho tới 35.823 chữ vẫn chưa dứt chuyện nên tôi nhìn thấy ông ma của tôi lâu hơn.
Tôi cũng là ma chăng vì tôi thích ngồi một mình suốt đêm dài chờ sáng?
Tôi bị dị ứng lông thú như chó hay mèo. Mỗi lần tôi sổ mũi khụt khịt ách xì, tôi nghe tiếng cười nhạo thân mật rất gần cạnh bên tôi. Tôi giả giọng cười lại thì nhiều lúc không phải tôi cười mà là... ai đó! Một người vô hình! Thân cận như một người bạn ngày xa xưa nào đó trong cuộc sống giang hồ sông nước của tôi khi tôi còn sống trong một gánh hát rong rêu.
Còn sau đây là một trong những phát hiện khá chậm của tôi về ma. Có lẽ nhiều người đã biết rồi nhưng không nói:
"Một Người Còn Sống, Dù Già Hay Trẻ, Cũng Có Một Hay Nhiều Con Ma Thân Yêu Hay Là Ganh Ghét Vô Hình Bên Cạnh".
Nếu hiểu như vậy, cuộc hội ngộ nầy sẽ vui vẻ, người ta không còn sợ ma quỷ gì. Đôi lúc ma còn sợ người và người làm cho ma sợ. Con ma gọi tôi vừa rồi, tôi nghĩ chắc chắn đó là anh Hai Môi. Nghe đâu anh Hai cũng đã mất từ lâu vì bệnh "đau ma". Vì vậy tôi trở ngón viết chuyện Ma gánh hát nầy nhiều phân đoạn có vẻ đùa cợt anh Hai. Lần nầy, anh ấy hiện về chắc vì còn nhớ tôi...
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.