Nghệ thuật đắc nhân tâm thường nhắc đến trong cuộc sống, trong những cuộc giao tiếp làm sao thu phục lòng người, hay đơn giản là giao tiếp với mọi người xung quanh một cách khéo léo. Không những trong cuộc sống, mà đắc nhân tâm trong công việc, trong quản lý nhân viên, quan hệ với lãnh đạo, giao tiếp với khách hàng có vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp. Bởi một người không thể nào tạo nên sự thành công mà phải có sự giúp đỡ từ những đồng nghiệp, bạn bè hoặc những ai có liên quan đến công việc và môi trường của người đó.
Cuốn sách bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I. 30 nguyên tắc vàng trong đắc nhân tâm
Phần II. Để trở thành một lãnh đạo thành công
Phần III. Đánh giá và tạo động lực cho nhân viên - nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Phần IV. Nghệ thuật dùng người, thu phục lòng người
Phần V. Xây dựng và phát triển thương hiệu
Phần VI. Nghệ thuật ứng xử, giao tiếp và các giải pháp cụ thể nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Gốm
Tiểu thuyết Gốm lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử vị vua cách mạng Hàm Nghi bị phế truất khỏi ngai vàng, bí mật tham gia phong trào Cần Vương trước khi phải chịu cảnh lưu đày biệt xứ tận Phi châu. Song song trong đó là câu chuyện gặp gỡ tình cờ giữa chàng thợ gốm trẻ tuổi tài hoa đến từ làng Phước Tích và tay chủ lò gốm Long Trường đến từ Đại Pháp. Trong quá trình hoàn thiện bức tranh gốm vẽ chân dung đương kim hoàng đế, cả hai bất ngờ bước vào cuộc đối đầu tư tưởng căng thẳng, vào xung đột về quan điểm và xu hướng sáng tạo nghệ thuật, sự khám phá bản thể và đối phương.
Như tác giả Nguyễn Hữu Nam chia sẻ, khi bắt tay viết Gốm anh không có nhiều vốn liếng kiến thức về nghề cổ truyền này. Đọc tư liệu thôi chưa đủ, anh tham gia những hội chợ đồ gốm, rong ruổi ở làng gốm Tân Vạn, vào từng hộ có lò gốm đang trên bờ lăn lốc, tàn lụi… Những người thợ gốm nhem nhuốc lam lũ với thù lao ít ỏi đang cố giữ cái nghề truyền thống mà cha ông trao truyền, những con người mang vẻ muôn năm cũ ấy, rách giấy vẫn cố giữ lấy nghề ấy được anh tái hiện trên nền cảnh của ngôi làng có “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế” bên dòng Ô Lâu hiền hòa xứ Huế thế kỷ XIX. Ở Gốm, có những trang viết dành cho nghề gốm cổ truyền tuyệt mỹ của dân tộc, và sự ngưỡng vọng dành cho đức vua Hàm Nghi.
“Với Vua Duy Tân trong tôi, cái đẹp không ở những vàng son lộng lẫy mà lấp lánh từ những nghịch cảnh, đau thương.” (Nhà phê bình Thái Phan Vàng Anh)
Tiểu thuyết lịch sử Vua Duy Tân trong tôi khởi đầu với một điểm nhìn mới lạ: dòng chảy hồi ức của Ân phi Hồ Thị Chỉ - người phụ nữ đặc biệt từng gặp gỡ đính ước với vua Duy Tân nhưng sau đó lại trở thành vương phi của vua Khải Định. Cuốn sách gồm bốn chương đoạn, phục dựng một thời nhiễu nhương với bao biến cố, chứng nhân lẫn nạn nhân thời cuộc.
Vua Duy Tân - vị vua ôm mộng độc lập, người đàn ông trong mộng của nàng tiểu thư nhà Hồ Đắc
Với nghệ thuật trần thuật hiện đại, tác giả Nguyễn Hữu Nam dẫn dắt người đọc ngược dòng lịch sử từ thuở Vĩnh San còn là một thiếu niên, lên ngôi cho đến khi phế đế bị lưu đày và tử nạn. Vua Duy Tân hiện lên với hình ảnh một chàng thanh niên khí phách tài hoa, vị vua ôm mộng độc lập, một cựu hoàng năng nổ chờ ngày hồi loan.
Trong ký ức thanh tân nồng nàn của nàng tiểu thư Hồ Đắc, vị vua mà chúng ta đều biết được ví von là một người đàn ông “vừa cay nồng như quế, vừa xao xuyến tựa gió”. Người đã khiến nàng dành toàn bộ tuổi xuân để thương yêu, hẹn ước rồi cũng chính người đã lẳng lặng từ hôn để khỏi làm liên lụy người mình yêu khi quyết tâm dấn thân vào con đường đổi vận cứu nước.
Ngồn ngộn nhân vật sự kiện, tầng tầng lớp lớp bí ẩn hoàng tộc triều Nguyễn
Vua Duy Tân là nhân vật xuất hiện xuyên suốt trong mọi câu chuyện, mọi biến thiên thăng trầm, bắt đầu là “vì Duy Tân”, kết thúc cũng “vì Duy Tân”. Từ sợi chỉ đỏ mang tên Duy Tân, cuốn sách đã mở rộng xây dựng một bức tranh lịch sử với ngồn ngộn nhân vật và sự kiện liên quan, cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Vua Khải Định bù nhìn, “bất lực” nhưng đam mê “hiện đại hóa” kinh thành với các công trình kiến trúc kiểu Pháp. Vua Bảo Đại xa lạ với vương triều, quốc dân và kết cục từ bỏ ấn kiếm sau những nỗ lực giành thực quyền bất thành. Cuốn sách đặc biệt dành một phần quan trọng để khắc họa số phận của những người phụ nữ trong chốn hậu cung như vương phi Mai Thị Vàng của vua Duy Tân, Đức Từ Cung - hoàng thái hậu cuối cùng, Ngoài ra, chân dung những nhân vật ít khi hoặc chưa từng xuất hiện trong sách vở cũng được “bật mí” như như người thầy Tây dạy Duy Tân – Philippe Albert Eberhardt, hay vị kiến trúc sư thân tín của Khải Định – Beau de Champeaux. Những nhân vật có thực lẫn hư cấu cũng được tái hiện, làm đầy thêm những khoảng trống trong bức tranh lịch sử triều Nguyễn.
Sự hòa quyện hoàn hảo giữa lịch sử và văn chương
Tiếp nối Gốm và Vua Thành Thái trước đó, tác phẩm Vua Duy Tân trong tôi một lần nữa cho thấy tài năng tuyệt vời của tác giả Nguyễn Hữu Nam trong việc hòa quyện chất liệu lịch sử vào dòng chảy mềm mại của văn chương.
Nguyễn Hữu Nam đã khéo léo lý giải chính sử từ góc nhìn đời tư, vừa đảm bảo tính khách quan của sự thật lịch sử vừa “nâng tầm” dã sử hay những đồn đoán, thêu dệt dân gian để kể thêm về những góc khuất mà sử gia còn bỏ ngỏ - những câu chuyện mà tác giả không muốn đặt dấu chấm hết. Vua Duy Tân trong tôi khơi gợi nên cảm xúc vừa hoài niệm vừa bi thương, vừa ngưỡng vọng vừa tiếc nuối về những phế tích, những vàng son một thuở, những người muôn năm cũ. “Cái đẹp không ở những vàng son lộng lẫy mà lấp lánh từ những nghịch cảnh, đau thương.”.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.