1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả nguyễn huy tưởng

Tổng hợp sách của tác giả nguyễn huy tưởng tại KhoSach.com.vn
name

Con Đường Văn Sĩ

Cùng với những độc giả yêu văn chương, muốn tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, cuốn sách đặc biệt nhắm đến các bạn đọc trẻ tuổi: Những người đang háo hức và băn khoăn, quả quyết và khắc khoải bước vào đời với khát khao lập thân lập nghiệp giống như bậc tiền nhân của mình…

---

Nhà văn NGUYỄN HUY TƯỞNG sinh ngày 6.5.1912 trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Những năm tháng tuổi trẻ, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động Truyền bá quốc ngữ, Hướng đạo sinh. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8.1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành. Nguyễn Huy Tưởng là một trong những người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Do mắc bệnh hiểm nghèo, ông mất ngày 25.7.1960 tại Hà Nội.

Trong cuộc đời sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, đợt I, năm 1996.

CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG

- KỊCH:

- Vũ Như Tô (1941)

- Cột đồng Mã Viện (1945)

- Bắc Sơn (1946)

- Những người ở lại (1948)

- Anh Sơ đầu quân (1949)

- Lũy hoa (truyện phim, 1960)

- TIỂU THUYẾT:

- Đêm hội Long Trì (1942)

- An Tư (1944)

- Truyện anh Lục (1955)

- Bốn năm sau (1959)

- Sống mãi với Thủ đô (1961)

- KÝ:

- Ký sự Cao Lạng (1951)

- Gặp Bác (1955)

- Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (3 tập, 2006)

- TRUYỆN THIẾU NHI:

- Cô bé gan dạ (1941)

- Chiến sĩ canô (1952)

- Tìm mẹ (1954)

- Con cóc là cậu ông Giời (1956)

- Thằng Quấy (1956)

- An Dương Vương xây thành ốc (1957)

- Hai bàn tay chiến sĩ (1958)

- Kể chuyện Quang Trung (1960)

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960)

Nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cũng được xuất bản thành các tuyển tập, toàn tập…

name

Câu chuyện hai anh em Nhà và Gạo vượt bao gian truân đi tìm mẹ đã trở nên thân thuộc với nhiều thế hệ qua lời kể giàu chất thơ và nhạc điệu của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Câu chuyện cũng truyền cảm hứng cho họa sĩ Nguyễn Công Hoan vẽ nên những bức họa giàu màu sắc dân gian, khiến người đọc càng không thể nào quên!

Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông.

CÙNG TÌM ĐỌC HƠN 100 CUỐN TRANH TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM DO NXB KIM ĐỒNG ẤN HÀNH!

name

“Những Truyện Hay Viết Cho Thiếu Nhi - Nguyễn Huy Tưởng” tuyển chọn những truyện hay viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: Cô bé gan dạ, Tìm mẹ, Con cóc là cậu ông giời, Hai bàn tay chiến sĩ, An Dương Vương xây thành ốc, Kể chuyện Quang Trung…

“Trong văn học cho thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ, chưa ai chuyên và đã thành công như Nguyễn Huy Tưởng” (Tô Hoài)

“Nghệ thuật viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng nổi bật hai đặc điểm: đôn hậu vô cùng và cũng rất nghiêm khắc. Ngòi bút ông thấm đượm tình yêu thương của một người cha, người ông. Ông viết kĩ từng câu, chọn từng từ, nương nhẹ với những cánh hoa. Đồng thời từ tốn và nghiêm trang, ông dẫn dắt các cháu đến với những khái niệm cơ bản về lịch sử, đất nước, dân tộc, con người…”

name

“Không bao giờ nhiều lời huênh hoang, anh [Nguyễn Huy Tưởng] đã hiểu sâu sắc cái sứ mệnh của người cầm bút, nó là cái nghề xây dựng tâm hồn nhưng cũng có thể phá phách tâm hồn.” - Nhà văn NGUYỄN ĐÌNH THI

“Với Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng là một nghệ sĩ tài năng, ông còn là một trí thức lớn, nghĩa là người mang tài năng, trí óc và tâm hồn mình cống hiến cho dân tộc và cho nhân loại.” - GS ĐỖ ĐỨC HIỂU

“Các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, dù là tiểu thuyết, hay kịch, hay ký sự nữa, cũng đều gần chất sử thi.” - Nhà văn NHƯ PHONG

“Sống mãi với thủ đôcó cái đường bệ, chín chắn của một tác phẩm vào cỡ lớn. Được dựng lên bằng một cây bút có nghề, có mực thước, có sự thận trọng, công phu tìm tòi suy nghĩ, có tấm lòng yêu dấu và chân thành của người viết.” - Nhà văn KIM LÂN

Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn bộ sách Văn học trong nhà trường.

Bộ sách sẽ lần lượt giới thiệu tác phẩm của các tác giả thuộc nhiều trào lưu, thể loại, thời kì...

Ngoài giá trị tư liệu học tập, hi vọng bộ sách còn giúp bồi dưỡng thêm tình yêu văn học, khích lệ tư duy sáng tạo giúp người đọc có được cho mình những nhận định khách quan và hợp lí.

Mời các bạn tìm đọc

• TRUYỆN KIỀU

• TRUYỆN NGẮN NAM CAO

• GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

• SỐ ĐỎ

• HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG

• TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

• THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

• THƠ NGUYỄN BÍNH

• THƠ XUÂN QUỲNH

• THƠ NGUYỄN KHUYẾN

• NGUYỄN HUY TƯỞNG - KỊCH VÀ VĂN

• CON CHIM XANH

• LÃO HÀ TIỆN

• TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG

•…

name

Tìm Mẹ Và Các Truyện Dân Gian Khác

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) thường tìm kiếm chất liệu sáng tác văn học từ những sự tích dân gian, những câu chuyện lịch sử của Việt Nam, rồi làm mới chúng bằng cách viết vừa bay bổng, nhẹ nhàng những không kém phần nghiêm trang, sâu sắc.

Cuốn sách “Tìm mẹ và những truyện dân gian khác” được Nhà xuất bản Kim Đồng chọn lọc từ những câu chuyện như vậy để giới thiệu tới các độc giả nhí những nét đẹp con người như: lòng hiếu thảo, sự nhân ái, lòng yêu nước, sự dũng cảm…

Bốn câu chuyện được in trong “Tìm mẹ và những truyện dân gian khác” sẽ giúp các em khám phá thêm vẻ đẹp của bút pháp văn chương Nguyễn Huy Tưởng – một tác giả quan trọng trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam.

Sách được in khổ to, bìa cứng dày dặn với phần minh họa độc đáo và tỉ mỉ của họa sĩ Phạm Rồng.

name

Truyện tranh màu “Lá cờ thêu Sáu chữ Vàng” do họa sĩ VĂN MINH chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Cậu bé tuổi thiếu niên Trần Quốc Toản tuy còn nhỏ nhưng đã sớm biết căm hận khi thấy gót giày của lũ giặc Nguyên Mông nghênh ngang giày xéo trên đất nước mình. Chàng tự luyện rèn võ nghệ và chiêu tập những người cùng ý chí để thành đội quân đi đánh đuổi giặc. Đoàn quân của Trần Quốc Toản ra trận cùng lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” – đó là hình ảnh đẹp vô cùng, như một biểu tượng của lòng yêu nước vĩnh cửu của người Việt Nam ta.

name

Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: An Dương Vương Xây Thành Ốc

Khi quân xâm lược Triệu Đà chỉ còn cách Phong Khê là nơi An Dương Vương đóng không đầy sáu mươi dặm, một đêm nằm mơ, có vị thần mách bảo: “Muốn đánh Triệu Đà phải xây thành ốc.”….

Bằng trí tưởng tượng phong phú, trên nền sự am hiểu lịch sử và truyền thuyết dân gian, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mang đến cho các em câu chuyện xây thành ốc Cổ Loa li kì có một không hai trong cuốn sách nhỏ này. Mời các em cùng đọc truyện!

Những câu chuyện dân gian nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em biết học điều hay lẽ phải, yêu cái thiện, ghét cái xấu và trân trọng truyền thống cha ông.

Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!

name

Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Thằng Quấy

Thằng Quấy đi ở cho Chúa làng, quanh năm chẳng được tấm áo che thân, người trần như nhộng. Thế nhưng Quấy diệt được hổ dữ, Quấy lên giời làm cho Ông Giăng trở nên dịu hiền, không còn đốt cháy buổi đêm nữa…Quấy làm những việc phi thường ấy bằng cách nào? Mời các em cùng đọc truyện!

Những câu chuyện dân gian nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em biết học điều hay lẽ phải, yêu cái thiện, ghét cái xấu và trân trọng truyền thống cha ông.

Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!

name

Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Con Cóc Là Cậu Ông Giời

Ngày nảy ngày nay, mỗi khi thấy tiếng cóc nhái nghiến răng, thì mọi người đều biết rằng trời sắp mưa to. Cóc tuy nhỏ bé, nhưng vẫn được gọi là “cậu ông Giời”. Tại sao vậy? Câu chuyện bắt đầu từ ngày xửa ngày xưa, vào một năm nọ, Giời ra một cơn hạn hán chưa từng có bao giờ…

Những câu chuyện dân gian giúp các em giàu thêm mơ ước, biết sống đẹp và trân trọng truyền thống cha ông. Cùng tìm đọc hơn 100 cuốn Tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành!

name

Bốn Năm Sau Và Những Trang Viết Về Điện Biên

Nội dung cuốn sách cơ bản được tổ chức thành hai phần: tiểu thuyết Bốn năm sau kể về công cuộc tái thiết Điện Biên của các chiến sĩ sư đoàn 316, bốn năm sau ngày giải phóng (tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật) và những trang nhật ký của tác giả, cùng thư từ gửi về cho gia đình, bạn bè văn nghệ trong chuyến đi thực tế dài hơn bốn tháng (8-12/1958) ở Điện Biên.

Cần biết thêm rằng, Nguyễn Huy Tưởng là người dẫn đoàn nhà văn đầu tiên lên Điện Biên Phủ (“Tổ Điện Biên”) kể từ sau ngày chiến sự; tham gia vào mọi công việc lao động thường nhật của các chiến sĩ xây dựng mảnh đất Tây Bắc lịch sử này. Tác phẩm được thai nghén chính trong cái khó khăn, vất vả của một đời sống xây dựng chuyên cần, vị lai, không ngưng nghỉ một phút giây nào ấy. Một ấn bản được biên soạn công phu và giàu tâm huyết, như một việc làm ý nghĩa và thiết thân để kỷ niệm sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

name

Sống Mãi Với Thủ Đô

Sống mãi với Thủ đô là thiên sử thi hào hùng bi tráng về cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô sau ngày toàn quốc kháng chiến (năm 1946) của những con người quả cảm. Sống mãi với Thủ đô đã xây dựng bức tranh sống động về Hà Nội và tình yêu tha thiết tự hào về người Hà Nội hào hoa, thanh lịch mà bất khuất kiên cường…

“Tôi tin rằng chúng ta, những người đã trải qua cuộc kháng chiến chín năm và lớp người lớn lên trong hòa bình sau này sẽ cảm ơn nhà văn ở nhiều trang tuyệt đẹp về những ngày Thủ đô chuẩn bị kháng chiến, và hai đêm đầu tiên của cuộc chiến đấu đầy ác liệt ấy. Anh [Nguyễn Huy Tưởng] đã ghi chép một cách tỉ mỉ và tài tình cái không khí bị nén chặt đang đợi cơ hội bùng nổ ra, những cảm giác hết sức tinh tế trong giờ phút nghiêm trang nhất của lịch sử… Cảnh nọ và cảnh kia chen lẫn nhau, như những tia sáng hướng dẫn người đọc lần lần tìm ra toàn cảnh, một bức tranh rất nhiều màu sắc.” - NGUYỄN KHẢI

“Tôi đọc Sống mãi với Thủ đô đã mấy chục năm nay thế mà vẫn còn giữ nguyên vẹn trong trí nhớ một chiếc lá sấu vàng khô cong như một tấm vàng giát, từ từ và lặng lẽ gieo mình xuống vạt cỏ ven Hồ Gươm trong một buổi chiều mùa đông của năm ấy – mùa đông 1946 – trong một sắc trời một màu xám đầy lạnh lẽo chứa đựng một cái gì gai gai, rờn rợn mà tôi có cảm tưởng chỉ ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng mới tả được hay đến như thế – về mấy ngày trước khi cuộc kháng chiến trường kì nổ ra.” - NGUYỄN MINH CHÂU

“Nói đến chất thơ trong Sống mãi với Thủ đô trước hết là nói đến cái nhìn sâu vào bên trong các biến cố của đời sống, phát hiện trong hiện tại những gì thuộc về quá khứ và báo hiệu cho tương lai… Trong nét vẽ rành rõ, sáng sủa của hiện tại, anh [Nguyễn Huy Tưởng] phủ lên một lượt mây mờ cổ kính của quá khứ và cũng đồng thời rọi chiếu một thứ ánh sáng rực rỡ của tương lai.” - PHONG LÊ

---

Nhà văn NGUYỄN HUY TƯỞNG (1912 – 1960)

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6.5.1912 trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Những năm tháng tuổi trẻ, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động Truyền bá quốc ngữ, Hướng đạo sinh. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8.1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành một trong những người lãnh đạo hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành. Nguyễn Huy Tưởng là một trong những người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Do mắc bệnh hiểm nghèo, ông mất ngày 25.7.1960 tại Hà Nội.

Trong cuộc đời sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 1996.

name

Lũy Hoa

Thảo xong Sống mãi với Thủ đô, Tập 1, về ba ngày đầu Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng viết xen Lũy hoa, và kết thúc truyện phim này vào ngày 15-6-1959, khi căn bệnh hiểm trong mình đang phát lộ, để chỉ hơn một năm sau, ngày 25-7-1960 thì nhà văn qua đời.

Nếu Sống mãi với Thủ đô tạm dừng ở ba ngày đêm đầu của cuộc chiến thì Lũy hoa cho ta chứng kiến cuộc chiến diễn ra trong suốt 60 ngày đêm, cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Hà Nội, để cùng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch; cùng với một khúc vĩ thanh đậm in dấu ấn lãng mạn 7 năm sau đoàn quân chiến thắng trở về, trên những phố xưa…

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM