Thương Những Miền Qua
Cuốn sách mới nhất này của Hậu "Thương những miền qua" là một trong chuỗi sách tản văn, tạp bút mà Hậu từng xuất bản hàng chục đầu sách, kể từ cuốn tạp bút đầu tiên: Đi và Tìm trong Đất, năm 2008. Song song với chuỗi sách này là chuỗi sách chuyên khảo về khảo cổ học, mà người đọc tôi thích nhất hai cuốn: Khảo cổ học bình dân Nam bộ (viết chung, 2010) và Đô thị Sài Gòn – TP HCM - Khảo cổ học và bảo tồn di sản (xuất bản năm 2017, tái bản 2019).
Không ngưng được nỗi lòng, Hậu thổn thức viết tiếp: Chữ thương bao dung nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được. Bởi vậy, người đọc nào cũng có thể động lòng mà cùng theo Hậu thương về miền Tây, cùng Hậu thương không để đâu cho hết, những con nước lớn, nước ròng, chiếc xuồng chiếc ghe xuôi ngược miên man trên sông rạch, thương xóm, thương làng trải dài ven sông yên bình, thương những vườn cây trĩu trịt hoa trái miệt vườn, những con đường rợp bóng cây xoài, cây dừa và những ngôi chợ miền Tây sầm uất bán mua cả trên đất bằng lẫn trên sông nước… Tất cả nặng trĩu trong tâm thế người viết Nguyễn Thị Hậu, đong đầy trong một chữ thương… khiến người đọc cũng vì chữ thương ấy mà cầm lòng không đậu!
Nhận xét, đánh giá về cuốn sách Thương Những Miền Qua
"Ấn tượng nhất về cái đọc, được gây ra từ sách “Thương những miền qua” của Nguyễn Thị Hậu là một giọng văn tự sự đậm chất Nam bộ, trong cách kể chuyện rủ rỉ tâm tình, gây nhớ, gây thương, và gây ngẫm ngợi của người viết. Với tư thế và tâm thế của một phụ nữ làm nghề đặc biệt – khảo cổ học, kể về những miền đất đi qua – với muôn vàn thương nhớ.
Thực ra, Hậu không chỉ đi qua, mà là đi đến và cũng là đi về miền đất quê hương, nơi cha sinh mẹ đẻ. Và Hậu đã không ngừng đi, không chỉ đi, trên dọc dài đất nước mình. Để rồi, tất cả sự đi chứa chan cảm xúc ấy, đã lên hương, thành tình tự, ngụ trong một chữ thương, (theo cách nói Nam bộ, chữ thương dùng để chỉ chữ yêu. Con trai Nam bộ không nói anh yêu em mà nói anh thương em).
Bởi vậy, chữ thương ngự ngay tên sách của Hậu: “Thương những miền qua”. Vì thế, sách có chữ thương này rất có thể động lòng người chịu đọc nó.
Bởi lẽ, người đọc nào mà chẳng thương miền đất đã sống, thương miền đất sắp đến và thương về miền đất mình sẽ trở lại - nơi quê hương nguồn cội.
Như khát khao “quay đầu về núi”?..."
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái
"Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có quỹ di sản cảnh quan và kiến trúc đô thị đặc sắc, đã dạng và phong phú. Lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn ADN kéo dài vô tận mà trong đó sự "phát triển" kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng "bảo tồn" di sản văn hóa lại giữ vai trò cấu trúc ổn định của chuỗi vòng xoắn.
Khi cấu trúc này bị phá vỡ, đô thị không còn bản sắc riêng. Một đô thị không có bản sắc riêng thì nó sẽ biến mất trong nhận thức và ký ức cộng đồng, sớm hay muộn mà thôi"
Làm thế nào để phát triển đô thị nhưng không làm phá hủy di sản văn hóa, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa của đô thị? Đây vừa là suy nghĩ, trăn trở của tác giả, một người vừa làm công tác khảo cổ học và bảo tồn, vừa làm công tác nghiên cứu phát triển của TPHCM. Lần tái bản này, tác giả đã chỉnh sửa một số sai sót, bổ sung thêm những hoạt động về bảo tồn di sản đô thị ở trong và ngoài nước qua khảo sát của tác giả năm 2017 – 2018, nhằm tăng cường tính thực tiễn của công trình. Tuy vậy chắc chắn công trình cũng chưa thật sự hoàn thiện. Tác giả chân thành cám ơn ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và quý độc giả.
Sài Gòn: Nơi Cuộc Sống Trở Thành Tình Yêu
Sài Gòn – Nơi Giao Thoa Giữa Ký Ức Và Hiện Tại
Cuốn sách "Sài Gòn" của Nguyễn Thị Hậu là một bức tranh đầy màu sắc về thành phố mang tên Bác. Tác giả, với trái tim của một người con đất Việt, đã khéo léo lồng ghép những ký ức về quê hương, về những tháng ngày xa cách, để rồi từ đó, bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho Sài Gòn – nơi mà mỗi người đều sống hết mình và rồi sẽ trở thành người Sài Gòn.
Một Cái Nhìn Bao Quát Về Sài Gòn
Nguyễn Thị Hậu, với bản lĩnh của một nhà khoa học, đã phân tích sâu sắc những vấn đề nhức nhối của đất nước, nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của một tâm hồn phụ nữ, chị đã đưa người đọc vào những câu chuyện đời thường, những cảm xúc chân thật về Sài Gòn. Những dòng văn chân thành, tràn đầy cảm xúc, tạo nên một Sài Gòn vừa quen thuộc, vừa đầy bất ngờ.
Tình Yêu Sài Gòn – Cái Tâm Của Nguyễn Thị Hậu
"Sài Gòn" không chỉ là một cuốn sách về thành phố, mà còn là những tâm tư, những suy ngẫm của tác giả về cuộc sống, về tình yêu, về những giá trị mà mỗi người cần giữ gìn. Chị chia sẻ về tình yêu dành cho Sài Gòn, cho âm nhạc của Trịnh Công Sơn, và cả những giấc mơ riêng tư, những lần lạc đường trong mộng mị. Tất cả đều được thể hiện bằng một lối văn nhẹ nhàng, thấm đượm tình cảm và sự chân thành.
Lời kết
"Sài Gòn" của Nguyễn Thị Hậu là một cuốn sách đáng đọc, đáng suy ngẫm. Nó không chỉ giúp bạn hiểu hơn về Sài Gòn, mà còn giúp bạn tìm thấy những giá trị cuộc sống trong chính bản thân mình. Sẽ không có gì vĩ đại hơn sự hiểu biết và tình yêu mà chúng ta dành cho nơi mình sinh ra và lớn lên. Hãy cùng trải nghiệm cảm giác ấy qua những trang sách của Nguyễn Thị Hậu!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi