Bài Tập Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 7 - Tập 1 (CT)
Từ năm học 2021-2022, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học Cơ sở mới được triển khai dạy và học trên phạm vi toàn quốc. Để góp phần giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh nắm vững những nội dung cơ bản cũng như vận dụng kiến thức vào thực hành, nhóm tác giả biên soạn “Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7”, tập 1.
Sách gồm hai tập, bám sát các nội dung cơ bản theo định hướng phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe của Sách giáo khoa Ngữ văn 7, bộ “Chân trời sáng tạo”. Nội dung cuốn sách “Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7”, tập 1, được chia thành hai phần:
- Phần mở đầu: Giới thiệu hệ thống bài học, bộ “Chân trời sáng tạo”, tập 1.
- Phần thứ hai: Tóm tắt kiến thức cơ bản và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận của các bài học có trong Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1. Phần này, được biên soạn theo các mục: “Kiến thức cơ bản”, “Luyện tập”, “Hướng dẫn luyện tập”.
Mục “Kiến thức cơ bản” là các nội dung bắt buộc học sinh phải ghi nhớ, phải nắm chắc, để vận dụng một cách hiệu quả trong khi làm bài tập. I. Mục “Luyện tập” bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự luận và hướng dẫn luyện tập. Phần “Câu hỏi và bài tập” là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận được biên soạn bám sát các câu hỏi trong sách giáo khoa, có mở rộng, nâng cao theo các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Phần “Hướng dẫn luyện tập” là các gợi ý, chỉ dẫn để học sinh kiểm tra lại kết quả các bài tập các em đã làm. Đặc biệt, với dạng bài tập rèn kỹ năng viết, chúng tôi cung cấp thêm một số đoạn văn, bài văn để học sinh tham khảo. Thông qua các câu hỏi trong “Phiếu học tập”của các dạng bài tập này, chúng tôi mong muốn các em đọc hiểu, rút ra được bài học về cách làm các kiểu bài (Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học; Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc; Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động phù hợp với các lứa tuổi và trình độ.
Với nội dung và cấu trúc nêu trên, chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên, cuốn sách khó tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để cuốn sách hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả có bài viết tư liệu được đưa vào sách này.
Bài Tập Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 8 - Tập 1 (Chân Trời)
Từ năm học 2021-2002, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học Cơ sở mới được triển khai dạy và học trên phạm vi toàn quốc. Để góp phần giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh nắm vững những nội dung cơ bản cũng như vận dụng kiến thức vào thực hành, chúng tôi biên soạn bộ sách "Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 8".
Bộ sách gồm hai tập, bám sát các nội dung cơ bản theo định hướng phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe của sách giáo khoa Ngữ văn 8, bộ "Chân trời sáng tạo". Nội dung cuốn sách "Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 8", tập 1, được chia thành hai phần:
- Phần "Kiến thức cơ bản" là các nội dung bắt buộc học sinh phải ghi nhớ, phải nắm chắc, để vận dụng một cách hiệu quả khi làm bài tập.
- Phần "Luyện tập" bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bài tập tự luận và hướng dẫn luyện tập. Mục "Câu hỏi và bài tập" là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận được biên soạn bám sát các câu hỏi trong sách giáo khoa, có mở rộng, nâng cao theo các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Mục "Hướng dẫn luyện tập" là các gợi ý, chỉ dẫn để học sinh kiểm tra lại kết quả các bài tập các em đã làm. Đặc biệt, với dạng bài tập rèn kỹ năng viết, chúng tôi cung cấp thêm một số đoạn văn, bài văn để học sinh tham khảo. Thông qua các câu hỏi trong "Phiếu học tập", chúng tôi muốn các em đọc hiểu, rút ra được bài học về cách làm các kiểu bài (Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ; Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do; Viết bài văn thuyết minh, giải thích một hiện tượng tự nhiên; Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống: Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội; Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống).
Với nội dung và cấu trúc nêu trên, chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thêm một tài liệu học tập và tham khảo hữu ích, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Bài Tập Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 7 - Tập 1 (KN)
Từ năm học 2021-2022, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở mới được triển khai dạy và học trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, để giúp giáo viên và học sinh nắm vững những nội dung cơ bản cũng như vận dụng kiến thức vào thực hành, chúng tôi biên soạn “Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7”, tập 1.
Sách có hai tập, bám sát các nội dung cơ bản theo định hướng phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe của sách giáo khoa Ngữ văn 7, bộ “Kết nối tri thức và cuộc sống”. Nội dung cuốn sách “Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7”, tập 1, cụ thể như sau:
- Phần mở đầu: Giới thiệu hệ thống bài học, bộ “Kết nối tri thức và cuộc sống”, tập 1.
- Phần thứ hai: Tóm tắt kiến thức cơ bản, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận của các bài học có trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1. Phần này, được biên soạn theo các mục: “Kiến thức cơ bản”, “Luyện tập”, “Hướng dẫn luyện tập”.
Mục Kiến thức cơ bản” là các nội dung bắt buộc học sinh phải nhớ, phải nắm chắc, biết vận dụng khi làm bài tập.
Mục “Luyện tập” bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự luận và hướng dẫn luyện tập. Phần “Câu hỏi và bài tập” là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận được biên soạn bám sát các câu hỏi trong sách giáo khoa, có mở rộng, nâng cao theo các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Phần “Hướng dẫn luyện tập” là các gợi ý, chỉ dẫn để học sinh kiểm tra lại kết quả các bài tập các em đã làm. Đặc biệt, với dạng bài tập rèn kỹ năng viết, chúng tôi cung cấp thêm một số đoạn văn, bài văn để học sinh tham khảo. Thông qua các câu hỏi trong “Phiếu học tập” của các dạng bài tập này, chúng tôi muốn các em đọc hiểu, rút ra được bài học về cách làm các kiểu bài (Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động của các tác giả với các trình độ và độ tuổi khác nhau.
Với nội dung và cấu trúc cuốn sách này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các thầy, cô giáo và các em học sinh có thêm một tài liệu học tập phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn sách vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh, để chúng tôi kịp thời bổ sung, sửa chữa. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả có các bài viết đã được chúng tôi đưa vào sách, nếu có gì sơ suất, thiếu sót, chúng tôi rất mong được các tác giả lượng thứ và thông cảm.
Từ năm học 2021-2022, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học Cơ sở mới được triển khai dạy và học trên phạm vi toàn quốc. Để góp phần giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh nắm vững những nội dung cơ bản cũng như vận dụng kiến thức vào thực hành, nhóm tác giả biên soạn "Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7", tập 2.
Sách gồm hai tập, bám sát các nội dung cơ bản theo định hướng phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe của Sách giáo khoa Ngữ văn 7, bộ "Chân trời sáng tạo". Nội dung cuốn sách "Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7", tập 2, được chia thành hai phần:
- Phần mở đầu: Giới thiệu hệ thống bài học, bộ "Chân trời sáng tạo", tập 2.
- Phần thứ hai: Tóm tắt kiến thức cơ bản và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận của các bài học có trong Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2. Phần này, được biên soạn theo các mục: "Kiến thức cơ bản", "Luyện tập", "Hướng dẫn luyện tập".
Mục "Kiến thức cơ bản" là các nội dung bắt buộc học sinh phải ghi nhớ, phải nắm chắc, để vận dụng một cách hiệu quả trong khi làm bài tập.
Mục "Luyện tập" bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự luận và hướng dẫn luyện tập. Phần "Câu hỏi và bài tập" là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận được biên soạn bám sát các câu hỏi trong sách giáo khoa, có mở rộng, nâng cao theo các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Phần "Hướng dẫn luyện tập" là các gợi ý, chỉ dẫn để học sinh kiểm tra lại kết quả các bài tập các em đã làm. Đặc biệt, với dạng bài tập rèn kỹ năng viết, chúng tôi cung cấp thêm một số đoạn văn, bài văn để học sinh tham khảo. Thông qua các câu hỏi trong "Phiếu học tập"của các dạng bài tập này, chúng tôi mong muốn các em đọc hiểu, rút ra được bài học về cách làm các kiểu bài (Viết văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, Viết văn bản tường trình, Viết đoạn văn tóm tắt văn bản, Viết bài văn biểu cảm về con người).
Với nội dung và cấu trúc nêu trên, chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên, cuốn sách khó tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để cuốn sách hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả có bài viết tư liệu được đưa vào sách này.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.