Mẹ Già Còn Ở Trên Phây - Chuyện Nhà Tôi: Một Cái Nhìn Thẳng Thắn Về Cuộc Sống Số
Giới thiệu
"Mẹ Già Còn Ở Trên Phây - Chuyện Nhà Tôi" là tác phẩm mới nhất của nhà văn Ngọc Hải, ra mắt sau 6 năm kể từ cuốn "Đời người xuyên thế kỉ" xuất bản năm 2012. Tác phẩm là một bức tranh chân thực về cuộc sống hiện đại, nơi Facebook – “Phây” – đã trở thành một phần không thể thiếu, nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Phây: Một Con Dao Hai Lưỡi
Tác giả Ngọc Hải khéo léo đưa độc giả vào một cuộc hành trình suy ngẫm về “Phây”, một trang mạng xã hội đã trở nên quá đỗi quen thuộc với chúng ta. “Phây” mang đến những tiện ích to lớn, giúp chúng ta kết nối, cập nhật thông tin và chia sẻ cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, “Phây” cũng là con dao hai lưỡi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ dàng cuốn hút con người vào thế giới ảo, làm mờ đi ranh giới giữa thực và ảo.
Chuyện Nhà Tôi: Gương Chiếu Của Cuộc Sống
"Mẹ Già Còn Ở Trên Phây - Chuyện Nhà Tôi" là tập hợp những câu chuyện đời thường, gần gũi, từ những vấn đề cá nhân, gia đình đến những vấn đề xã hội. Tác giả sử dụng ngôn ngữ trực diện, chân thành, để phản ánh những mặt trái của việc quá phụ thuộc vào “Phây”, và tác động của nó đối với mối quan hệ gia đình, bạn bè và chính bản thân mỗi người.
Thông Điệp Ý Nghĩa
Qua những câu chuyện thực tế, gần gũi, "Mẹ Già Còn Ở Trên Phây - Chuyện Nhà Tôi" nhẹ nhàng nhắc nhở chúng ta về giá trị của cuộc sống thực, tầm quan trọng của những mối quan hệ thật, và lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè. Tác phẩm cũng khích lệ người đọc sống thực tế hơn, tránh sa vào “Phây” mà quên đi cuộc sống bên ngoài.
Review
"Mẹ Già Còn Ở Trên Phây - Chuyện Nhà Tôi" là một tác phẩm đáng đọc, dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang dấn thân vào thế giới ảo mạng xã hội. Tác phẩm không chỉ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn của "Phây", mà còn là nguồn cảm hứng để chúng ta sống thực tế hơn, trân trọng cuộc sống và những mối quan hệ thật.
Tham gia cách mạng từ năm 1936 vào Đảng Cộng sản Đông Dương 1939, trải qua nhiều nhà tù của đế quốc, từ Nam Định, Hỏa Lò Hà Nội, Sơn La, Khám Lớ Sài Gòn, Côn Đảo,... Cuộc đời của MAi Chí Thọ gắn liền với cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam bên cạnh các vị đã cùng ông vào sinh ra tử, gánh vác trách nhiệm lớn lao ở miền Nam như Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Quốc Hương, Trần Bạch Đằng,..
Một cuộc đời như Đại tướng Mai Chí Thọ quả là hiển hách và trọn vẹn. Ông đã được giao các trọng trách trong Đảng và chính quyền trong ngành công an và tình báo. Khi hòa bình, đã cùng các đồng sự lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và ngành vượt qua bao thử thách, kiển trì đổi mới. Năm 1991 nghỉ hưu, nhưng bàn chân, khối óc, tấm lòng không ngơi nghỉ, ông luông hướng về đồng đội, người nghèo, bệnh tật. Một con người hết lòng vì Đảng, vì dân cho đến phút chót.
Tôi Chết Bắt Đầu Một Thế Giới Sống
Hơn 40 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực gìn giữ hòa bình, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, phát triển đất nước. Cũng từng ấy thời gian, người Mỹ, dù vẫn ở vị trí hàng đầu về tiềm lực quân sự, nhưng họ không ngừng tự hỏi: Tại sao một đất nước hùng mạnh như Mỹ lại thua ở Việt Nam?
Người Mỹ đã có nhiều cách để lý giải, nhưng nguồn cội sâu xa nhất làm nên sức mạnh chiến thắng ở trong nhân cách người Việt, thì họ khó lòng mà hiểu hết.
TÔI CHẾT, BẮT ĐẦU MỘT THẾ GIỚI SỐNG của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải viết về bác sĩ Trần Văn Bản, chứng nhân lịch sử có mặt ở chiến trường ác liệt Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Anh đã sống, chiến đấu và tận tay cứu chữa cho bao nhiêu đồng chí bị thương, tự tay chôn xác, đánh dấu vị trí chôn cất đồng đội mình. Chiến tranh kết thúc, người bác sĩ nặng nghĩa tình đồng đội đã lặng thầm trong 20 năm đi tìm hài cốt đồng đội và đưa các anh về với quê nhà, mẹ cha. Từ việc làm nhân ái của những con người đi qua chiến tranh và nặng lòng với đồng đội còn nằm lại ở những cánh rừng như bác sĩ Trần Văn Bản, phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân đã lan tỏa, minh chứng cho đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm đã được trao giải thưởng Văn học năm 1997 của Hội Nhà văn Việt Nam và được Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chọn vào bộ sách Một thế kỷ Văn học yêu nước, cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh 1900 - 2000.
Đọc tên tựa sách: Chuyện nhà tôi - Mẹ già còn ở trên Phây? chắc bạn sẽ nẩy lên niềm hy vọng. Rồi sự hoài nghi liền theo. Quả vậy, sự đời đâu đơn giản. Nét hài hước ẩn nấp đâu đó.
Sách kể nhiều hiện tượng đời sống và tâm lý thời hiện đại, các tình huống trong cư xử ở gia đình và xã hội, những suy nghĩ, lý sự đúng sai. Có 4 “phông nền” cho các câu chuyện trớ trêu xung quanh ảnh hưởng thời Internet, thời trang, tình huống xã hội, quan hệ gia đình. Bạn sẽ thấy mình trong đó, đã gặp ở đâu đó, mà trong nhịp sống gấp gáp, đã không để ý để... cười mỉm.
Người ta đã dùng những tên gọi sâu sắc và hình tượng về các chuyện này là “những chấn thương tâm lý hiện đại” hay “Sốc văn hóa” (cũng là tên một cuốn sách của tôi đã xuất bản). Phần lớn những câu chuyện trong sách là cách cư xử của nhiều người trong gia đình, bè bạn rất đa diện nên nó thường được trình bày với một nụ cười nhẹ nhàng, không đao to búa lớn.Và đặc biệt, tất cả đều rất ngắn.
Xin bạn hãy đọc chúng với sự suy xét nhưng thoải mái, nhẹ nhàng như nhấp ngụm thuốc ngòn ngọt. Vì ngày nay, mỗi vấn đề đều có thể được nhìn qua nhiều cách, nhiều góc độ. Với những người thân yêu, với cuộc sống rộng mở, thì đúng sai nhiều khi không quan trọng, mà sự hợp lý, hiểu chuyện, có khi hài hước mới giải quyết được.
Nếu bạn đọc với tinh thần ấy và nhận ra ý tứ để cùng mỉm cười với tác giả, thì đó là bạn đã ban tặng một phần thưởng hào phóng...
Và tôi sẽ vô cùng biết ơn.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi