Bức tranh Mona Lừa của Leonardo da Vinci được mệnh danh là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Quyển truyện Alice ở xứ sở thần tiên của Lewis Carroll được dịch ra hơn 170 thứ tiếng khác nhau. Các bài thơ bốn câu của Omar Khayyam được trích dẫn thường xuyên từ nước Nga cho đến nước Mỹ. Hàng triệu ngưòi trên thế giới yêu thích các tác phẩm của da Vinci, Carroll và Khayyam. Nhưng ít người biết rằng những văn nghệ sĩ này còn có một điểm chung khác: họ đều là nhà toán học.
Rất nhiều nhà toán học khác cũng đã để lại dấu ấn trong nghệ thuật. Pythagoras không chỉ nổi tiếng với định lý về bình phương các cạnh của một tam giác vuông, mà còn là ông tổ của lý thuyết âm nhạc ngày nay. Girard Désargues khám phá ra môn hình học xạ ảnh từ việc nghiên cứu phương pháp phối cảnh tuyến tính trong hội họa. Sofia Kovalevskaya, nữ tiến sĩ toán học đầu tiên của thế giới, cũng là tác giả của những tác phẩm văn học đặc sắc, v.v...
Chúng ta ai cũng yêu nghệ thuật, thích thưỏng thức cái đẹp. Nhưng rất nhiều ngưòi trong số chúng ta sợ toán hay ghét toán, coi toán học là khô khan, có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng các nhà toán học chân chính đều có tâm hồn thi sĩ.
Quyển sách nhỏ này gồm tám chương, bàn về các thể loại nghệ thuật khác nhau, từ kiến trúc, hình họa cho đến âm nhạc, thơ ca, và sự liên quan với toán học. Phần lón các kiến thức về nghệ thuật cũng như về toán ỏ đây là khá cơ bản, hoặc ít ra được giải thích một cách đơn giản, sao cho học sinh phổ thông, thậm chí ỏ bậc tiểu học, cũng có thể hiểu được phần nhiều.
Đối tượng chính mà quyển sách này hướng tới là đại chúng, các em học sinh, các thầy cô giáo, và tất cả những ai yêu thích nghệ thuật, không cần phải có hiểu biết gì về toán học.
Từ Điển Bằng Tranh Đầu Tiên Của Bé - Tết Và Mùa Xuân: Khám Phá Văn Hóa Việt Nam Qua Lăng Kính Trẻ Thơ
Mở ra thế giới của Tết và mùa xuân đầy màu sắc cho bé yêu, cuốn sách "Từ điển bằng tranh đầu tiên của bé - Tết và mùa xuân" là lựa chọn hoàn hảo để giới thiệu với trẻ về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hình ảnh minh họa sinh động, thu hút trẻ nhỏ
Với phong cách thiết kế độc đáo, cuốn sách sử dụng những hình ảnh trực quan, sinh động, dễ thương, được minh họa bởi những họa sĩ tài năng. Từ những món ăn truyền thống ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, mứt Tết đến hình ảnh các bạn động vật biểu tượng 12 con Giáp, tất cả đều được tái hiện một cách chân thực và thu hút, giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.
Nâng cao vốn từ vựng và kiến thức về Tết
Bằng cách sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, cuốn sách giúp bé nâng cao vốn từ vựng về chủ đề Tết và mùa xuân. Thông qua những câu chuyện ngắn gọn, dễ nhớ, trẻ sẽ được học hỏi về ý nghĩa của ngày lễ, các phong tục tập quán, và những điều thú vị liên quan đến Tết.
Hành trình khám phá Tết đầy bổ ích
Không chỉ cung cấp thông tin về Tết, "Từ điển bằng tranh đầu tiên của bé - Tết và mùa xuân" còn là hành trình khám phá đầy bổ ích cho trẻ. Từ việc tìm hiểu về các loại hoa, cây cảnh truyền thống đến những hoạt động vui chơi, giải trí của người Việt Nam trong dịp Tết, cuốn sách giúp bé hiểu rõ hơn về văn hóa của dân tộc mình.
Review nội dung:
"Từ điển bằng tranh đầu tiên của bé - Tết và mùa xuân" là cuốn sách tuyệt vời để giới thiệu cho trẻ nhỏ về Tết cổ truyền của dân tộc. Với hình ảnh minh họa sinh động, nội dung hấp dẫn, cuốn sách không chỉ giúp trẻ học hỏi kiến thức mà còn kích thích sự tò mò, ham học hỏi của bé. Cuốn sách này sẽ là món quà ý nghĩa cho trẻ nhỏ trong dịp Tết, giúp bé thêm yêu quê hương, đất nước và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ý Thức Về Chủ Quyền Và Lợi Ích Quốc Gia Của Một Số Nhà Cải Cách Ở Khu vực Đông Á Nửa Cuối Thế Kỷ XIX - Đầu Thế Kỷ XX
Cuốn sách với tên gọi khá dài: “Ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” là công trình được xuất bản trên cơ sở hiệu chỉnh và phát triển từ Luận án Tiến sĩ của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng với chủ đề chính bàn về vấn đề quyền lợi quốc gia trong tư tưởng của một số nhà cải cách Đông Á thời cận đại là Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản), Mongkut (Siam - Thái Lan), Lý Hồng Chương (Trung Quốc) và Nguyễn Trường Tộ (Việt Nam).
Ở cuốn sách này, học giả trẻ Nguyễn Tiến Dũng đã rất mạnh dạn khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên một hệ thống lý thuyết liên ngành lịch sử, chính trị và quan hệ quốc tế. Học giả Nguyễn Tiến Dũng, trên tinh thần đổi mới, khai phóng, đã trình bày vấn đề với một tư duy khoa học, lập luận logic, văn phong mạch lạc nhưng vẫn gần gũi, giản dị và chân thực.
Trong lời đề tựa cuốn sách, PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Thừa Hỷ đã viết: “Tác giả là TS. Nguyễn Tiến Dũng, một nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu trẻ, năng động nghiêm túc, có tinh thần khai phóng đổi mới, phong cách tư duy hiện đại. Ở Việt Nam ngày nay, những người ở tuổi 35 như tác giả, đều được (bị) coi là trẻ! Trong khi trên thế giới cũng như ở Việt Nam trước đây, đã có nhiều gương mặt chính trị và văn hóa nổi tiếng ở độ tuổi 30. Bản thân Nguyễn Trường Tộ khi viết điều trần gửi vua cũng chỉ mới 33 tuổi.”
Sách đố vui là một thể loại sách không thể thiếu, việc tò mò tìm lời giải là một cách vừa học vừa chơi rất hiệu quả.
Các câu đố trong cuốn sách này được chia thành 5 thể loại:
Số học (Con số nhảy múa)
Hình học (Hình học hóc búa)
Tìm quy luật (Quy luật toán học)
Thuật toán (Chiến thuật tối ưu)
Logic (Đi tìm công chúa)
Các câu đố đều có phần lời giải và được sắp xếp một cách khoa học, hệ thống.
Trong tay bạn đọc là cuốn sách rất đặc biệt. Nó đặc biệt ngay từ việc lựa chọn cách tiếp cận chủ đề cho đến cách thức mô tả nội dung các chủ đề đó. Thoạt đầu ta thấy các bài giảng về toán cho Mirella thật chẳng giống như cách trình bày truyền thống của các bài giảng về toán hiện hành, có lẽ tác giả như muốn dụ ta dạo cảnh và đi thăm quan một “bảo tàng đa tầng” về các chủ đề xuyên suốt từ thời kỳ “đồ đá” của toán học, đó là các phép đếm, các tính toán số học trên mặt phẳng, cân đo đong đếm đồng tiền, qua các chủ đề từ thòi kỳ “dồ đồng” là các hệ tọa độ, tích vô hướng, các đa diện lồi, đối ngẫu giữa chúng, công thức Euler, đến thòi kỳ “cận đại” là các chủ đề về chuỗi hội tụ, chuỗi phân kì, đạo hàm và tích phân cho tới thời kỳ “hiện đại” gắn vói các entropy và nguyên lý biến phân, lý thuyết xấp xỉ, tối ưu, ...
Xen kẽ chặng đưòng tham quan đó, ta gặp muôn vàn vưòn hoa đa sắc của khoa học trái đất (trái đất và dải ngân hà), của khoa học sự sống (con thỏ và đòi sống sinh sản, vận tốc, gia tốc), của khoa học nhân văn (về đạo đức kinh doanh, trò chơi xổ số, cuộc thi “Compter avec l’autre”) đến các hoạt động xảy ra thường nhật ỏ môi trường quanh ta ...Đặc biệt, tác giả cuốn sách này, GS. TS Nguyễn Tiến Dũng, đã được biết đến không chỉ như là một nhà toán học thành danh mà ông còn có một xuất xứ đặc biệt, trưởng thành từ một cậu bé thông minh thiên bẩm có năng khiếu toán học ngay từ thuở thiếu thời từ khi còn theo học ỏ khối Chuyên Toán Ao, rồi được chọn vào đội tuyển quốc gia đi thi Olympic Toán quốc tế (IMO) khi chưa đến 15 tuổi và giành Huy chương vàng quốc tế. có lẽ cũng chính vì vậy mà nội dung cuốn sách này được viết theo một sắc thái đặc biệt, nhiều chủ đề sau vài nét “chấm phá” theo kiểu tâm sự của tác giả về các vấn đề xem ra rất sơ đẳng ta bỗng cảm thấy như “vút lên” cao tói chín tầng mầy những điều “cao siêu viển vông” xa vòi vậy. Lại có những chủ đề được tác giả dừng lại rất lâu như để suy tư rồi cho ra vài nét chấm phá phác họa để cho bạn đọc mà suy tư và tiếp tục (continue) như kiểu chương hồi, xem đến hồi sau có thể sẽ rõ.
Cuốn sách này cũng không thật dễ đọc, khi đọc xong mỗi phần, mỗi chủ đề ta cần dừng lại nghỉ ngơi để chiêm nghiệm. Như thế, nó mới có sức lôi cuốn đặc biệt khi đọc kỹ lại các lý giải của tác giả. Nó cho ta cách thức tiếp cận mối mẻ, mở ra nhiều cửa ngõ còn mỏ, cho ta tự lựa chọn hướng đi, cách tiếp cận tới bước đưòng tiếp theo ...Chắc bé Mirella tâm đắc với các nội dung này nhiều lắm nên bé mới đem ra chia sẻ nỗi niềm với các độc giả gần xa để cùng chiêm nghiệm...
Đọc cuốn “Các bài giảng về toán cho Mirella”, tôi gặp lại cái cảm giác tươi mát của 4-5 năm trước, khi đến thăm ngôi nhà nhỏ của Dũng - Mai - Tito - Mirella ỏ Toulouse. Ngôi nhà có mảnh vườn nhỏ, với những luống cà chua và mấy khóm rau thơm mang giống từ Việt Nam. Bữa ăn hôm đó thơm mùi cà chua mới hái trong vườn, lại còn được nghe chủ nhà kể về cái cách chăm sóc chúng vói niềm say mê thực sự của ngưòi làm vườn.
Hôm nay, ông chủ của khu vưòn đó lại dẫn chúng ta vào một khu vườn khác, cũng với niềm say mê như thế. Không những ta được ông chủ chỉ cho xem, được chiêu đãi những hoa thơm quả ngọt của khu vườn, mà còn được tận tình chỉ bảo cách tạo nên những hoa thơm quả ngọt đó. Khu vườn có tên là Toán học. Không ít người từng ngại ngần khi bước vào khu vưòn bí hiểm đó, với những lối đi chẳng khác nào labyrinth^. Nhưng đi theo người làm vườn thành thạo đã hiểu mọi ngõ ngách khu vườn như lòng bàn tay, ta bỗng thấy mọi điều trỏ nên thật dễ dàng. Tất cả đều hiện lên với một vẻ đẹp thật đơn giản và thuần khiết. Hơn thế nữa, ta bỗng thấy háo hức muốn cầm ngay xẻng, cuốc để tự mình trồng vài cái cây, vài khóm hoa, luống rau. Đối với tôi, khu vườn toán học đó không có gì xa lạ. Vậy mà đi theo ngưòi làm vườn Nguyễn Tiến Dũng, tôi vẫn ngạc nhiên thú vị về cái cách anh giảng giải chuyện làm thế nào để trồng được mấy khóm cây đó, như chuyện kể về lý thuyết nhóm thông qua việc xoay xoay mấy hình đa giác, hay bài toán tìm hình có chu vi cho trước với diện tích cực đại bằng cái dây da trâu của công chúa Dido.
Các bài giảng về toán cho Mirella thực sự là một cuốn sách giáo khoa toán học cho tất cả mọi ngưòi, đặc biệt cho những ai muốn tìm hiểu vẻ đẹp của toán học mà còn ngại tính toán! Nói cho cùng, trong toán học có hai phần “tính” và “toán”. Neu như các kỳ thi thường hay bắt thí sinh phải thạo “tính”, thì tác giả lại cho người đọc hiểu phần “toán”, tức là phần bản chất nhất của toán học. Hơn nữa, khi đã hiểu “toán” thì việc “tính” cũng sẽ tự nhiên như trồng một cái cây, gieo một hạt giống thôi. Đã đến lúc chúng ta cùng ngưòi làm vưòn và cô bé Mirella bước vào khu vườn Toán học, với niềm vui của người khám phá và sáng tạo.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi