CYOA là gì?
CYOA (viết tắt Choose Your Own Adventure) là thể loại sách mới có cấu trúc khác biệt so với sách truyền thống.
Trong CYOA, bạn có quyền lựa chọn để thay đổi câu chuyện. Cuối mỗi trang sách, sẽ có một tình huống đưa ra để bạn quyết định chọn A hay B, từ đó sẽ “nhảy” đến một trang tương ứng mô tả diễn biến tiếp theo. Qua nhiều lựa chọn như vậy, cuối cùng sẽ dẫn đến một kết thúc nhất định. Mỗi CYOA bao gồm nhiều kết thúc khác nhau, vì vậy, bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để khám phá toàn bộ các câu chuyện và bức tranh tổng thể.
Như thế, khi đọc CYOA bạn không lật từng trang theo thứ tự như cách truyền thống, mà sẽ lật đi lật lại theo chỉ dẫn để tìm kết quả tương xứng. Nếu những cuốn sách bình thường chỉ có duy nhất một câu chuyện xuyên suốt, thì với CYOA có nhiều câu chuyện lồng ghép vào nhau ở dạng các khả năng chờ khám phá.
”Bạn muốn du lịch ở Pháp ư?" → đến trang 15.
Bạn chọn → Bạn đi → Bạn quyết định câu chuyện!
Đúng như tên gọi, CYOA chính là một chuyến phiêu lưu trải nghiệm với những lựa chọn đầy thú vị - Bạn muốn đi làm hay ở nhà? Kết hôn hay không? Rẽ phải, rẽ trái?... Tất cả đều tùy vào bạn.
Hãy cùng khám phá cuốn sách này bằng việc bắt đầu LỰA CHỌN!
Trong cuốn sách đặc biệt này, mỗi khi nhắc đến từ “bạn” thì có nghĩa là… BẠN! Đúng vậy, cuốn sách này là hành trình của bạn để khám phá số phận chính mình thông qua những lựa chọn ở mỗi tình huống.
Có tất cả 80 lựa chọn dẫn đến 20 kết thúc khác nhau, vì vậy khi hoàn thành một câu chuyện, bạn có thể bắt đầu lại trang đầu tiên để khám phá thêm câu chuyện mới. Mỗi câu chuyện đều chứa đựng một bài học ý nghĩa riêng, mà sẽ được trình bày ở các trang ý nghĩa.
20 trang ý nghĩa cuối cùng là những bài học được tổng hợp, mang toàn bộ thông điệp của cả cuốn sách. Do đó tất cả mọi con đường đều chỉ về chúng. Thậm chí nếu đã khám phá hết tất cả con đường, thì bạn vẫn có thể muốn đọc lại 20 trang ý nghĩa này ở bất kỳ lúc nào, xem nó như một cuốn cẩm nang để mang theo trên đường đời.
Mộng Đế Vương
Ở tác phẩm này, nhân vật đi đôi với Nguyễn Thành Nam, người tự xưng là giáo chủ của một đạo ( đạo Dừa ), là Minh Mạng tái sanh, là nguyên thủ quốc gia trong nay mai, chính là cô cháu Diệu Ứng gọi Thành Nam là cậu. Cặp cậu cháu này đi cùng nhau suôt cuốn sách, một người thuyết giáo, giáo lý thì tạp nham, mù mờ, còn một người quản lý cái vương quốc kỳ quái ấy thành một xã hội thu nhỏ trên cái cồn Phụng có mật độ dân số đông nhất hành tinh.
Rồi thời thế đổi thay, chiến tranh chấm dứt, đất nước hoàn toàn độc lập và tái thống nhất, đám dân cư trên cồn Phụng gồm những thanh niên trốn lính, những phần tử bất mãn chờ thời và một lũ lĩ gái giang hồ, phường thảo khấu, quân lưu manh trôi dạt từ nhiều miền đất nước trong chiến tranh đến cồn Phụng tìm sự an toàn dưới cái ô bảo vệ của một vị giáo chủ nửa tiên nửa tục núp sau một ông vua sân khấu, đã lần lượt ra đi trở về quê hương bản quán, tìm nghề nghiệp mới, tìm hy vọng mới. Giáo chủ mất tín đồ, nhà vua mất quần thần, cái mộng lớn một sớm một chiều đã co rút lại chỉ còn là những lo lắng tầm thường của mỗi ngày thì vị tu sĩ mắc bệnh hoang tưởng kia sẽ sống ra sao, nghĩ ngợi ra sao ? Đó là những trang sách hay về một đời người, về kết thúc của một đời người khi các ảo mộng của một thời đã tan vỡ.
Truyện ngắn Nguyễn Trường có hấp lực, theo tôi, còn nhờ vào những tình huống truyện điển hình (đôi lúc nghẹt thở). Đêm chiến tranh là một ví dụ điển hình. Nó là một câu chuyện, một trường hợp, một “ca” tâm lý xảy ra trong chiến tranh giữa một anh lính Giải phóng (Bằng) và một “người tù binh” (sỹ quan cấp chỉ huy) của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đi trong đêm mưa, lại rơi vào bãi mìn do du kích cài, tình thế thật như cưỡi trên lưng cọp. Không may cho tù binh bị vướng mìn, bị thương nhẹ ở chân. Và chính Bằng cũng bị thương vào vai phải. Trên cánh đồng đêm đầy chết chóc chỉ có hai người. Bằng quyết định cởi trói cho tù binh và nhờ anh ta băng bó cho mình. Tình huống khiến hai người vốn ở hai chiến tuyến nay “Gã nghĩ đúng. Gã cần có Bằng cũng như bây giờ Bằng cần có gã. Hai người không giúp nhau lúc này thì cả hai cùng chết”. Trong chiến tranh những tình huống như thế không hiếm. Nhưng khi đi vào văn chương thì cái nhìn và cách viết của nhà văn mới thực sự quan trọng – nhà văn viết dưới ánh sáng nào? Cuối cùng thì cả hai người lính (dù ở phía nào) thì cũng đều là con người. Tôi thích cái kết của truyện bằng một đối thoại, có thể ai đó không để ý: “Anh nở một nụ cười nói với gã sỹ quan:
- Trời sáng rồi à?
- Dạ, sáng rồi!”
Truyện ngắn Nguyễn Trường hấp dẫn bạn đọc còn nhờ được viết bằng một bút pháp biến ảo: phối kết hợp thực và ảo/ “thần thực” như cách nói của nhà văn Trung Quốc đương đại Diêm Liên Khoa (Vương quốc mộng mơ, Khai khẩu, Quá khứ của hôm nay), hiện thực nghiêm ngặt (Mùa thanh long, Quà tặng tương lai, Giếng sâu, Đêm chiến tranh), trữ tình (Quà tặng tương lai, Người của đảo), biếm họa (Người Hoa). Ai đó nói chí lý, khi chú ý đến thay đổi bút pháp tức nhà văn đã quan tâm đến bạn đọc với tư cách người đồng sáng tạo theo lý thuyết tiếp nhận nghệ thuật. Tôi tin Nguyễn Trường còn đi xa hơn nữa, còn cống hiến cho bạn đọc nhiều hơn nữa những tác phẩm LÀM THÀNH NGƯỜI (chữ dùng của nhà văn Pháp Rô - manh Rô-lăng).
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi