"Có rất nhiều góc độ khác nhau để vẽ nên chân dung thành phố, Nguyễn Trương Quý, lần này chọn vẽ chân dung Hà Nội qua những dấu chân đi về.
Trong khoảng một trăm năm qua, người Hà Nội đã đi trên những phương tiện gì, đã qua những con phố, ngã tư, quảng trường nào, đã chọn những điểm đến ở đâu, tâm tình của họ trên những hành trình ấy là gì, và tất cả những điều ấy biến đổi theo chuyển dịch của bánh xe lịch sử ra sao, đấy là một câu chuyện vừa lớn lao vừa tinh tế mà cuốn sách này có tham vọng kể lại.
Triệu dấu chân qua những cửa ô vì thế là một cuộc lãng du chầm chậm theo cả hai chiều không gian - thời gian, hấp dẫn bởi vị sâu lắng ngậm ngùi pha lẫn nét hài hước ý nhị, bởi cho ta nhận thức về việc ta có kết nối gì với quá khứ và vì sao ta ở đây.
Bạn đi cùng chứ?
Nguyễn Trương Quý
* Sinh ra và sống tại Hà Nội.
* Tốt nghiệp kiến trúc sư. Hiện viết văn, vẽ tranh, làm đồ họa và truyền thông.
* Đã in:
Tự nhiên như người Hà Nội (2004)
Ăn phở rất khó thấy ngon (2008)
Hà Nội là Hà Nội (2010)
Xe máy tiếu ngạo (2011)
Còn ai hát về Hà Nội (2013)
Dưới cột đèn rót một ấm trà (2013)
Mỗi góc phố một người đang sống (2015)
Lê la quà vặt & Ăn quà xuyên Việt (cùng Đặng Hồng Quân, 2016)
Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca (2018)
Kể chuyện Tết Nguyên đán (cùng Kim Duẩn, 2019)
* Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019
Nguyễn Trương Quý tiếp tục rong ruổi trên những nẻo đường Hà Nội với tập du khảo “Một thời Hà Nội hát – Tim cũng không ngờ làm nên lời ca”. Cuốn sách tập trung vào một lát cắt lịch sử của Hà Nội mà hình dung về nó còn bỏ ngỏ nhiều khoảng trống: quãng thời gian trước và sau 54 - giai đoạn thành phố bị tạm chiếm, cuộc kháng chiến 9 năm, cho tới những ngày đầu tiếp quản Thủ đô. Không có tham vọng lấp đầy những khoảng trống, Một thời Hà Nội hát chọn khảo sát một mảng hiện thực mà giới sử học thường ít chú ý tới: đời sống giải trí đô thị.
Trên tinh thần ấy, Nguyễn Trương Quý đưa người đọc đi trên con lộ lịch sử tân nhạc để khám phá cái mà anh gọi là “huyền thoại Hà Nội”. Huyền thoại ấy được thêu dệt bằng lời ca, tiếng nhạc, của những tên tuổi son vàng của âm nhạc nước nhà buổi đầu: những Nguyễn Thiện Tơ, Thẩm Oánh, Nguyễn Văn Khánh, Phạm Duy, Văn Cao, Hoàng Trọng, Hoàng Dương,... Và đặc biệt là Đoàn Chuẩn - nhân vật chính của cuốn sách - người mà sự nghiệp sáng tác, vào thời điểm này, đang ở giai đoạn thăng hoa nhất. Qua đó, tạo dựng nên được những hình dung rõ nét về mỹ cảm và thị hiếu của thị dân Hà Nội một thời. Thú vị hơn, nó còn được phủ lên một lớp sương mờ của những mối tình nghệ sĩ hư ảo “như giấc mơ, chóng tàn vì vương muôn ý thơ”, rất khó để minh định hay xác quyết.
Ở Hà Nội, quán nước chè và quán bia hơi giống như một sự nối dài các không gian cộng đồng. Các địa điểm này tập trung tinh thần những giai thoại “người Bắc có lý luận”, khi người uống bia hơi và nhấp chén trà không say cồn mà say giành phần thắng trong tranh cãi. Cái dồn nén của những khát vọng không thành, những “Chí lớn chưa về bàn tay không”, tìm thấy chỗ xả ra, nhưng không đến độ nặng đô như rượu quốc lủi hay brandy. Chúng nhè nhẹ thôi, những tâm sự vặt đồng điệu với những thức quà vặt ấy.
Nguyễn Trương Quý từ lâu đã xác lập mình là nhà văn của Hà Nội, người say mê ghi lại những trầm tích quá vãng cả trong đời sống vật chất lẫn thế giới tinh thần. Những ghi chép đi vào các ngách hẹp quanh co nhỏ tưởng như mất hút nhưng sau cùng lại dẫn tới một bức tranh Hà Nội rộng lớn không chỉ theo chiều không gian mà cả chiều thời gian. Hà Nội bảo thế là thường cùng với nhiều cuốn sách khác của Nguyễn Trương Quý góp phần làm nên một định nghĩa về Hà Nội, cố định những giá trị, để Hà Nội dù trở nên hiện đại vẫn là một đô thị có hồn cốt riêng.
VỀ TÁC GIẢ:
* Sinh ra và sống tại Hà Nội.
* Tốt nghiệp kiến trúc sư. Hiện viết văn, vẽ tranh, làm đồ họa và truyền thông
* Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019
Những năm 1940 có thể xem như bản lề của một cuộc biến thiên to lớn trên con đường định hình bản sắc dân tộc chung và quốc gia chung của người Việt hiện đại. Trong quá trình can dự vào những cuộc vận động chính trị xã hội, Tổng hội sinh viên Đại học Đông Dương cũng cùng một quá trình chuyển hóa như nhiều đoàn thể thanh niên hay giáo dục khác trong cao trào giải phóng dân tộc năm 1945.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.