Cân Bằng Trong Khủng Hoảng
Cân bằng trong khủng hoảng là cuốn sách được hình thành nên từ những đối thoại của hai tác giả Nguyễn Tường Bách và Nguyễn Vĩnh Nguyên.
Chuyện đời thế gian được hai tác giả đặt lên bàn thảo luận với đầu mục: Sức khỏe, Môi trường, Tôn giáo, Giáo dục, Truyền thông, Bạo lực, Trắc ẩn, Giàu-nghèo. Với họ, đây là những vấn đề gốc rễ, thúc đẩy sinh ra một cuộc khủng hoảng sâu rộng trong cuộc sống hôm nay. Không phải là chuyên gia xã hội học, tâm lý học, triết gia thức thời hay nhà nghiên cứu khoa học liên ngành, họ bàn theo cách thấy, nhãn quan riêng của họ – những người nhìn đời bằng con mắt của chính cuộc đời. Vì thế, độc giả đừng chờ đợi ở đây hiệu quả của một cuốn sách cẩm nang mang lại giải pháp, đường lối, chủ trương... Cuốn sách càng không có tham vọng hướng đến sự xác quyết hay tất định, giáo hóa hay phán xét...
__________________________
THÔNG TIN TÁC GIẢ
NGUYỄN TƯỜNG BÁCH - Nhà văn, Tiến sĩ kỹ thuật; Tác giả và dịch giả của nhiều cuốn sách du ký, tiểu luận...
Hiện tác giả đang sống trong vùng phụ cận Frankfurt (Đức).
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN - Tác giả của nhiều cuốn truyện ngắn, tiểu thuyết, biên khảo, tiểu luận,...
Hiện đang sống bằng nghề viết tại Sài Gòn.
Đường Rộng Thênh Thang
Trải nghiệm này, như nhan đề sách đã báo trước, mở ra phía thênh thang. Tùy bút du hành có, tản văn thời luận có, bình luận khoa học có, phỏng vấn trao đổi có và... điếu văn cũng có. Tất cả, trải dài trong quãng thời gian từ 2001 đến 2024 - gần một phần tư thế kỷ. Một phần tư thế kỷ của những thứ tưởng chừng rời rạc, nhưng như điều mà tác giả cẩn thận ghi chú ở nhan đề phụ: “Trải nghiệm và Nhận thức của một người Việt Nam theo đạo Phật”.
… Người đọc, vì thế sẽ đi vào cuốn sách này thật thoải mái như đi vào một cuộc luận thoại đa chiều, cùng đi tìm cái Biết, cùng khao khát, chiêm nghiệm và truy cầu một dòng chảy tâm thức bừng sáng.
Đường Xa Nắng Mới
- Tác giả Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại Thừa Thiên Huế, ông du học ở Đức năm 1967, hiện đang sinh sống tại CHLB Đức. Ông là tác giả của các tựa sách nổi tiếng như Mùi Hương Trầm, Mộng đời bất tuyệt, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai.
- Đường xa nắng mới của Nguyễn Tường Bách không chỉ đưa độc giả phiêu lãng khắp nơi qua những chuyến du hành thú vị, mà còn chia sẻ với người đọc những trải nghiệm sâu sắc trên con đường ngao du thế giới bên ngoài để chứng nghiệm những đổi thay trong nội tâm.
- Hơn phân nửa tập sách là bút ký ghi lại cuộc hành hương chiêm bái núi Kailash (Tây Tạng) ở độ cao trên 5.000m do tác giả và 21 người Việt Nam cùng tổ chức đi vào tháng 8-2011. Do vậy, tập bút ký vừa mang tính thời sự vừa ướp đậm những trải nghiệm tâm linh với nét nhìn tinh tế trong mỗi sự vật.
Mùi Hương Trầm
Con đường thực tế trong thế giới ngổn ngang và con đường tâm thức lấy những kinh văn, tri thức làm trung tâm luôn tìm cách đi đến hợp nhất. Dấu chân du hành của Nguyễn Tường Bách trong Mùi Hương Trầm không chỉ mời gọi người đọc khám phá thực địa, mà còn gợi mở sự chứng ngộ, khai mở một cảm quan minh triết.
VỀ TÁC PHẨM
Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng vốn được biết đến là ba trung tâm Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Nếu Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo, Trung Quốc là nơi đưa Phật giáo đại thừa phát triển đến mức cực thịnh thì Tây Tạng – xứ sở huyền bí – lại là nơi mà Phật giáo có những bước phát triển đến mức siêu việt.
Là một tín đồ Phật giáo và như một cái duyên tiền định, “Mùi Hương Trầm” ra đời, ghi lại những kiến thức, chiêm nghiệm của chính tác giả sau một hành trình tâm linh.
Ấn Độ là đất nước của những điều kỳ lạ và của những mâu thuẫn. Rất khó để thâm cận và hiểu được họ, bởi “đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với con người thì họ xa cách”. Có dịp tiếp xúc nhiều với người Ấn Độ, đặc biệt tìm hiểu đạo Phật và nguồn cội của tôn giáo này, tác giả Nguyễn Tường Bách không thôi khâm phục về bề dày lịch sử của đất nước này. Nguyễn Tường Bách đi dọc sông Hằng, qua Hoa Thị Thành đến vườn Lộc Uyển, qua rừng Sala tại Câu Thi Na rồi đến Lâm Tì Ni, chứng kiến những hoang tàn đổ nát trên các phế tích, ông không khỏi ngậm ngùi trước những đổi thay của thời cuộc.
Đến Trung Quốc, xứ sở của Bồ Tát, tác giả hòa mình vào đất nước của những thứ lớn lao. Ông đi trọn một vòng từ Vạn Lý Trường Thành đến Linh Quang tự, đến Ung Hòa cung, thăm Bình Thành và động Vân Cương, qua Hằng Sơn đến Quang Minh đỉnh. Ông cũng đến thăm Ngũ Đài Sơn, đến Tứ Xuyên bồi hồi thăm lại chiến tích nước Thục xa xưa, hay lên Nga Mi sơn, Lạc sơn thăm 108 ngọn tháp cùng với tượng Phật nhập Niết bàn dài 45 mét, cao 12,5 mét. Đến Trường Giang tam hiệp, ông nhớ một thời của Tam Quốc Chí. Và ông cũng không bỏ qua Cửu Hoa Sơn, Cảnh Đức Trấn, Hàng Châu, Cô Tô, Ninh Ba hay Phổ Đà Sơn. Xuyên suốt những địa danh này là nỗi niềm của một tín đồ khi được khám phá, chiệm nghiệm một vùng đất mênh mông với vô vàn kỳ quan Phật giáo.
Tây Tạng – vùng đất thiêng liêng – là điểm cuối trong hành trình tâm linh của tác giả. Vào thế kỷ 7, trong lúc Phật giáo tại Trung Quốc đã đạt đến thời đại hoàng kim thì ở Tây Tạng, Phật giáo mới bắt đầu được truyền vào. Ông dành nhiều thời gian để tìm hiểu về những kiếp nạn của đạo Phật, để thấu hiểu những trầm luân của đạo pháp này. Càng đi, càng nhìn, ông càng tiếc nuối khi “cả nước Tây Tạng đang từng ngày đánh mất quá khứ của mình, trở thành một “khu tự trị” vô danh”, “tiếc thương một nền văn minh thật sự độc đáo đang suy tàn”. Đối với ông, nếu nền văn minh Tây Tạng chết đi thì có nghĩa là Phật giáo đang suy tàn trên toàn thế giới.
Trải dài từ Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa,... trên thực địa, với núi Linh Thứu, vườn Lộc Uyển, Lâm-tì-ni, Lhasa, thành phố Varanasi,... mỗi dấu chân du hành không mang lấy cái chộn rộn của xu thế du lịch điểm đến phổ biến đương thời, mà hướng người đọc đi vào những "con đường đá trên núi" của sự chậm rãi chiêm nghiệm, sự thấy của đôi mắt bên trong.
Con đường thực tế trong thế giới ngổn ngang và con đường tâm thức lấy những kinh văn, tri thức làm trung tâm luôn tìm cách đi đến hợp nhất.
Dấu chân du hành của Nguyễn Tường Bách trong Mùi Hương Trầm không chỉ mời gọi người đọc khám phá thực địa, mà còn gợi mở sự chứng ngộ, khai mở một cảm quan minh triết.
Đây là quyển sánh không thể thiếu cho những ai yêu thích khám phá văn hóa, triết học, tôn giáo và con người phương Đông.
“Sau hơn nửa đời người, tôi đã nhận ra một điều là mùi, cái mà ta cảm nhận bằng mũi, là cái để lại trong lòng sâu đậm nhất, hơn hẵn những gì ta nghe hay thấy. Hình như những cảm quan càng khó nắm bắt bao nhiêu, chúng càng đậm đà bấy nhiêu mà mùi hương trầm hẳn phải thuộc vào loại đó.
Và đối với tôi, mùi hương trầm là thứ cảm quan theo tôi suốt gần cả đời!” – Nguyễn Tường Bách
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
VỀ TÁC GIẢ
Nhà văn Nguyễn Tường Bách hiện sống tại CHLB Đức, sinh năm 1948 tại Thừa Thiên – Việt Nam. Du học tại Đức năm 1967. Tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng năm 1975. Tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật (Dr.-Ing) năm 1980 và làm việc cho một số công ty ở Đức.
Là tác giả của các tập bút ký:
- Đường xa nắng mới,
- Mộng đời bất tuyệt,
- Lưới trời ai dệt,
- Đêm qua sân trước một cành mai,
- Đường rộng thênh thang.
Ngoài ra còn là dịch giả của:
- Con đường mây trắng (Anagarika Govinda),
- Đối diện cuộc đời (Jiddu Krishnammurti),
- Sư tử tuyết bờm xanh (Surya Das),
- Thiền trong nghệ thuật bắn cung (Eugen Herrigel),
- Đạo của vât lý (Fritjof Capra),…
Đã có những cuốn sách nói về sự gặp gỡ của Vật lý lượng tử với cốt tủy tư tưởng Phật giáo. Nhưng đến Nguyễn Tường Bách với tác phẩm Lưới trời ai dệt?, thì thế giới quan khoa học Vật lý với những điểm cốt tủy của tư tưởng Phật giáo thực sự được diễn giải sáng rõ, nhất thể bằng một thứ ngôn ngữ uyên bác, thấu đạt thông qua các tiểu luận có thể ví như những tùy bút văn chương-khoa học-triết học đầy hấp dẫn.
Những khái niệm vật lý cơ bản không còn khô khan, những bản kinh cổ Phật giáo không còn xa xăm diệu vợi, mà được kéo lại gần với những chứng nghiệm và sự thông đạt vi diệu.
Độc giả bước vào vũ trụ mênh mông không cô đơn khi nhận ra mình là một phần của bản hòa âm diễm tuyệt của tự nhiên.
---------
Hiện nay người ta cho rằng vật chất trong vũ trụ phần lớn là vật chất tối, thứ vật chất không làm bằng proton, neutron và electron như của chúng ta. Với một khái niệm đó thôi thì nó đã nằm ngoài khả năng nhận thức của cảm quan, nếu có thì nó chỉ được chứng nghiệm một cách gián tiếp. Thực tế là toàn bộ lý thuyết hạt trong bản thân thế giới hạ nguyên tử cũng chỉ được chứng nghiệm một cách gián tiếp và thông qua ngôn từ và khái niệm cổ điển của chúng ta. Nếu ta so sánh nhà khoa học với chàng thám tử tìm cách bắt cướp thì trong thế giới hạ nguyên tử, chàng không bao giờ còng tay được thủ phạm cả.
- Nguyễn Tường Bách
Khởi đi từ một tập truyện mà tác giả viết cho mình, cho thân hữu, với một không khí văn chương rất gần với những công án Thiền, những điển tích trong kinh Phật.
Tất cả được thể hiện bằng một nhân sinh quan và ngôn ngữ thấm đẫm Thiền vị, sự thanh thoát của một tinh thần tự do.
Cuốn sách kết tinh mong muốn mang lại pháp lạc, gợi mở kho tàng minh triết của bình an trong mỗi độc giả.
---------
Đạo sĩ nghĩ ngợi điều gì rồi nói:
- Đau khổ hay hạnh phúc khó nói cho tới cùng. Nhưng người đi đêm thấy cây gậy tưởng lầm con rắn và sinh lòng sợ hãi. Con rắn không có nhưng sự sợ hãi lại có thật. Khổ đau cũng như sợ hãi, nó không đáng có nhưng lại có thật. Xoa dịu những niềm đau đó là một hạnh nghiệp rất lớn. Mừng lão trượng đã đạt tới hạnh bồ tát. Thiền sư đi vào chợ, bồ tát giữa chốn triều đình, như thế mới gọi là thượng thừa. Xin hỏi lão trượng kiếp trước người ở đâu?
Thông cổ thụ trầm ngâm một lúc:
(Người đạo sĩ bên gốc thông già)
“Mộng đời bất tuyệt” của Nguyễn Tường Bách, ghi lại những xúc cảm, chiêm nghiệm thâm trầm của ông trong những ngày xa xứ. Đó là ký ức vọng về từ tuổi thơ nơi quê nghèo nhưng trong trẻo, lung linh: từ mùa lụt, hương sen, tiếng ve sầu cho đến những câu chuyện nhuốm màu tâm linh… Nhưng ở đó, còn là những câu chuyện đời rất thật, trôi nhẹ nhàng như áng mây vô ưu qua trang viết của nhà văn, gợi mở nhiều suy ngẫm.
VỀ TÁC PHẨM
Sinh ra và lớn lên ở Huế, giữa những năm tháng nghèo khó nhưng tuổi thơ êm đềm đã in sâu vào trong trí nhớ của tác giả, người đàn ông đã qua tuổi trung niên. Những kỷ niệm tuổi thơ cùng bao ký ức với những ngày lụt được nghỉ học, lội nước, làm nơm bắt cá,… đi vào trang viết của ông đầy lay động.
Trong mối tương giao với thiên nhiên, con người trở nên nhỏ bé, chìm đắm vào cõi sáng tạo vô biên, sự thâm trầm miên viễn của tạo hóa. “Trong thiên nhiên, trong những ngày đầy bóng tối và giá lạnh, sức sống và vẻ đẹp vẫn ẩn nhẫn chờ chực để được thể hiện”, chính vì thế, qua những bể dâu, qua những biến cố của cuộc đời, con người “sẵn sàng quên những thương tổn của mười hai tháng qua, của một đoạn đời mấy mươi năm qua để sống với khát vọng của mình” và vẫn yêu thương đời, bất kể gánh nặng của cuộc mưu sinh, bất kể những tổn thương, run rủi.
Trên một chuyến bay về Đức, ông gặp những con người di cư sang Hoa Kỳ với biết bao nhiêu mộng tưởng. Những con người chật vật trong chiếc áo cuộc đời, rời bỏ quê hương mong tìm một cuộc đời ấm êm nơi đất khách mà đâu biết điều gì đang chờ đợi mình. Và còn có những con người khác, ngày đêm mưu sinh trên những con hẻm Sài Gòn. Họ sống bình lặng, yêu thương nhau, bao dung và hào phóng với nhau.
Tập sách mỏng này còn là sự chậm rãi chiêm nghiệm về thời gian, những bể dâu thế cuộc khi tác giả khám phá các nền văn minh lớn, những vương quốc bị lãng quên, những con người vô danh trên ván cờ lịch sử… Trong lần tái bản này, tác giả có bổ sung một bài viết đặc biệt - Ngàn xưa vọng tiếng - nói về nỗi đau vong quốc. Ông viết: “Làm sao ngủ yên được khi không có chốn để về?(...) Mất quê hương và nguồn gốc văn hóa là nỗi đau xót lớn nhất mà nhiều dân tộc trên thế giới phải gánh chịu.”
…
Đọng lại trong “Mộng đời bất tuyệt” là “lòng thương yêu và sự trọng thị lẫn nhau giữa người và người”.
Phanbook tái bản tác phẩm này mở đầu cho loạt sách tản văn, tùy bút của Nguyễn Tường Bách – cây bút được nhiều độc giả mến mộ bởi phong cách văn chương lịch lãm, duy mỹ và giàu suy tư.
Phanbook sắp xuất bản sách cùng tác giả:
- Mùi hương trầm
- Đường xa nắng mới
- Đêm qua sân trước một cành mai
…
VỀ TÁC GIẢ
Nhà văn Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại Thừa Thiên – Việt Nam, hiện sống tại CHLB Đức.
Ông tốt nghiệp Kỹ Sư xây dựng năm 1975, tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật (Dr.-lng) năm 1980 và làm việc cho một số công ty ở Đức.
Là tác giả của các tập bút ký: Đường xa nắng mới, Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đường rộng thênh thang.
Ngoài ra, còn là dịch giả của: Con đường mây trắng (Anagarika Govinda), Đối diện cuộc đời (Jiddu Krishnamurti), Sư tử tuyết bờm xanh (Surya Das), Thiền trong nghệ thuật bắn cung (Eugen Herrigel), Đạo của vật lý (Fritjof Capra)…
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi