Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Sáng Tạo Toán 8 - Tập 2 (Biên Soạn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018)
Giới thiệu
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 mang đến những thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy Toán học lớp 8, tập trung vào việc phát triển năng lực tư duy và khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn. Cuốn sách "Phát triển năng lực tư duy sáng tạo năng lực toán 8" ra đời nhằm hỗ trợ học sinh lớp 8 tiếp cận và nắm vững kiến thức theo chương trình mới, đồng thời rèn luyện tư duy logic, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Cấu trúc sách
Cuốn sách được biên soạn theo cấu trúc bám sát chương trình giáo khoa, mỗi bài học được chia thành 4 phần chính:
**A. Kiến thức trọng tâm:**
Phần này cung cấp tóm tắt kiến thức lý thuyết cơ bản và trọng tâm của bài học. Học sinh sẽ nhận biết và hiểu rõ nội dung kiến thức một cách dễ dàng.
**B. Các dạng toán thường gặp:**
Phần này tập trung vào việc cung cấp các bài tập cơ bản và nâng cao theo từng bài, với lời giải chi tiết được phân chia theo các cấp độ nhận thức: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao.
Thông qua các ví dụ tiêu biểu, học sinh sẽ được tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng và phương pháp suy luận quan trọng, đồng thời rèn luyện khả năng giải quyết các bài toán đa dạng.
**C. Thực hành giải toán:**
Phần này cung cấp các bài tập tự luận và trắc nghiệm tổng hợp, giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học.
**D. Đề kiểm tra:**
Cuối mỗi chương, nhóm tác giả đưa ra các đề kiểm tra nhằm giúp học sinh đánh giá quá trình học tập của bản thân.
Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận thêm nhiều bài tập luyện tập, đáp án cho phần thực hành giải toán và đề kiểm tra được mã hóa dưới dạng QR code.
Đánh giá chung
Cuốn sách "Phát triển năng lực tư duy sáng tạo năng lực toán 8" là một công cụ hữu ích cho cả giáo viên và học sinh lớp 8 trong việc tiếp cận chương trình giáo dục mới.
Sách được biên soạn khoa học, nội dung dễ hiểu, phong phú và đa dạng. Cách trình bày bài bản, minh họa rõ ràng giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức lý thuyết, sách còn tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giúp học sinh phát triển năng lực toán học một cách toàn diện.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh lớp 8, giúp các em tự tin hơn trong việc học tập và đạt kết quả tốt trong học kỳ.
Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học
Cuốn sách này xuất phát từ một thực trạng: sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Số bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá mức độ hoạt động của một nền khoa học. Tính từ 1970 đến 2011, tổng số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san khoa học quốc tế là 10745 bài. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia, và 11% của Singapore. Thật ra, so với các nước lớn trong vùng, số bài báo khoa học của Việt Nam là thấp nhất. Đối chiếu với con số hơn 9000 giáo sư và 24000 tiến sĩ, con số ấn phẩm khoa học của Việt Nam cho thấy năng suất khoa học của giới học thuật Việt Nam còn rất thấp. Trước tình hình trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đi đến quyết định lấy số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế (sẽ gọi tắt là “công bố quốc tế”) là một chỉ tiêu để đánh giá thành quả của nghiên cứu khoa học.
Sự hiện hiện khiêm tốn của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân, kể cả vấn đề ý tưởng và phương pháp nghiên cứu. Ngày nay, khoảng 90% tập san quốc tế dùng tiếng Anh như là một ngôn ngữ chính. Ngay cả những tập san xuất phát từ những nước như Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan, China, Nhật, Hàn Quốc, v.v. cũng dùng tiếng Anh. Có thể nói rằng tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ khoa học. Nhưng đối với người Việt chúng ta, tiếng Anh là một rào cản rất lớn, bởi vì nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa thạo tiếng Anh. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam biết tiếng Anh, có thể đọc, nghe, và viết, nhưng phần lớn chưa quen với cách viết một bài báo khoa học hoàn chỉnh. Ngay cả những nghiên cứu sinh đã theo học các đại học nói tiếng Anh ở nước ngoài cũng chưa đủ khả năng để soạn một bài báo khoa học mà không cần đến sự hỗ trợ về ngôn ngữ. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy khoảng 1/4 bài báo từ nước này bị từ chối là do có vấn đề trong tiếng Anh. Do đó, cách soạn bài báo khoa học bằng tiếng Anh tuy mới nghe qua có vẻ là một việc tương đối nhỏ, nhưng trong thực tế lại là một yếu tố rất quan trọng cho “số phận” của một bài báo khoa học. Có thể nói không ngoa rằng chính tiếng Anh là một rào cản làm cho sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay được soạn ra để giúp bạn cách viết một bài báo khoa học bằng tiếng Anh.
Một nghiên cứu khoa học bắt đầu bằng một đề cương nghiên cứu, đến triển khai nghiên cứu (thí nghiệm và thu thập dữ liệu), công bố kết quả trên các tập san khoa học, và trình bày kết quả trong các hội nghị. Do đó, nội dung của cuốn sách gồm 3 phần chính: cách viết đề cương nghiên cứu, cách soạn một bài báo khoa học, và cách trình bày báo cáo khoa học trong các hội nghị quốc tế. Phần II trình bày những chuẩn mực để soạn một bài báo khoa học theo công thức IMRaD (Dẫn nhập, Phương pháp, Kết quả, và Bàn luận). Nhưng nghiên cứu khoa học bắt đầu từ ý tưởng, và ý tưởng phải được hệ thống hóa trong một đề cương nghiên cứu. Do đó, phần II của sách chỉ dẫn cách soạn một đề cương nghiên cứu một cách thuyết phục. Nhà khoa học không chỉ công bố bài báo khoa học mà còn phải trình bày báo cáo trong các hội nghị quốc tế. Nhưng một điều đáng tiếc là rất nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa am hiểu cách soạn bài báo cáo, thậm chí chưa quen với cách nói trong các hội nghị khoa học quốc tế. Điều này dẫn đến nhiều sự cố có khi ảnh hưởng đến danh dự quốc gia. Vì thế, cuốn sách này còn có một phần quan trọng là cách trình bày báo cáo bằng PowerPoint trong các hội nghị khoa học quốc tế. Mỗi chương sách đều được minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể, phần lớn đều trích từ những bài báo của chính tác giả đã công bố trên các tập san quốc tế. Cuốn sách cũng có 2 bài báo mẫu viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh để bạn đọc có thể tham khảo. Là người làm trong lĩnh vực y học, nên tôi trích dẫn nhiều ví dụ trong ngành y, nhưng những ví dụ này cũng có thể áp dụng cho nhiều ngành khoa học thực nghiệm khác. Hi vọng với nội dung này, bạn đọc có thể thực hành viết bài báo một cách dễ dàng hơn.
Đã có rất nhiều sách hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh, nhưng tôi muốn nghĩ rằng cuốn sách này khác với những cuốn đã xuất bản. Đại đa số sách về đề tài xuất bản khoa học viết cho độc giả nói tiếng Anh hay người Âu Mĩ, nhưng cuốn sách bạn đang cầm trên tay là viết cho người Việt, đặc biệt là giới nghiên cứu sinh và khoa học Việt Nam. Là người Việt từng mài mò học tiếng Anh, trực tiếp làm nghiên cứu khoa học, đã và đang phục vụ trong các ban biên tập tập san khoa học quốc tế, tôi có thể chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam những điều mà các tác giả Âu Mĩ không thể chia sẻ. Bạn đọc sẽ tìm thấy trong sách những kinh nghiệm về cách soạn bài báo khoa học và cách trình bày báo cáo, cũng như những sai lầm phổ biến ở người Việt Nam mà tôi muốn chia sẻ.
Cuốn sách là một công trình tâm huyết của tác giả với mong mỏi góp phần vào việc nâng cao số ấn phẩm khoa học Việt Nam trong các diễn đàn khoa học quốc tế. Trong thời gian trên dưới 10 năm qua, tôi đã có dịp thực trên 20 lớp học ngắn hạn (workshop) về phương pháp nghiên cứu khoa học tại rất nhiều đại học, bệnh viện, và trung tâm nghiên cứu khoa học. Qua những lớp học đó tôi nhận ra những khó khăn trong cách viết bài báo khoa học. Vì thế, sau những lớp học về phương pháp là một loạt lớp học về cách viết bài báo khoa học, khởi đầu ở Đại học Y Hà Nội vào năm 2009, và sau này được thực hiện tại nhiều bệnh viện và đại học khác. Cuốn sách còn là một “sản phẩm” của những khoá học vừa đề cập. Tôi cám ơn Bs Hồ Phạm Thục Lan đã cho phép tôi dùng 2 bản thảo bài báo khoa học như là một minh hoạ. Tôi muốn nhân dịp này bày tỏ lòng cảm ơn các đồng nghiệp và học viên thuộc Bộ môn Nội tiết (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Học viện Quân Y 175, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, v.v. đã tạo điều kiện cho tôi chia sẻ những kinh nghiệm cùng các bạn. Tôi cũng cám ơn các công ti dược, đặc biệt là sanofi aventis và Novartis đã hỗ trợ một cách bất vụ lợi những lớp học về cách viết bài báo khoa học.
Rất nhiều bạn đọc xa gần mà tôi chưa bao giờ gặp mặt ngoài đời cũng đã có những đóng góp và động viên có ý nghĩa. Xin chân thành cám ơn các bạn. Cuốn sách là một nỗ lực cá nhân, và “nhân vô thập toàn” là lời giải thích tại sao cuốn sách khó có thể tránh khỏi những nhầm lẫn và thiếu sót. Trong trường hợp bạn đọc tìm thấy thiếu sót và nhầm lẫn, xin cứ thẳng thắn góp ý để lần tái bản sau sẽ hoản hảo hơn. Các bạn có thể liên lạc tôi qua địa chỉ website cá nhân www.nguyenvantuan.net.
Kiên Giang
Lời nói đầu
Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong những nỗ lực nhằm nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nhận xét rằng so với các nước trong vùng và các nước có cùng dân số cũng như đầu tư cho khoa học, sự hiện diện của Việt Nam trên trường khoa học quốc tế còn rất khiêm tốn. Hiện nay, từ Bộ Khoa học và Công nghệ đến các trường đại học và viện nghiên cứu đều đang có những nỗ lực để khắc phục tình trạng đó. Nhưng một trong những khó khăn (và cũng là trở ngại chính) của nhiều người làm nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là chưa quen với cách viết một bài báo khoa học, và còn hạn chế về việc sử dụng tiếng Anh. Cuốn sách này sẽ giúp cho các đồng nghiệp khoa học làm quen với “văn chương khoa học”, và nâng cao cơ hội để kết quả nghiên cứu được công bố trên các tập san quốc tế.
Cuốn sách chỉ mới được ấn hành khoảng ba tháng trước đây, và đã được đón nhận một cách nồng nhiệt từ công chúng và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Có nhiều bạn nghiên cứu sinh đang theo học ở nước ngoài viết thư cho tôi rằng cuốn sách là một “hành trình” rất cần thiết cho các bạn ấy trong thời gian học tập và sau khi tốt nghiệp. Sự đón nhận của các đồng nghiệp và các bạn là một sự khích lệ rất lớn đối với tôi. Một số bạn đề nghị viết thêm về cách trình bày bằng biểu đồ và những sai sót phổ biến trong phân tích dữ liệu. Do đó, trong lần tái bản thứ nhất này, cuốn sách đã được thêm hai chương nhằm đáp ứng yêu cầu của các bạn.
Tôi muốn nhân cơ hội này để nói lời cảm tạ đến Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp biên tập và ấn hành cuốn sách bạn đang cầm trên tay cũng như những cuốn sách của tôi trong thời gian qua. Có bạn đọc chia sẻ là một niềm vinh hạnh, nhưng có nhà xuất bản đồng cảm và đồng hành trong việc đem kĩ năng khoa học đến với bạn đọc là một khích lệ lớn mà tôi muốn ghi nhận ở đây. Dù cố gắng rất nhiều, nhưng tôi nghĩ cuốn sách có thể có vài khiếm khuyết, và tôi rất muốn các bạn đọc chỉ ra những khiếm khuyết đó để lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn.
Mỗi một tác phẩm có một kì vọng, và cuốn sách này cũng không phải là ngoại lệ. Kì vọng của cuốn sách và cũng là của tôi là nhìn thấy những công trình nghiên cứu khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san quốc tế gia tăng nhanh. Khoa học Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế, và tôi muốn xem cuốn sách này là một nỗ lực giúp các đồng nghiệp trong quá trình hội nhập.
Tác giả
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Sáng Tạo Toán 8 - Tập 1 (Biên Soạn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018)
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng như sách Toán 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới có sự thay đổi nhằm cung cấp một số kiến thức và kĩ năng toán đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức toán học giải quyết vấn đề liên môn và thực tiễn. Dạy học theo hướng hiện đại không tập trung vào việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức của học sinh mà chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Theo đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng có những chuyển động tương thích.
Để giúp các thầy cô giáo và các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng cho học sinh lớp 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi biên soạn cuốn sách "Phát triển năng lực tư duy sáng tạo năng lực toán 8". Nội dung cuốn sách bám sát cấu trúc bài và chương trong sách giáo khoa ở mỗi bài gồm bốn phần:
Phần A: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Phần này tóm tắt các kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài, học sinh nhận biết và hiểu được nội dung kiến thức lý thuyết.
Phần B: CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP
Phần này cung cấp cho học sinh các bài tập cơ bản và nâng cao trong từng bài với lời giải chi tiết theo các cấp độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao. Điều đó giúp các em có thêm kinh nghiệm giải bài tập, định hướng được cách giải. Mỗi ví dụ được lựa chọn là những bài tập tiêu biểu, chứa nhiều kiến thức, kĩ năng và phương pháp suy luận mà chương trình đòi hỏi.
Phần C: THỰC HÀNH GIẢI TOÁN
Phần này chúng tôi chia bài tập cho học sinh theo bài tập tự luận và câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp.
Cuối mỗi chương nhóm tác giả có đưa ra các đề kiểm tra để học sinh đánh giá quá trình học tập của mình. Nhằm tạo cơ hội cho học sinh có nhiều bài tập luyện tập hơn, đáp án cho phần thực hành giải toán cũng như đề kiểm tra sẽ được mã hóa dưới dạng QR code.
Trò Chuyện Với Khoa Học Và Giáo Dục
'Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là tập hợp những suy nghĩ, quan điểm, và tầm nhìn của tác giả về các vấn đề trên. Nội dung được chia làm 4 phần: Khoa học, đạo đức khoa học, xuất bản khoa học, và giáo dục. Đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học, mà chỉ là những ý kiến mang tính thảo luận của cá nhân tôi. Cũng có thể xem những ý kiến này mang tính “phản biện” và góp ý vào chính sách khoa học và giáo dục. Những quan điểm và tầm nhìn trong danh sách này thể hiện cũng là những trải nghiệm của một người đã có hơn 30 năm trong các đại học và kinh qua các môi trường khoa học phương Tây. Tôi không muốn áp đặt những quan điểm lên chính sách ở trong nước, mà chỉ muốn thuyết phục bạn đọc bằng những dữ liệu và kinh nghiệm thực tế. Những suy nghĩ được viết ra với tâm nguyện đóng góp một phần vào nỗ lực đổi mới và xây dựng một nền giáo dục đại học tốt hơn, và một nền khoa học đàng hoàng hơn.
Nước ta đang trong tiến trình hội nhập thế giới. Năm 2016, Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và thời điểm này cũng đánh dấu một sự hòa nhập toàn diện nền kinh tế của 10 quốc gia trong vùng, trong đó dĩ nhiên có cả giáo dục và khoa học. Rồi sẽ đến một ngày các trường đại học và nhà khoa học Việt Nam cạnh tranh với các trường và đồng nghiệp ASEAN. Để có khả năng cạnh tranh tốt, chúng ta cần phải biết những qui ước khoa bảng, những tiêu chí trong khoa học đang được dùng ở các nước ngoài Việt Nam. Tôi tin rằng bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều khác biệt và hiểu thêm những “luật chơi” khoa học quốc tế.
Nhiều ý kiến và quan điểm trong cuốn sách này đã được trình bàu trên các diễn đàn báo chí đại chúng và hội nghị trong nước. Nhân dịp này, tôi trân trọng cám ơn các bài Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuần Việt Nam, VNExpress, Sài Gòn Tiếp thị cũ, Ngày nay, Lao động, Sinh viên Việt Nam đã biên tập và công bố những bài viết của tôi hơn 10 năm qua. Tôi biết chắc rằng những dữ liệu trình bày trong sách, dù đã được xem xét cẩn thận về nguồn gốc, vẫn còn có sai sót hoặc thiếu sót. Do đó, tôi rất mừng nếu nhận được góp ý và bổ sung của bạn đọc.'
(Nguyễn Văn Tuấn)
Khoa học là một trong những di sản quí báu nhất của văn hóa nhân loại. Nếu chúng ta hiểu văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình tương tác giữa con người về tự nhiên, thì khoa học là một phần của văn hóa. Do đó, tôi cũng sẽ kể cho các bạn về lí lịch khoa học của những con vật gần gũi chúng ta như heo, gà, chuột, khỉ, cùng mối liên quan đến sự hiện diện của chúng và nguồn gốc của nền văn minh lúa nước Đông Nam Á. Các bạn sẽ ngạc nhiên khi biết nơi xuất phát của những con vật này là từ Đông Nam Á. Các bạn cũng sẽ biết Đức Phật đã nói gì về một hội chứng mà chúng ta gọi là “loãng xương” ngày nay. Tôi cũng không quên kể cho các bạn những câu chuyện về các nhà khoa học lừng danh như Charles Darwin, Alexandre Yersin, Paul Erdos, và một số nhà khoa học khác đã đem đến cho chúng ta những phát minh cứu hàng triệu người.
Mô Hình Hồi Quy Và Khám Phá Khoa Học
Các mô hình hồi quy là phương tiện khoa học rất quan trọng trong việc khám phá những quy luật tự nhiên, phát hiện các mối liên quan, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tiên lượng, và dự báo tương lai. Các mô hình hồi quy cũng rất tốt trong việc giúp nhà khoa học sàng lọc tín hiệu từ nhiễu, qua các phương pháp kiểm định giả thuyết và kiểm định thống kê.
Cuốn sách bạn đang cầm trên tay sẽ giới thiệu các mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy logistic, hồi quy Poisson, và hồi quy Cox. Bạn đọc sẽ học qua các phát biểu giả thuyết khoa học qua các mô hình hồi quy. Những vấn đề (ít khi nào được đề cập trong sách giáo khoa) như đánh giá tầm quan trọng của biến tiên lượng, hoán chuyển dữ liệu, xây dựng và kiểm định mô hình, Lasso, Ridge, Robust, và cach triển khai các ý tưởng này bằng ngôn ngữ R.
Mỗi phương pháp được minh họa bằng một nghiên cứu hay dữ liệu thực tế và các mã R mà bạn đọc có thể vừa đọc vừa áp dụng trong thực tế. Do đó, cuốn sách sẽ là một nguồn tham khảo cho các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà nghiên cứu, và giảng viên thuộc bất cứ lĩnh vực khoa học nào.
Bạn đọc sẽ cảm thấy thích thú với những câu chuyện mang tính lịch sử đằng sau mô hình hồi quy tuyến tính. Bạn đọ cũng sẽ biết thêm về suy nghĩ của các nhân vật khoa học đặt nền tảng cho mô hình hồi quy và khoa học thống kê hiện đại như Carl Friedrick Gauss, Daniel Bernoulli, Sime'on Denis Poisson, Francis Galton, Karl Pearson, Ronald Fisher, Jerzy Neyman, Egon Pearson,…
Như cơn gió thoảng - Nghĩ về những qui luật cuộc sống được giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết trong thời gian phong tỏa từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 10 (năm 2021). Dưới góc nhìn của một nhà khoa học mang tinh thần Phật giáo, những vấn đề vốn chủ quan và cảm tính đều được tác giả nhìn dưới góc độ khoa học với lối viết dễ hiểu, dễ cảm và đáng tin cậy. Đồng thời những bài viết ấy cũng sâu sắc và tự nhiên với cái nhìn thế sự như gió thoảng mây trôi bỗng chốc hóa vô thường. Bàng bạc trong cả tác phẩm là một thái độ bình thản đối diện, trút bỏ mọi ảo vọng ở đời để giữ vững ý chí và không quên tâm nguyện thuở ban đầu.
Tác phẩm gồm bốn phần: ở đời, thói đời, thiên kiến và qui luật sống. Trong phần một, tác giả bàn về những điều làm cho chúng ta hạnh phúc và khiến ta bị “mắc kẹt” cùng những bài học hay ở đời. Phần hai cuốn sách nói đến tật và thói mang tính tiêu cực của con người, cùng nhận xét của người ngoại quốc và tiền nhân về người Việt. Phần ba là những hiện tượng tâm lí chúng ta hay thấy trong cuộc sống như thiên kiến tiêu cực, thiên kiến một chiều, thiên kiến chứng thực, v.v. Phần sau cùng tác giả bàn về qui luật phổ quát của thành công và sự khác biệt giữa sếp và lãnh đạo.
Cuốn sách “Cẩm nang nghiên cứu khoa học từ ý tưởng đến công bố” được soạn ra để giúp cho các bạn muốn dấn thân vào công việc nghiên cứu khoa học. Nhiều học sinh và sinh viên thường tự hỏi bắt đầu nghiên cứu khoa học từ đâu, ý tưởng nghiên cứu xuất phát từ nguồn nào, phương pháp nghiên cứu ra sao, và công bố kết quả ngiên cứu ở đâu. Đó là những câu hỏi cơ bản trong qui trình nghiên cứu khoa học. Qua 21 chương sách, tác giả sẽ giải đáp những câu hỏi trên và kèm theo những ví dụ thực tế giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về qui trình nghiên cứu khoa học.
“Khoa học không bao giờ dừng lại trong hành trình đi tìm sự thật, bởi vì khoa học không bao giờ tuyên bố nó đã hoàn thành sứ mệnh đó. Khoa học là một nghành nghề khai hóa, truyền bá cái mà chúng ta gọi là “văn minh”, và khoa học đặt sự thật trên hết và trước hết, trước tất cả những quyền lợi cá nhân.”
Suy Nghĩ Thống Kê Trong Đời Thường
Những người trong độ tuổi thanh xuân và đang yêu thường hay phàn nàn rằng trong những người bạn họ gặp, người nào có vóc dáng xinh đẹp thì người đó có xu hướng càng vô duyên. Tại sao có nghịch lí này? Khái niệm “selection bias” có thể giúp chúng ta giải thích hiện tượng này.
Có thể nói rằng ngưỡng P < 0.05 đã trở thành một loại sổ thông hành cho công bố khoa học. Bởi vì Công bố khoa học dẫn đến tài trợ, đề bạt, giải thưởng, và uy danh, nên giới nghiên cứu khoa học rất dễ bị cám dỗ bởi trị số này, và họ có thể làm tất cả để có P < 0.05. Những “thủ thuật” họ có thể làm bao gồm tra tấn dữ liệu (data torture) và P-hacking.P-hacking là một thuật ngữ tương đối mới chỉ hành vi phân tích chọn lọc và nhiều lần cho đến khi đạt được trị số P như mong muốn. Cứ 100 dữ liệu hoàn toàn “âm tính nhưng với P-hacking giới khoa học có thể biến 60 dữ liệu thành “dương tính". Trong thực tế, P-hacking rất ư phổ biến trong khoa học nhưng không ai muốn đề cập đến (do mắc cỡ) và do đó sản xuất rất nhiều kết luận sai và xạo.
Thống kê là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật. Khoa học thống kê giúp cho các nhà khoa học khai thác và khám phá những qui luật tiềm ẩn trong dữ liệu lớn. Tuy quan trọng như thế, nhưng đa số sinh viên đều cảm thấy khoa học thống kê là một môn học đáng sợ. Quyển sách này có mục đích đơn giản là làm cho bạn đọc yêu môn thống kê như là một nghệ thuật.
Bạn đọc sẽ làm quen với ý nghĩa và ứng dụng xác suất trong đời thường, và sẽ biết qua những qui luật thống kê hết sức thú vị và mang tính ứng dụng rất cao. Ai trong chúng ta cũng biết số trung bình là gì, nhưng qua cuốn sách này các bạn sẽ biết được lịch sử và sự ra đời của số trung bình như thế nào. Bạn đọc còn biết những nhà thống kê học lừng danh cùng những đóng góp của họ như Francis Galton, Karl Pearson, William Sealy Gosset (người phát kiến kiểm định t), Ronald Aylmer Fisher, C. R. Rao, David R. Cox, và Richard Doll.
Đi Vào Nghiên Cứu Khoa Học
Ở kỷ nguyên tin học này, một em học sinh phổ thông ở nước ta cũng có thể nói được rằng khoa học là nền tảng của sự phát triển xã hội và nghiên cứu khoa học, do vậy, là hoạt động vô cùng quan trọng. Nhưng, thế nào là “nghiên cứu khoa học”, và đâu là “thước đo” trong nghiên cứu khoa học, hoặc thế nào là “văn hóa khoa học”… thì ngay cả nhiều người có học vị cao ở bậc đại học cũng không trả lời ổn thỏa.
Không chỉ đối với những vấn đề mang tính khái quát như vậy mà cả với những câu hỏi cụ thể như: làm sao để viết một bài báo khoa học, trích dẫn tài liệu phải theo cách thức nào, vì sao phải công bố rộng rãi một công trình nghiên cứu, hoặc thế nào là đạo văn, “đạo số liệu”… cũng khó tìm được câu trả lời rành mạch, đúng đắn.
Trong khi đó, thực tế lại đang diễn ra tình trạng rất đáng buồn, đáng lo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, từ chuyện “làm khoa học” bằng cách… đạo văn, điều tra cẩu thả, không đúng phương pháp, thậm chí có nhưng cơ quan quản lý đưa ra nhiều quy định hành chính gọi là dựa trên “cơ sở khoa học” mà thật ra chẳng khoa học tí nào!
Có lẽ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là văn hóa khoa học nước ta chưa được như các nước tiên tiến, trong đó có phần do lâu nay chúng ta thiếu các chương trình giảng dạy, sách báo, tài liệu hướng dẫn, giải thích về bản chất cũng như cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. Như vậy, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, gia tăng sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế, rõ ràng cần phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng tầm hiểu biết chung về phương pháp nghiên cứu khoa học.
Với mong mỏi được đóng góp một phần nhỏ trong công việc ấy, từ nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện công tác tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan - Úc, đã viết nhiều bài đăng trên các tờ báo trong nước như: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Tia Sáng, Thanh Niên, VietNam Net… liên quan đến nghiên cứu khoa học, trên cơ sở cung cấp các kiến thức cũng như những kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học trong nhiều năm của tác giả.
Cuốn sách này ra đời trên cơ sở tập hợp những bài viết về hai nội dung chính: nghiên cứu khoa học và việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học. Trong phần đầu, tác giả cố gắng làm rõ các khái niệm cốt yếu như “hoạt động nghiên cứu khoa học”, “cơ sở khoa học”, cách xác định đề tài nghiên cứu, vấn đề đạo đức khoa học, văn hóa khoa học… Về phương diện công bố kết quả nghiên cứu khoa học, tác giả chủ yếu tập trung vào hình thức bài báo khoa học đăng trên tập san quốc tế. Do khuôn khổ có giới hạn của bài viết đăng trên báo đại chúng cho nên tác giả thường đề cập đến các vấn đề một cách tổng quát, căn bản, và mặt khác, vốn là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh học cho nên khi khai triển vấn đề cũng như khi đưa ra dẫn chứng, tác giả thường dựa nhiều vào các nghiên cứu ngành y sinh học. Tuy vậy, những yêu cầu cơ bản, những nội dung thiết yếu trong nghiên cứu khoa học nói chung và cách thức công bố kết quả nghiên cứu khoa học đều được tác giả trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống theo các chuẩn mực quốc tế bằng một văn phong sáng sủa, dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, dẫn liệu phong phú, đáng tin cậy. Xét về phương diện phổ biến kiến thức thì đó chính là những ưu điểm của tác giả và rất phù hợp với mục đích xuất bản của Tủ sách Kiến thức này.
Trong thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học vốn đa dạng, phức tạp, và có sự khác biệt nhất định giữa nghiên cứu trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: luận văn, sách biên khảo, công trình điền dã, điều tra xã hội học… Nói chung, còn nhiều nội dung cần được đề cập cặn kẽ, đầy đủ hơn nữa, và để có thể chuyển đạt đầy đủ những nội dung đó hẳn sẽ cần đến nhiều cuốn sách, tài liệu hướng dẫn khác trong tương lai. Thiết nghĩ, đó là công việc chung của giới khoa học nước ta.
Riêng với cuốn sách này, hy vọng nó sẽ giúp ích cho những người mới bước vào nghiên cứu khoa học, đặc biệt là với các bạn sinh viên, qua việc cung cấp những thông tin, những kiến thức phổ thông cần phải có để làm hành trang trên con đường nghiên cứu khoa học - con đường vốn không ít cam go, thử thách mà cũng rất đáng tự hào.
Y Học Thực Chứng (Evidence - Based Medicine)
"Y học thực chứng là một trường phái thực hành y học dựa vào chứng cứ khoa học, kinh nghiệm của người thầy thuốc, và những giá trị liên quan đến bệnh nhân. Thực hành y học thực chứng đòi hỏi người thầy thuốc phải biết cách tìm, đánh giá và ứng dụng chứng cứ khoa học.
Cuốn sách nhỏ này giới thiệu các phương pháp truy tìm, thẩm định, xử lí và ứng dụng thông tin cho các mục đích lâm sàng. Bạn đọc sẽ tìm thấy khá nhiều khái niệm dịch tễ học và một số phương pháp phân tích số liệu thường thấy trong các bài báo y khoa trên các tạp san y học quốc tế.
Tôi cố gắng trình bày các khái niệm bằng một ngôn ngữ "phổ thông", tức là hạn chế sử dụng các thuật ngữ khó hiểu" (Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi