Giải Mã Cơ Chế Phòng Vệ Tâm Lý Con Người
Cơ chế phòng vệ tâm lý là gì?
Jerome S.Blackman - chuyên gia tâm thần học có nhiều kinh nghiệm cho rằng sự phòng vệ là thao tác loại bỏ trải nghiệm không vui như suy nghĩ, cảm xúc ra khỏi ý thức về mặt tâm lý. Nói theo cách thông thường, phòng vệ là phương thức sinh tồn trong sự lựa chọn vô thức, cho dù là hoạt động tâm lý hay hành vi, động cơ của nó đều là tránh phải trải qua những cảm xúc không vui vẻ.
Giống như các nhà lý thuyết phân tâm học Anna Freud và Charles Brenner đã từng nhấn mạnh, hầu như mọi hành vi hoặc suy nghĩ của chúng ta đều được xem là một cách phòng vệ. Trước khi thuyết trình bạn điều chỉnh lại giọng nói, biện hộ cho bản thân trong cuộc tranh luận hay ngay cả khi bạn cười một cách ngượng nhịu sau khi nói sai điều gì đó cũng là một cách phòng vệ.
Tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu những phương thức phòng vệ tâm lý?
Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, sự phòng vệ ở khắp mọi nơi. Chúng ta khi ở trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ có tuyến phòng vệ khác nhau, cũng chính những tuyến phòng vệ giúp cho chúng ta tồn tại, thích nghi với môi trường và sống một cuộc đời mà bản thân mong muốn.
Cuốn sách Giải mã cơ chế phòng vệ tâm lý con người sẽ giúp bạn thấy rằng cơ chế phòng vệ cũng giống như chiếc túi thần kỳ của Doraemon, cho phép chúng ta linh hoạt sử dụng trong các tình huống khác nhau, trở thành công cụ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta thích nghi tốt hơn với xã hội, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân để cuộc sống hạnh phúc và tự tại hơn.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ có thể thấy sự phòng vệ của chính mình khi phân tích sâu sắc hoàn cảnh trong phòng tư vấn tâm lý, cũng chính là nhận thức hóa tiềm thức mà Sigmund Freud từng nói. Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn có thể thông qua sự hiểu biết về các cơ chế phòng vệ tâm lý khác nhau để vén bức màn bí mật của tâm trí. Khi chúng ta nhận ra rằng các phương pháp phòng vệ hiện tại không còn đủ sức để giải quyết các xung đột tâm lý và tình huống khó khăn, có lẽ chúng ta sẽ từ bỏ các cơ chế đã được sử dụng nhiều năm và trở thành chế độ phản ứng tự động, từ đó phát triển thành cơ chế phòng vệ hoàn thiện và cao cấp hơn
Cuốn sách Giải mã cơ chế phòng vệ tâm lý con người sẽ giúp bạn giải mã cơ chế phòng vệ tâm lý của bất kỳ ai
Con người không đơn thuần chỉ tận dụng một phương thức phòng vệ để tự bảo vệ bản thân mình. Thông thường, chúng ta sẽ vận dụng một tổ hợp phòng vệ liên kết với nhau, hay còn gọi là “tập hợp phòng vệ”. Khi chúng ta thích nghi với môi trường thường không chỉ sử dụng một phương thức phòng vệ tâm lý, mà bất kỳ tuyến phòng vệ nào cũng có thể trở thành sự lựa chọn tốt nhất vào thời điểm đó. Giải mã cơ chế phòng vệ tâm lý con người sẽ giúp bạn hiểu hết về các cơ chế phòng về thông qua 4 chương sách:
Chương 1: Cơ chế phòng vệ chưa trưởng thành
- Phóng chiếu - Sự phóng chiếu và tính chấp nhận của phóng chiếu ở khắp mọi nơi
- Thoái lui - Quay về những hồi ức đau thương
- Phân liệt - Phân biệt giữa trắng và đen, cuộc chiến một mất một còn
- Phủ nhận - Sự chối bỏ đối với các sự việc xảy ra khách quan
- Sự ép buộc có tính lặp lại - Sự ép buộc lặp lại và lặp lại tổn thương giữa các thế hệ
- Hình thành phản ứng ngược - Rõ ràng ghét nhưng lại lấy lòng bạn
- Triệu chứng - Chống lại cảm xúc tiêu cực bằng các triệu chứng cơ thể
- Khinh thường - Phóng đại cái siêu tôi, không hài lòng với bất kỳ ai
- Lý tưởng hóa - Sự ảo tưởng nhằm bù đắp những khuyết thiếu ở hiện thực
Chương 2: Cơ chế phòng vệ trưởng thành
- Cách ly cảm xúc - Sự lạnh lùng để phòng vệ cảm xúc nóng nảy
- Ức chế - Kìm nén những tham vọng ở bên trong để tránh sự thất vọng
- Cảm thông - Vì muốn hòa nhập vào tập thể hoặc hy vọng được công nhận
- Hợp lý hóa, lý trí hóa - Phân tích, diễn giải quá mức để trốn tránh cảm xúc
- Ức chế chức năng bản ngã - Không thể hiện bản lĩnh, vô thức cản trở sự thành công
- Bị động - Trì hoãn hoặc không thể hành động, chịu đựng sự quản lý bản thân từ người khác
- Tính tự lập giả - Sự phòng vệ của nỗi sợ khi tin tưởng và phụ thuộc vào người khác
Chương 3: Thăng hoa - một tuyến phòng vệ cao cấp hơn
- Hài hước- Chất xúc tác trong mối quan hệ giữa con người
- Nghệ thuật diễn đạt - Chìa khóa khởi động não phải, cân bằng cảm tính và lý tính
- Sự thăng hoa của các tuyến phòng vệ khác
- Phương pháp để sáng tạo nhiều cá nhân hóa hơn
Chương 4: Để tuyến phòng vệ của bạn tăng khả năng thích ứng
- Phân biệt cơ chế phòng vệ của bản thân - Quan sát và cải thiện
- Thả lòng và thay đổi cơ chế phòng vệ - Tìm kiếm phương pháp thích nghi hơn
- Câu chuyện về cuộc đời - Bảo vệ bản thân khỏi sự tổn thương
Hầu hết những khó khăn về cảm xúc đều phát sinh từ sự kết hợp giữa khả năng phòng vệ và cảm xúc có vấn đề. Đôi khi, chúng ta sẽ bận tâm những chuyện nhỏ nhặt, dễ đi vào ngõ cụt và điều này sẽ thu hẹp nhận thức của chúng ta vì lúc này, chúng ta thường chỉ thấy một phần kết cục. Cuốn sách Giải mã cơ chế phòng vệ tâm lý con người sẽ giúp bạn thoát ra khỏi cảm xúc này và nhìn nhận lại tổng thể, cùng với đó là tìm được những nguồn lực của riêng mình và hướng sự chú ý của bạn vào những gì bạn sẽ làm để giải quyết mọi vấn đề. Khi đó, bạn sẽ thấy rằng mọi chuyện không tệ như bạn nghĩ và mọi việc đều có tính hai mặt của nó.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.