Zaregoto - Lời Nói Đùa - Tập 5: Nghịch Lý Quân Xúc Xắc 2 - Lời Bao Biện Của Kẻ Thất Bại
Có lẽ trên đời không gì vô nghĩa bằng việc tư duy logic. Bởi vốn dĩ logic là do con người tạo ra, mà thế giới này lại vượt xa tầm kiểm soát của loài người.
"Tôi" là một người chính trực, coi bác ái là nghĩa vụ, tôn trọng tự do hơn bất cứ điều gì và luôn nỗ lực dung hòa với mọi thứ xung quanh. Vào một ngày tháng Bảy, "tôi" đã bị kéo vào chuyến giải cứu một kẻ hủy diệt bị giam cầm. Đồng hành cùng "tôi" là Kunagisa Tomo và Suzunashi Neon. Sào huyệt phe ác đảng nơi ba người sắp dấn thân vào là viện nghiên cứu thuộc sở hữu của nhà bác học điên. "Mad Demon" Shadou Kyouichirou.
Những nhân vật xuất hiện trong chuyến đi mạo hiểm này đều là những con người vụn vỡ. Tất thảy đều mâu thuẫn khôn cùng, suy sụp khôn cùng, sụp đổ tới tận cùng. Chắc hẳn họ đã bị hủy hoại. Nhưng riêng kẻ thích bông đùa tôi đây thậm chí còn chẳng được ban ân huệ ấy. Bởi bạn thấy đấy, ngay từ đầu tôi đã chẳng lành lặn rồi...
Tập thứ năm trong loạt truyện Lời nói đùa!
Có một quy tắc bạn buộc phải tuân thủ khi muốn kết thân với một người xa lạ, đó là luôn luôn yêu quý đối phương. Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu rằng kết thân với một người xa lạ nào đó là điều bất khả thi. Mà không, nội cái ý muốn kết thân với một người xa lạ nào đó, vốn đã rất bất bình thường rồi.
“Tôi” là một người chính trực và thành thực, không bao giờ cho phép bản thân nói nhăng nói cuội, không thể bỏ qua bất cứ mâu thuẫn nào... Cuối tháng Sáu vừa rồi, khi còn chưa kịp thắc mắc nửa lời, “tôi” đã bị Người nhận khoán mạnh nhất nhân loại Aikawa Jun lôi đến Học viện Sumiyuri, ngôi trường danh giá dành cho các thiên kim tiểu thư. Và rồi học viện đó nảy sinh rắc rối. Nói “tôi” bị cuốn vào cũng đúng, nói “tôi” tự nhảy vào mớ bòng bong ấy cũng chẳng sai. Mà kệ đi, dù có thanh minh thanh nga như thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng có nghĩa lý gì. Bởi những rắc rối đã xảy ra vốn dĩ chỉ tựa như một lời nói đùa mà thôi.
Tập thứ ba trong câu chuyện về Lời nói đùa!
Lời Nói Đùa 4: Nghịch Lý Quân Xúc Xắc - Utsurigi Gaisuke Kẻ Hủy Diệt Lời Nói Đùa
Nếu là người từng dấn thân vào giới kỹ thuật điện tử, đã từng bước chân - dù chỉ một chút - vào lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, hoặc chớm nhúng mũi vào thế giới ngầm, không lý gì bạn lại không biết tới Team.
Thời đó (vâng, nó đã hình thành nên cả một thời đại đấy), việc tránh đụng chạm tới họ là nhiệm vụ bất khả thi. Một mặt người ta gọi họ là “nhóm khủng bố công nghệ cao”, mặt khác người ta lại tung hô họ là “những người tiên phong khai phá không gian ảo”. Có người coi họ là tội phạm, người khác lại tôn sùng họ như đấng cứu thế. Chẳng biết ai đúng ai sai. Ngược lại, có khi nói thế nào cũng chỉ là một mặt của sự thật không chừng.
Tóm lại, một Team như vậy đã tồn tại.
Khi người ta dùng những đại từ phiếm chỉ như “họ” hay “chúng”, nghĩa là người ta nhắc tới Team. Có điều, dù họ nổi tiếng đến mấy thì việc họ là một nhóm thế nào, thành lập nhằm mục đích gì, vốn dĩ có phải là một tổ chức không vẫn chưa được chính thức công khai. Team đã biến mất mà không để lại bất cứ dấu vết nào. Điều đó khiến sự tồn tại của họ càng trở nên thần bí, giống như một huyền thoại.
Vì vậy…
Nói cô bé vô tư đang ngồi cạnh tôi đây đã từng là thủ lĩnh cái Team đó thì ai mà tin được. Nói cái Team được mệnh danh là “lữ đoàn cuồng tín điên loạn” đã gây nên những vụ phá hoại quy mô lớn, những vụ phá hoại vượt ngoài sức tưởng tượng đó chỉ là một nhóm nhỏ gồm vỏn vẹn chín thành viên chắc cũng không ai tin.
Một trong chín thành viên đó chính là người đàn ông chúng tôi sắp gặp.
Utsurigi Gaisuke.
VỀ TÁC GIẢ
Nisio Isin (sinh năm 1981) được mệnh danh là cây bút thiên tài trong làng Light Novel Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đình đám. Năm 2002 khi đang theo học đại học Ritsumeikan, Nisio Isin ra mắt với tác phẩm "Vòng xoáy chặt đầu", tập đầu tiên trong series Lời nói đùa, và đã giành giải Mephisto lần thứ 23 ở tuổi đôi mươi. Bộ truyện đã có gần 4 triệu bản được bán ra tại Nhật và nhiều năm liên tiếp lọt top 3 của bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi!
Sau khi rời khỏi trường đại học, Nisio Isin làm việc cho nhà xuất bản nổi tiếng Kodansha, chuyên về các tạp chí dành cho các cây bút trẻ như Faust hoặc Pandora. Tháng 1 năm 2007, Nisio Isin ra mắt series Đao ngữ dưới nhãn Kodansha Box, với tiến độ mỗi tháng một tập, tổng cộng 12 tập đã được xuất bản đều đặn trong vòng một năm.
Các tiểu thuyết Đao ngữ, Lời nói đùa, Monogatari, Medaka Box và Juni Taisei của ông đã được chuyển thể thành anime.
"Đánh bại hắn, tôi sẽ trở thành kiếm sĩ mạnh nhất Nhật Bản, đúng chứ?"
Đọa Kiếm sĩ Sabi Hakuhei, chủ nhân hiện tại của Bạc Đao Hari và cũng là người "mạnh nhất Nhật Bản", gửi cho kiếm sĩ không dùng đao kiếm Yasuri Shichika cùng kỳ mưu sĩ Togame một lá thư thách đấu! Liệu họ có thể đoạt được thanh đao cùng danh hiệu "mạnh nhất" từ tay anh ta hay không? Mười hai thanh đao do người thợ rèn đao truyền thuyết Shikizaki Kiki hoàn thiện, nay còn chín!
Trong tập 4 của Đao Ngữ, đối thủ quyết chiến của họ chính là kiếm sĩ mạn nhất Nhật Bản đầy kiêu hãnh, Sabi Hakuhei!
VỀ TÁC GIẢ
Nisio Isin (sinh năm 1981) được mệnh danh là cây bút thiên tài trong làng Light Novel Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đình đám. Năm 2002 khi đang theo học đại học Ritsumeikan, Nisio Isin ra mắt với tác phẩm "Vòng xoáy chặt đầu", tập đầu tiên trong series Lời nói đùa, và đã giành giải Mephisto lần thứ 23 ở tuổi đôi mươi. Bộ truyện đã có gần 4 triệu bản được bán ra tại Nhật và nhiều năm liên tiếp lọt top 3 của bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi!
Sau khi rời khỏi trường đại học, Nisio Isin làm việc cho nhà xuất bản nổi tiếng Kodansha, chuyên về các tạp chí dành cho các cây bút trẻ như Faust hoặc Pandora. Tháng 1 năm 2007, Nisio Isin ra mắt series Đao Ngữ dưới nhãn Kodansha Box, với tiến độ mỗi tháng một tập, tổng cộng 12 tập đã được xuất bản đều đặn trong vòng một năm.
Các tiểu thuyết Đao ngữ, Lời nói đùa, Monogatari, Medaka Box và Juni Taisei của ông đã được chuyển thể thành anime.
“Hư Đao Phái… chính vì không dùng đao kiếm nên mới mạnh.”
Người thợ rèn đao truyền thuyết Shikizaki Kiki đã dành cả cuộc đời mình để rèn nên mười hai thanh “đao”. Kiếm sĩ không dùng đao kiếm Yasuri Shichika, và kỳ mưu sĩ xinh đẹp Togame bắt đầu cùng nhau chinh phục hành trình thu thập mười hai thanh đao đó.
Sau khi thu thập được Trảm đao Namakura, đích đến tiếp theo của “kiếm sĩ không dùng đao kiếm” Yasuri Shichika và kỳ mưu sĩ Togame là thần điện Sanzu vùng Izumo. Lần này, họ sẽ phải đối đầu với người quản lý thần điện Sanzu, Tsuruga Meisai, để giành lấy thanh “Thiên Đao Tsurugi” – thanh đao “một ngàn thanh trong một”.
“Bởi vì tôi là một thanh đao mà… Trái tim và cơ thể của tôi sẽ không dao động vì bất cứ thứ gì khác ngoài Togame.”
Thiên đao Tsurugi là tập 3 của bộ truyện nổi tiếng Đao ngữ (Tên gốc: Katanagatari) của tác giả lừng danh Nisio Isin. Katanagatari đã được chuyển thể thành 12 tập anime với thời lượng mỗi tập 45 phút. Hấp dẫn, lôi cuốn từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Những nét vẽ đầy nghệ thuật và hộp đựng sang chảnh chắc chắn sẽ khiến độc giả hài lòng cả về nội dung lẫn hình thức của series đình đám này!
VỀ TÁC GIẢ
Nisio Isin (sinh năm 1981) được mệnh danh là cây bút thiên tài trong làng Light Novel Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đình đám. Năm 2002 khi đang theo học đại học Ritsumeikan, Nisio Isin ra mắt với tác phẩm "Vòng xoáy chặt đầu", tập đầu tiên trong series Lời nói đùa, và đã giành giải Mephisto lần thứ 23 ở tuổi đôi mươi. Bộ truyện đã có gần 4 triệu bản được bán ra tại Nhật và nhiều năm liên tiếp lọt top 3 của bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi!
Sau khi rời khỏi trường đại học, Nisio Isin làm việc cho nhà xuất bản nổi tiếng Kodansha, chuyên về các tạp chí dành cho các cây bút trẻ như Faust hoặc Pandora. Tháng 1 năm 2007, Nisio Isin ra mắt series Đao Ngữ dưới nhãn Kodansha Box, với tiến độ mỗi tháng một tập, tổng cộng 12 tập đã được xuất bản đều đặn trong vòng một năm.
Các tiểu thuyết Đao ngữ, Lời nói đùa, Monogatari, Medaka Box và Juni Taisei của ông đã được chuyển thể thành anime.
TRÍCH ĐOẠN
“… Nhưng mà này, Togame. Lúc trước tôi có nghe, nhưng đã lơ đãng để trôi qua tai mất rồi. Thiên Đao Tsurugi, thanh thứ ba trong mười hai thanh đao hoàn thiện thuộc một ngàn thanh kỳ đao mà Shikizaki Kiki đã làm ra ấy… Thanh đao đó thực sự bao gồm một ngàn thanh hay sao?”
“Đúng thế.”
Với câu hỏi lại rụt rè của Shichika, Togame trả lời chắc nịch.
“Một ngàn thanh trong một thanh. Đó chính là Thiên Đao.”
“… Chà, giờ mà tự dưng bắt bẻ về những thanh đao của Shikizaki Kiki thì thật là thô lỗ, nhưng nếu như thế thì số lượng những thanh đao hoàn thiện so với chín trăm tám mươi tám thanh đao làm thử để rèn luyện, hóa ra lại nhiều hơn mất rồi…”
Nếu Thiên Đao quả thực bao gồm một ngàn thanh, thì nói đúng ra, số những thanh kỳ đao hoàn thiện phải là một ngàn không trăm mười một thanh chứ? Shichika muốn chỉ ra điều ấy, nhưng Togame lại có vẻ chẳng hề quan tâm.
“Thật đúng là thô lỗ.”
Cô chỉ nói như thế đấy.
Shichika dẫu sao cũng là vì có ý tốt nên mới chỉ ra, nhưng thái độ của Togame thật là lạnh nhạt.
“Thật thô lỗ, nói cách khác là đường đột.”
“Không, không có lối nói như vậy đâu.”
“Một ngàn thanh đao trong một thanh… về đặc điểm này của nó, tôi chỉ có thể chấp nhận như vậy mà thôi. Hai thanh đao mà chúng ta đã thu thập được ấy, thanh nào cũng có những đặc điểm chủ đạo nào đó nhỉ? Shichika, nếu anh vẫn chưa quên thì hãy nói ra thử xem.”
“Để xem nào, thanh Tuyệt Đao Kanna đầu tiên thì bền chắc đến độ tuyệt đối không thể gãy hay bị bẻ cong… là ‘độ bền’ nhỉ? Trảm Đao Namakura thì sắc bén đến mức trên đời này không có thứ gì mà nó không thể một nhát chém làm hai. Chính là ‘độ sắc bén’…”
“Đúng thế.”
Togame gật đầu.
“Và thanh thứ ba, Thiên Đao Tsurugi, lại có số lượng áp đảo… Nó là thanh đao được làm ra chú trọng vào ‘số lượng’ đấy. Vì vậy nó mới bao gồm một ngàn thanh đao. Dù có một ngàn thanh, vẫn tính là một thanh.”
Tháng 4 năm 2021, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam sẽ gửi tới các bạn đọc yêu thích thể loại Light Novel hành động/kì ảo tập 2 của bộ truyện nổi tiếng Nhật Bản: Đao ngữ (Tên gốc: Katanagatari) của tác giả lừng danh Nisio Isin.
“Hư Đao Phái… chính vì không dùng đao kiếm nên mới mạnh.”
Người thợ rèn đao truyền thuyết Shikizaki Kiki đã dành cả cuộc đời mình để rèn nên mười hai thanh “đao”. Kiếm sĩ không dùng đao kiếm Yasuri Shichika, và kỳ mưu sĩ xinh đẹp Togame bắt đầu cùng nhau chinh phục hành trình thu thập mười hai thanh đao đó.
Hành trình thu thập 12 thanh đao của Shichika và Togame dẫn họ tiến về hướng Tây, trên con đường đầy rẫy hiểm nguy của tình yêu và sự báo thù. Đối thủ của họ lần này là Uneri Ginkaku, vị thành chủ cô độc trong thành Gekoku sừng sững giữa sa mạc Inaba. Ginkaku cũng chính là chủ nhân của thanh “trảm đao Namakura”, thanh đao tiếp theo mà bộ đôi Shichika và Togame đang tìm kiếm!
Katanagatari là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhãn hiệu Kodansha Box thuộc nhà xuất bản lớn Kodansha, đã được chuyển thể thành 12 tập anime với thời lượng mỗi tập 45 phút. Hấp dẫn, lôi cuốn từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Những nét vẽ đầy nghệ thuật và hộp đựng sang chảnh chắc chắn sẽ khiến độc giả hài lòng cả về nội dung lẫn hình thức của series đình đám này!
VỀ TÁC GIẢ
Nisio Isin (sinh năm 1981) được mệnh danh là cây bút thiên tài trong làng Light Novel Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đình đám. Năm 2002 khi đang theo học đại học Ritsumeikan, Nisio Isin ra mắt với tác phẩm "Vòng xoáy chặt đầu", tập đầu tiên trong series Lời nói đùa, và đã giành giải Mephisto lần thứ 23 ở tuổi đôi mươi. Bộ truyện đã có gần 4 triệu bản được bán ra tại Nhật và nhiều năm liên tiếp lọt top 3 của bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi!
Sau khi rời khỏi trường đại học, Nisio Isin làm việc cho nhà xuất bản nổi tiếng Kodansha, chuyên về các tạp chí dành cho các cây bút trẻ như Faust hoặc Pandora. Tháng 1 năm 2007, Nisio Isin ra mắt series Đao Ngữ dưới nhãn Kodansha Box, với tiến độ mỗi tháng một tập, tổng cộng 12 tập đã được xuất bản đều đặn trong vòng một năm.
Các tiểu thuyết Đao ngữ, Lời nói đùa, Monogatari, Medaka Box và Juni Taisei của ông đã được chuyển thể thành anime.
TRÍCH ĐOẠN
“… Ta muốn hỏi ngươi một câu.”
Rốt cuộc, người đàn ông mặc kimono cũng mở miệng nói với Shirasagi.
Nhưng điều hắn nói lại là…
“Nhẫn thuật ‘Nghịch Lân Tham’ của ngươi, giúp ngươi có thể nói chuyện tiếp kể cả khi đã bị chém làm đôi à?”
… Lời vĩnh biệt.
“?Hả”
Không phải.
Nếu như gã vẫn bất động, có lẽ vết chém chẳng mấy chốc sẽ liền lại… Chuyện này chắc chắn không thể xảy ra. Nhưng sau khi nghe mấy lời đó từ đối thủ, Shirasaghi rướn người về phía trước theo phản xạ. Kết quả là…
Nửa thân trên vốn còn miễn cưỡng dính vào nửa thân dưới của gã, “phịch” một tiếng, trượt ra và rơi xuống. Một cú rơi lộn ngược.
“Áááaaaaa! Từ-từ bao giờờờ!!!?”
Phải nói là tiếng thét cuối đời của gã lại không hề ngược ngạo. Bất quá, tiếng thét ấy có như thế nào cũng vô nghĩa…
“… Bí kiếm, Linh Thiểm.”
Người đàn ông mặc kimono thì thầm.
Hắn vẫn ngồi yên như trước, không dịch chuyển lấy một bước.
“Ây da, chiếu bẩn mất rồi… Thôi kệ, lấy của phòng khác đổi qua chắc cũng được. Không, trước tiên phải xử lý cái xác… nhưng thế thì chờ cho máu chảy hết chắc tốt hơn…”
Dẫu vừa mới chém phăng một con người, người đàn ông mặc kimono vẫn không có chút cảm xúc nào. Hoàn toàn vô cảm, hắn bắt đầu nghĩ cách dọn sạch gian phòng.
Tay hắn rời chuôi đao… đưa lên dụi mắt.
Rõ ràng là… hắn đang buồn ngủ.
Đao Ngữ - Tập 1
Tháng Năm năm 2020, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam giới thiệu đến bạn đọc tập đầu tiên của tựa truyện nổi tiếng tại Nhật Bản: Đao ngữ (Tên gốc: Katanagatari) của tác giả lừng danh Nisio Isin.
“Hư Đao Phái… chính vì không dùng đao kiếm nên mới mạnh.”
Người thợ rèn đao truyền thuyết Shikizaki Kiki đã dành cả cuộc đời mình để rèn nên mười hai thanh “đao”. Kiếm sĩ không dùng đao kiếm Yasuri Shichika, và kỳ mưu sĩ xinh đẹp Togame bắt đầu cùng nhau chinh phục hành trình thu thập mười hai thanh đao đó.
Trong tập một của Đao ngữ, đối thủ đầu tiên của họ là một trong mười hai đầu lĩnh của quân đoàn nhẫn giả Maniwa, Maniwa Koumori!
Katanagatari là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhãn hiệu Kodansha Box thuộc nhà xuất bản lớn Kodansha, đã được chuyển thể thành 12 tập anime với thời lượng mỗi tập 45 phút. Hấp dẫn, lôi cuốn từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Những nét vẽ đầy nghệ thuật và hộp đựng sang chảnh chắc chắn sẽ khiến độc giả hài lòng cả về nội dung lẫn hình thức của series đình đám này!
VỀ TÁC GIẢ
Nisio Isin (sinh năm 1981) được mệnh danh là cây bút thiên tài trong làng Light Novel Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đình đám. Năm 2002 khi đang theo học đại học Ritsumeikan, Nisio Isin ra mắt với tác phẩm "Vòng xoáy chặt đầu", tập đầu tiên trong series Lời nói đùa, và đã giành giải Mephisto lần thứ 23 ở tuổi đôi mươi. Bộ truyện đã có gần 4 triệu bản được bán ra tại Nhật và nhiều năm liên tiếp lọt top 3 của bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi!
Sau khi rời khỏi trường đại học, Nisio Isin làm việc cho nhà xuất bản nổi tiếng Kodansha, chuyên về các tạp chí dành cho các cây bút trẻ như Faust hoặc Pandora. Tháng 1 năm 2007, Nisio Isin ra mắt series Đao Ngữ dưới nhãn Kodansha Box, với tiến độ mỗi tháng một tập, tổng cộng 12 tập đã được xuất bản đều đặn trong vòng một năm.
Các tiểu thuyết Đao ngữ, Lời nói đùa, Monogatari, Medaka Box và Juni Taisei của ông đã được chuyển thể thành anime.
TRÍCH ĐOẠN
“Chưởng môn đời thứ bảy của Hư Đao Phái.”
Cô ta đột ngột hướng về phía Shichika.
“Anh có bao giờ muốn đoạt được thiên hạ hay không?”
“Không muốn.”
“Đúng thế nhỉ, với mọi người sống trên thế gian này, suy nghĩ đó là lẽ đương nhiên. Có tham vọng mạnh mẽ không phải là chuyện gì đáng xấu hổ. Ký ức về cuộc đại loạn trước đây vẫn còn tươi mới, nhưng tinh thần của phe phản loạn thì không ai có thể phủ định được. Nếu ngẫm kỹ lại thì nhà Shogun bây giờ, chẳng phải cũng là một gia tộc nghịch thiên chuyển mệnh mới đạt được nghiệp lớn hay sao. Bởi vậy con người không có lý do gì ngần ngại với ý muốn chinh phục thiên hạ của mình cả - Khoan đã, anh vừa nói là không muốn à ?!”
Kiểu tấu hài phản ứng chậm này …
Thật đúng là thời đại nào cũng có.
Lời Nói Đùa 2: Kẻ Siết Cổ Mộng Mơ - Zerozaki Hitoshiki - Mất Tư Cách Làm Người
Tháng Tư năm 2020, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam giới thiệu đến bạn đọc tập thứ hai của tựa truyện nổi tiếng tại Nhật Bản: Lời nói đùa (Tên gốc: Zaregoto) của tác giả Nisio Isin.
Yêu một người thì dễ, nhưng tiếp tục yêu họ thì khó. Cũng giống như giết người thì dễ, nhưng tiếp tục giết người thì khó vậy.
Trung thực và chân thành, sống đến từng này tuổi mà không hề biết đến khái niệm dối trá, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thể rời mắt khỏi sự thật… nói tóm lại đó có thể coi là tính cách bẩm sinh của “tôi”, người đã chạm trán con quỷ giết người mang tên Zerozaki Hitoshiki vào một ngày tháng Năm. Đó vừa là một cuộc tao ngộ, vừa là điều đương nhiên phải tới. Đó là một ý chí sắc lẻm, một nguyên lý nhọn hoắt, và cũng là một trò đùa như mũi dao. Ngoài ra “tôi” còn có một cuộc gặp gỡ nho nhỏ với những người bạn cùng lớp nữa, nhưng cái đó thì chẳng biết nói sao, tôi chẳng biết nên bắt đầu kể từ chỗ nào. Bởi vì, này nhé, thân là con người, “tôi” làm sao nỡ nói dối cơ chứ…
Tác phẩm đầu tay viết năm mười tám tuổi đã đoạt ngay giải thưởng Mephisto danh giá, đưa tên tuổi Nisio Isin đến với độc giả Light Novel Nhật Bản, trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt tiểu thuyết gia trẻ tuổi trong suốt thập kỷ đó.
VỀ TÁC GIẢ
Nisio Isin (sinh năm 1981) được mệnh danh là cây bút thiên tài trong làng Light Novel Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đình đám. Năm 2002 khi đang theo học đại học Ritsumeikan, Nisio Isin ra mắt với tác phẩm "Vòng xoáy chặt đầu", tập đầu tiên trong series Lời nói đùa, và đã giành giải Mephisto lần thứ 23 ở tuổi đôi mươi. Bộ truyện đã có gần 4 triệu bản được bán ra tại Nhật và nhiều năm liên tiếp lọt top 3 của bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi!
Sau khi rời khỏi trường đại học, Nisio Isin làm việc cho nhà xuất bản nổi tiếng Kodansha, chuyên về các tạp chí dành cho các cây bút trẻ như Faust hoặc Pandora. Tháng 1 năm 2007, Nisio Isin ra mắt series Đao Ngữ dưới nhãn Kodansha Box, với tiến độ mỗi tháng một tập, tổng cộng 12 tập đã được xuất bản đều đặn trong vòng một năm.
Các tiểu thuyết Đao ngữ, Lời nói đùa, Monogatari, Medaka Box và Juni Taisei của ông đã được chuyển thể thành anime.
TRÍCH ĐOẠN
Mỗi khi nghĩ về Zerozaki, tôi chỉ có thể lý giải cậu ta bằng một khái niệm duy nhất: “hình ảnh phản chiếu trên mặt nước”. Nếu không hiểu như vậy, có lẽ hành động diễn tả kẻ mất tư cách làm người ấy bằng ngôn từ cũng sẽ trở nên vô nghĩa mất thôi. Nhưng thay vì suy xét về hành động diễn tả, có lẽ câu hỏi chúng ta cần phải trả lời sẽ là: Vốn ngay từ đầu ở Zerozaki có tồn tại thứ gọi là “ý nghĩa” hay không? Giống như danh xưng “kẻ thích đùa” của tôi không mang một ý nghĩa nào cụ thể, đánh giá kẻ giết người ấy thông qua biểu hiện bên ngoài chẳng khác nào tin vào mấy bài giải mẫu đã bị sai lầm từ lâu. Nên diễn tả cảm giác ấy thế nào nhỉ? Tựa như đang đứng trước bản thể của chính mình, tựa như đang nói chuyện với chính bản thân mình, một câu chuyện với cốt truyện vừa kỳ quặc lại vừa hợp lý.
Phải rồi.
Cho nên, ngay từ đầu đây đã là một cuộc gặp gỡ tình cờ bất khả thi.
Có lẽ, đó là trải nghiệm nguyên sơ nhất.
Là ngôn từ đầu tiên mà ta nghe thấy.
Là những ghi chép vào bộ nhớ gốc.
Là quá khứ ta có thể liên tưởng và so sánh.
Là véc-tơ cùng gốc, cùng phương hướng.
Tựa như còn bình thường hơn cả bình thường.
Tựa như hình ảnh phản chiếu trên mặt gương.
Nói tóm lại, chúng tôi quá giống nhau.
Lời Nói Đùa 1: Vòng Xoáy Chặt Đầu - Bác Học Màu Lam Và Kẻ Thích Bông Đùa
Lời nói đùa (Tên gốc: Zaregoto) của tác giả Nisio Isin.
“Có thể yêu một ai đó không phải mình chính là một loại tài năng. Dù không bằng được các tài năng khác thì nó cũng phải gần bằng, nhưng nếu có nó mà không sử dụng thì cũng chẳng thể làm nên chuyện gì cả.”
"Tôi", nhân vật chính của bộ truyện, đã cùng người bạn là kỹ sư thiên tài của mình đến du lịch ở một hòn đảo tụ hội rất nhiều thiên tài trong các lĩnh vực khác. Nhưng cuối cùng họ đã mắc kẹt vào một chuỗi án mạng vô cùng bí ẩn. Trong lúc phá giải vụ án này, cuối cùng "tôi" đã hiểu được rốt cuộc tài năng là thứ mang ý nghĩa nặng nề đến nhường nào.
Câu chuyện thiên tài về những thiên tài, viết bởi một thiên tài.
Tác phẩm đầu tay viết năm mười tám tuổi đã đoạt ngay giải thưởng Mephisto danh giá, đưa tên tuổi Nisio Isin đến với độc giả Light Novel Nhật Bản, trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt tiểu thuyết gia trẻ tuổi trong suốt thập kỷ đó.
VỀ TÁC GIẢ
Nisio Isin (sinh năm 1981) được mệnh danh là cây bút thiên tài trong làng Light Novel Nhật Bản với rất nhiều tác phẩm đình đám. Năm 2002 khi đang theo học đại học Ritsumeikan, Nisio Isin ra mắt với tác phẩm "Vòng xoáy chặt đầu", tập đầu tiên trong series Lời nói đùa, và đã giành giải Mephisto lần thứ 23 ở tuổi đôi mươi. Bộ truyện đã có gần 4 triệu bản được bán ra tại Nhật và nhiều năm liên tiếp lọt top 3 của bảng xếp hạng Kono Light Novel ga Sugoi!
Sau khi rời khỏi trường đại học, Nisio Isin làm việc cho nhà xuất bản nổi tiếng Kodansha, chuyên về các tạp chí dành cho các cây bút trẻ như Faust hoặc Pandora. Tháng 1 năm 2007, Nisio Isin ra mắt series Đao Ngữ dưới nhãn Kodansha Box, với tiến độ mỗi tháng một tập, tổng cộng 12 tập đã được xuất bản đều đặn trong vòng một năm.
Các tiểu thuyết Đao ngữ, Lời nói đùa, Monogatari, Medaka Box và Juni Taisei của ông đã được chuyển thể thành anime.
TRÍCH ĐOẠN
“Chắc cậu cũng giỏi Toán lắm nhỉ? Thường thì con trai giỏi các môn khoa học tự nhiên hơn con gái. Có vẻ não bộ được quy định như vậy.”
“Thật sao?”
“Theo kết quả thống kê thì là vậy.”
“Kết quả gì mà trọng nam khinh nữ thế…”
Mấy kết luận dựa trên kết quả thống kê toàn kiểu trời ơi đất hỡi. Gieo xúc xắc được 100 lần liên tiếp ra số 6 không có nghĩa lần tiếp theo cũng sẽ ra số 6. Nghe tôi nói vậy, Akane liền phản đối.
“Con xúc xắc gieo 100 lần đều ra 6 chắc chắn sẽ mãi mãi chỉ ra 6. Bên trong con xúc xắc đó tồn tại một sự khác biệt có ý nghĩa, không thể giải thích bằng ngẫu nhiên hay lệch lạc tỉ lệ đơn thuần, kiểu như là vì cậu đen nên mãi chưa tung ra số khác đâu. Thống kê theo giới tính cũng như vậy… Ha ha, cậu về phe nữ quyền hả? Hay cậu ngại vì tôi là phụ nữ? Tiếc là tôi không theo nữ quyền đâu. Hễ nghe mấy chuyện vận động nữ quyền với giải phóng phụ nữ là tôi thấy sôi bụng ghê gớm. Họ chỉ toàn nói chuyện tào lao, cậu không thấy thế à? Phải thừa nhận thế giới hiện giờ đang xoay quanh đàn ông. Nhưng thứ đáng được cổ vũ không phải là bình đẳng giới, mà là sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi người thể hiện tài năng. Nam nữ vốn dĩ đã khác biệt đến độ có thể coi là hai loài với di truyền khác hẳn nhau. Vì vậy tôi, Sonoyama Akane, cho rằng mỗi giới đều có vai trò và nghĩa vụ riêng. Đương nhiên, tiền đề trọng yếu là ngoài nghĩa vụ phải làm còn có ‘việc mà mình thật sự muốn làm’, hai cái đó tách biệt nhau, tiền đề thứ yếu là nếu phải chọn một trong hai thì nên ưu tiên việc mình muốn làm. À tất nhiên mình phải làm được việc mà mình muốn làm đã. Nhưng ít nhất tôi vẫn nghĩ rằng ‘tôi là đứa không làm được gì cả’ chỉ là một sự kiếm cớ, một con đường trốn tránh dễ dàng mà thôi.”
“Tôi nghĩ vấn đề cũng nằm ở môi trường nữa.”
“Môi trường. Nhưng đã có thời nào phụ nữ bị cấm viết văn, tạc tượng chưa? Với khuynh hướng hiện nay, tôi cảm thông với nam giới hơn. Có lẽ vì lập trường của tôi gần với họ hơn chăng, nhưng trước giờ có những việc vốn là lĩnh vực của nam giới mà. Giờ bị người khác chen chân vào thì ai mà chẳng bực?”
“Nhưng trước giờ chúng ta đã sai, giờ mới đang phải làm cho đúng lại. Những người tiên phong bao giờ cũng vấp phải vô số khó khăn mà.”
Vừa tự hỏi không hiểu sao mình lại về phe nữ giới, tôi vừa phản bác Akane.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi