Thất Bại Học Của Toyota: Hành Trình Khám Phá Bí Mật Thành Công Từ Những Sai Lầm
Công ty tư vấn được thành lập bởi Toyota Motor Corp. và tập đoàn Recruit, "Thất Bại Học Của Toyota" là một sản phẩm độc đáo được chắt lọc từ kinh nghiệm thực tiễn của hơn 50 chuyên gia đào tạo, đều là những cựu nhân viên của Toyota. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực ô tô, công ty tư vấn này mang đến những giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất, thực phẩm, y tế, luyện kim, quản lý…
Bắt đầu từ cuốn sách "Dọn dẹp theo phong cách Toyota" - một hiện tượng best-seller với hơn 200.000 bản bán ra, công ty đã cho ra mắt một bộ sách giá trị:
Cách bồi dưỡng theo phương thức Toyota: Tiết lộ bí mật về phương thức đào tạo nhân tài của Toyota, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân sự hiệu quả.
Sắp xếp theo phương thức Toyota: Hướng dẫn cách thức tối ưu hóa quy trình, sắp xếp công việc khoa học, tạo ra môi trường làm việc hiệu quả.
Làm cấp trên theo phương thức Toyota: Chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo của Toyota, giúp người quản lý trở nên hiệu quả, tạo động lực và nâng cao hiệu suất công việc cho nhân viên.
Những câu nói cửa miệng của Toyota: Bật mí những nguyên tắc, triết lý sống và làm việc của Toyota, giúp độc giả tiếp cận tinh thần “Kaizen” (cải tiến liên tục) và văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Review nội dung sách:
"Thất Bại Học Của Toyota" không chỉ là một cuốn sách về thành công, mà còn là một hành trình khám phá con đường dẫn đến thành công từ những thất bại. Sách tập trung vào việc phân tích những sai lầm, những thách thức mà Toyota đã gặp phải trong quá trình phát triển, đồng thời chia sẻ những bài học quý báu được rút ra từ đó.
Nội dung cuốn sách mang tính thực tiễn cao, được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, với nhiều ví dụ minh họa sinh động. "Thất Bại Học Của Toyota" không chỉ dành cho những người làm trong lĩnh vực sản xuất, mà còn hữu ích cho bất kỳ ai muốn nâng cao hiệu quả làm việc, ứng dụng tinh thần Kaizen trong cuộc sống và công việc.
Nhóm dịch VietFuji:
"Chúng tôi làm vì một nền sản xuất Việt Nam"
Được thành lập vào tháng 1/2013, nhóm VietFuji là tập hợp những người trẻ tuổi, năng động đến từ các trường đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhóm VietFuji mong muốn truyền tải phong cách và tinh thần làm việc Nhật Bản, hướng tới nâng cao năng suất lao động cho người Việt Nam; thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước.
Lấy dịch thuật làm nền tảng, VietFuji chia sẻ các nội dung liên quan tới sản xuất, Kaizen, quản lý của Nhật Bản thông qua website (tech.vietfuji.com) và xuất bản sách dịch tại Việt Nam.
Với tinh thần chuyên nghiệp và nhiệt huyết, VietFuji đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của Toyota đến với độc giả Việt Nam.
Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota
Khi nhắc tới Toyota, mọi người thường nghĩ tới “Phương thức sản xuất Toyota”, “Just in time” hay “hệ thống chế tạo sản phẩm năng suất cao”. Nhưng thực chất, đó mới chỉ là một phần về sản xuất tại Toyota.
Toyota không đào tạo những nhân viên na ná nhau và chỉ biết nghe theo chỉ thị từ cấp trên.
Để tạo ra sản phẩm hiệu quả, nâng cao tối đa năng suất, không thể thiếu việc đào tạo những nhân viên biết tự suy nghĩ, tự thân vận động. Cách suy nghĩ này đã được thấm nhuần ở Toyota.
Vì vậy, cấp trên Toyota không những phải cố gắng theo đuổi hiệu suất, thành quả làm việc mà còn phải tập trung đào tạo cấp dưới.
Thậm chí, họ còn suy nghĩ chính việc đào tạo cấp dưới sẽ liên quan trực tiếp đến thành tích của cấp trên và tăng doanh thu của công ty.
Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này đều là những nhân viên Toyota kì cựu, từng làm việc trong khoảng thời gian từ nửa đầu năm 1960 đến nửa sau năm 2000. Hiện nay họ đã trở thành những chuyên gia đào tạo tại công ty OJT Solutions (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản).
Tất cả các chuyên gia này đã từng có kinh nghiệm đảm nhiệm các vị trí như: tổ trưởng, xưởng trưởng... quản lý từ 100 đến 500 nhân viên trong Toyota.
Từ nền tảng suy nghĩ và những bí quyết có được trong quá trình làm việc trước đây, những chuyên gia này hiện tại đang làm công việc tư vấn cho tầng lớp quản lý và hỗ trợ đào tạo con người cho nhiều công ty ngoài Toyota.
Khi đi tư vấn và hỗ trợ, các chuyên gia đào tạo thường bị chính những nhân viên đang làm việc tại nơi mình đến nói mỉa mai rằng: “Chỉ có Toyota mới làm được” hay “Quy mô bé như công ty này có bắt chước theo cũng không ý nghĩa đâu!”.
Tuy nhiên, suy nghĩ “nghệ thuật đào tạo nhân sự của Toyota” là những bí quyết chỉ dành riêng Toyota là sai lầm. Về cơ bản, phương pháp này có thể áp dụng cho bất kì công ty nào.
Ví dụ, ở Toyota người ta có văn hoá đào tạo nhân viên thông qua giải quyết vấn đề và kaizen. Cấp trên sẽ để cấp dưới tự giải quyết những vấn đề phát sinh, và kaizen để hướng tới trạng thái lý tưởng tại nơi làm việc.
Yêu cầu kỹ năng kaizen cũng như giải quyết vấn đề không chỉ có ở Toyota. Bất kể ngành nghề nào, dù quy mô công ty lớn hay nhỏ, kaizen, giải quyết vấn đề phát sinh hằng ngày chắc chắn sẽ giúp phát triển kinh doanh và tổ chức.
Thực tế, những công ty được các chuyên gia đào tạo của OJT Solutions hướng dẫn không chỉ có các công ty sản xuất trong nước mà còn cả bệnh viện, siêu thị, công ty tài chính, công ty sản xuất nước ngoài; nghề nghiệp cũng đa dạng như kinh doanh, dịch vụ. Tất cả đều áp dụng cách thức đào tạo theo phương thức Toyota sao cho phù hợp với công ty mình để nâng cao thành quả.
Tất cả các chuyên gia đào tạo đều đồng ý rằng:
“Đào tạo được nhân lực thì công ty sẽ vững mạnh và nhất định thành tích kinh doanh sẽ tăng lên. Tạo ra sản phẩm, hay cung cấp dịch vụ đều từ bàn tay con người.Vì vậy, công tác đào tạo con người phải được ưu tiên hàng đầu”.
Cuốn sách này giới thiệu những lợi ích liên quan đến công tác đào tạo nhân lực bằng kaizen và giải quyết vấn đề. Thông qua những câu chuyện cụ thể, cũng là những trải nghiệm thực tế của các chuyên gia khi còn làm việc tại Toyota, chúng tôi sẽ truyền tải những giá trị cốt lõi trong việc đào tạo con người.
Bất kỳ công ty cũng có thể tiếp thu và áp dụng những bí quyết trong cuốn sách này.
Cuốn sách này trở thành gợi ý cho những nhà quản lý đang có suy nghĩ “Tôi muốn làm cho công ty lớn mạnh”, “Tôi muốn phát huy năng lực của từng cá nhân” trong công tác “đào tạo con người”.
Tác giả:
OJT Solutions
Là công ty tư vấn được thành lập bởi công ty Ôto Toyota (Toyota Motor Corp.) và tập đoàn Recruit. Với hơn 50 “chuyên gia đào tạo” là cựu nhân viên Toyota, công ty cung cấp dịch vụ đến cách khách hàng là doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề như công nghiệp sản xuất , thực phẩm , sản phẩm y tế, luyện kim, quản lý...
Bắt đầu từ cuốn sách Dọn dẹp theo phong cách Toyota, trở thành best-seller với hơn 200.000 bản, công ty đã cho ra mắt một bộ sách: Cách bồi dưỡng theo phương thức Toyota, Sắp xếp theo phương thức Toyota, Làm cấp trên theo phương thức Toyota, Những câu nói cửa miệng củaToyota...
Nhóm dịch Vietfuji
“Chúng tôi làm vì một nền sản xuất Việt Nam”
Được thành lập vào tháng 1/2013, nhóm VietFuji bao gồm các thành viên đến từ các trường đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhóm VietFuji mong muốn truyền tải phong cách và tinh thần làm việc Nhật Bản, hướng tới nâng cao năng suất làm việc cho người Việt Nam; thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước.
Lấy dịch thuật làm nền tảng, VietFuji chia sẻ các nội dung liên quan tới sản xuất, Kaizen, quản lý của Nhật Bản thông qua website (tech.vietfujigroup.com); facebook.com/VietFujiGroup và xuất bản sách dịch tại Việt Nam.
Hãy thử áp dụng Know-how của Toyota vào công việc của bạn (Tái Bản 2023)
Doanh thu của các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần tăng trưởng trở lại sau thời gian dài suy thoái. Toyota cũng kinh doanh có lãi trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, lũ lụt tại Thái Lan và gần đây nhất là trận động đất sóng thần tại Nhật Bản (11/3/2011). Hơn nữa, đến cùng kỳ năm 2014, Toyota đã đạt mức lợi nhuận khổng lồ vượt 20 ngàn tỷ Yên.
Trước năm 2008, Toyota vẫn luôn khiến chúng ta choáng ngợp về tốc độ tăng trưởng với sản lượng sản xuất và số lượng tiêu thụ đứng đầu thế giới, công xưởng sản xuất cũng được mở rộng trên quy mô toàn cầu. Trong giai đoạn này, tình trạng sản xuất của Toyota tậm chí có thể nói rằng: “cứ sản xuất ra là có thể tiêu thụ được”. Tuy vậy, khi đang ở vị trí đứng đầu thế giới vào năm 2008 thì công ty phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế Lehman. Đến năm 2009-2010 Toyota lại điên đảo với tình trạng bị buộc thu hồi xe tại thị trường Mỹ. Thêm vào đó, tháng 3 năm 2011 công ty lại phải gánh chịu những thiệt hại lớn từ trận động đất sóng thần tại khu vực phía Đông Nhật Bản. Liên tiếp các vấn đề đến từ trong và ngoài nước đã gây thiệt hại nặng nề đối với hoạt động sản xuất nói chung, cũng là những cú đánh thẳng vào Toyota nói riêng.
Trước đây, ngài Toyoda Kiichiro - người sáng lập Toyota đã phải nhận trách nhiệm và từ chức khi công ty đứng trước bờ vực phá sản vào năm 1950 - cũng đã đề cao tầm quan trọng của việc dự phòng những nguy cơ nghiêm trọng “chỉ có thể gặp 1 đến 2 lần trong 100 năm”. Khả năng trụ vững trước những khó khăn liên tiếp như vậy là minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống bền bỉ của Toyota.
Tình trạng khó khăn này kéo dài liên tiếp trong mấy năm trời. Trong thời điểm ấy, điều cấp thiết hơn bao giờ hết chính là phải tìm ra được lối thoát cho công ty. Bất ngờ thay, lối thoát ấy lại nằm chính ở phương thức Toyota mà công ty đã dành biết bao năm tháng để xây dựng nên.
Sau cơn khủng hoảng Lehman một thời gian, trong công ty Toyota truyền tai nhau một câu nói: “Có một thứ mà chúng ta nhất quyết phải lấy lại. Mặc dù công ty đã chịu thiệt hại vô cùng lớn nhưng chỉ cần quay trở lại phương thức Toyota thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.” Chính điều này đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Ở Toyota, họ có những "câu nói cửa miệng" lưu truyền trong công xưởng. Những câu nói đó được truyền đi từ giám đốc đến các quản lý, từ các quản lý đến các nhân viên, từ các đàn anh đi trước đến các đàn em nối sau.Cội nguồn sức mạnh của Toyota được đúc kết trong những “câu nói cửa miệng”.
Với tư liệu được lấy thông qua phỏng vấn những người quản lý có trên 40 năm kinh nghiệm làm việc tại Toyota, cuốn sách bạn đang cầm trên tay tổng hợp những "câu nói cửa miệng" được lưu truyền xuyên suốt nhiều thế hệ tại Toyota. Hơn nữa, nó cũng tập trung vào những cách suy nghĩ trong từng bối cảnh tương ứng với các câu nói đó.
Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này đa số là những nhân viên đã từng làm việc tại Toyota từ trước năm 1960 đến trước năm 2000. Sau đó, họ chuyển qua công việc đào tạo tại công ty OJT Solutions (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi). Hiện tại, họ vẫn tiếp tục công tác tư vấn để truyền lại những tư duy, kiến thức đã được bồi dưỡng tại Toyota tới những công ty khác trong lĩnh vực sản xuất, nhằm hỗ trợ đào tạo con người và nâng cao thành tích kinh doanh.
Hy vọng rằng thông qua việc giới thiệu những “câu nói cửa miệng” của Toyota, cuốn sách này sẽ giúp ích phần nào cho công việc hàng ngày của quý độc giả.
Nghệ Thuật Chuẩn Bị Và Lên Kế Hoạch Theo Phương Thức Toyota (Tái Bản 2022)
Thời gian là tài nguyên mà tất cả mọi người được thượng đế ban tặng một cách công bằng. Tuy nhiên, phương pháp để sử dụng thời gian hiệu quả lại ít được giảng dạy ở trường học. Mỗi cá nhân thường tự trang bị kỹ năng quản lý thời gian thông qua công việc.
Để nâng cao năng suất công việc, năng lực lên kế hoạch và sắp xếp công việc (chuẩn bị công việc) là không thể thiếu.
Chuẩn bị công việc không phải là phương pháp chỉ để hoàn thành sớm công việc mà là những know-how (bí quyết) vừa giúp nâng cao tốc độ, vừa duy trì chất lượng của công việc, từ đó nâng cao thành quả đạt được.
Nội dung chính của cuốn sách Nghệ thuật chuẩn bị và lên kế hoạch theo phương thức Toyota được chọn lọc từ những câu nói, câu chuyện thực tế của những người từng là quản lý, công xưởng trưởng làm việc tại Toyota từ những năm 1960 cho đến năm 2015. Hiện nay, họ là các chuyên gia đào tạo “nâng cao năng suất, chất lượng” tại công ty cổ phần OJT Solutions (trụ sở tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi). Cuốn sách đúc kết kinh nghiệm, phương pháp có thể áp dụng được cho bất kỳ ai đang làm việc ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào.
“Toyota có thể sản xuất một chiếc xe hơi xe hơi từ hơn 30 ngàn chi tiết chỉ trong vòng một phút. Toyota có thể sản xuất với hiệu suất cao như vậy là nhờ có “phương thức sản xuất Toyota” được xây dựng và hoàn thiện trong suốt một thời gian dài.
Có thể có một số người nghĩ rằng “Vì Toyota là một công ty lớn, nên chuyện Toyota có thể sản xuất một chiếc ô tô trong vòng một phút thực ra cũng chẳng có gì lạ cả”. Nhưng không hẳn vậy, để làm được điều này Toyota đã phải rất cố gắng, đặc biệt là nhờ vào đội ngũ làm việc tại công xưởng.
Đặc trưng của Toyota được tóm gọn trong 3 chữ “Just in time”. Định nghĩa một cách đơn giản, just in time là “Tốc độ sản xuất bằng với tốc độ bán sản phẩm ra ngoài thị trường”. Để có thể làm được việc này thì thời gian hoàn thiện sản phẩm (thời gian cần thiết từ khi bắt tay vào công việc sản xuất cho đến khi hoàn thành tất cả các công đoạn) tính từ khi nhập các chi tiết cho đến khi sản phẩm được bán ra phải được rút ngắn một cách tối đa. Đây là sứ mệnh khi sản xuất ô tô và cũng là một trong những điểm mạnh của Toyota.
Nền tảng của khả năng rút ngắn thời gian sản xuất xuống mức tối đa là trí tuệ đã được tính luỹ trong một thời gian dài và từ năng lực chuẩn bị và sắp xếp công việc mà nhân viên Toyota đã áp dụng trong công xưởng.”
Hãy thử áp dụng Know-how của Toyota vào công việc của bạn
Doanh thu của các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần tăng trưởng trở lại sau thời gian dài suy thoái. Toyota cũng kinh doanh có lãi trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, lũ lụt tại Thái Lan và gần đây nhất là trận động đất sóng thần tại Nhật Bản (11/3/2011). Hơn nữa, đến cùng kỳ năm 2014, Toyota đã đạt mức lợi nhuận khổng lồ vượt 20 ngàn tỷ Yên.
Trước năm 2008, Toyota vẫn luôn khiến chúng ta choáng ngợp về tốc độ tăng trưởng với sản lượng sản xuất và số lượng tiêu thụ đứng đầu thế giới, công xưởng sản xuất cũng được mở rộng trên quy mô toàn cầu. Trong giai đoạn này, tình trạng sản xuất của Toyota tậm chí có thể nói rằng: “cứ sản xuất ra là có thể tiêu thụ được”. Tuy vậy, khi đang ở vị trí đứng đầu thế giới vào năm 2008 thì công ty phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế Lehman. Đến năm 2009-2010 Toyota lại điên đảo với tình trạng bị buộc thu hồi xe tại thị trường Mỹ. Thêm vào đó, tháng 3 năm 2011 công ty lại phải gánh chịu những thiệt hại lớn từ trận động đất sóng thần tại khu vực phía Đông Nhật Bản. Liên tiếp các vấn đề đến từ trong và ngoài nước đã gây thiệt hại nặng nề đối với hoạt động sản xuất nói chung, cũng là những cú đánh thẳng vào Toyota nói riêng.
Trước đây, ngài Toyoda Kiichiro - người sáng lập Toyota đã phải nhận trách nhiệm và từ chức khi công ty đứng trước bờ vực phá sản vào năm 1950 - cũng đã đề cao tầm quan trọng của việc dự phòng những nguy cơ nghiêm trọng “chỉ có thể gặp 1 đến 2 lần trong 100 năm”. Khả năng trụ vững trước những khó khăn liên tiếp như vậy là minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống bền bỉ của Toyota.
Tình trạng khó khăn này kéo dài liên tiếp trong mấy năm trời. Trong thời điểm ấy, điều cấp thiết hơn bao giờ hết chính là phải tìm ra được lối thoát cho công ty. Bất ngờ thay, lối thoát ấy lại nằm chính ở phương thức Toyota mà công ty đã dành biết bao năm tháng để xây dựng nên.
Sau cơn khủng hoảng Lehman một thời gian, trong công ty Toyota truyền tai nhau một câu nói: “Có một thứ mà chúng ta nhất quyết phải lấy lại. Mặc dù công ty đã chịu thiệt hại vô cùng lớn nhưng chỉ cần quay trở lại phương thức Toyota thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.” Chính điều này đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Ở Toyota, họ có những "câu nói cửa miệng" lưu truyền trong công xưởng. Những câu nói đó được truyền đi từ giám đốc đến các quản lý, từ các quản lý đến các nhân viên, từ các đàn anh đi trước đến các đàn em nối sau.Cội nguồn sức mạnh của Toyota được đúc kết trong những “câu nói cửa miệng”.
Với tư liệu được lấy thông qua phỏng vấn những người quản lý có trên 40 năm kinh nghiệm làm việc tại Toyota, cuốn sách bạn đang cầm trên tay tổng hợp những "câu nói cửa miệng" được lưu truyền xuyên suốt nhiều thế hệ tại Toyota. Hơn nữa, nó cũng tập trung vào những cách suy nghĩ trong từng bối cảnh tương ứng với các câu nói đó.
Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này đa số là những nhân viên đã từng làm việc tại Toyota từ trước năm 1960 đến trước năm 2000. Sau đó, họ chuyển qua công việc đào tạo tại công ty OJT Solutions (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi). Hiện tại, họ vẫn tiếp tục công tác tư vấn để truyền lại những tư duy, kiến thức đã được bồi dưỡng tại Toyota tới những công ty khác trong lĩnh vực sản xuất, nhằm hỗ trợ đào tạo con người và nâng cao thành tích kinh doanh.
Hy vọng rằng thông qua việc giới thiệu những “câu nói cửa miệng” của Toyota, cuốn sách này sẽ giúp ích phần nào cho công việc hàng ngày của quý độc giả.
Nghệ Thuật Đào Tạo Cấp Quản Lý Của Toyota
Số lượng ô tô bán ra của Toyota nhiều nhất trên thế giới. Ba năm liên tiếp đạt mức lợi nhuận ròng cao nhất trong lịch sử và có tới trên 330000 nhân viên (số liệu năm 2014-2016).
Có một điều mà Toyota – nhà sản xuất ô tô số 1 thế giới luôn coi trọng hàng đầu đó là… xây dựng công xưởng vững mạnh. Tuy nhiên, yếu tố cần thiết để có một công xưởng vững mạnh không phải là chỉ đào tạo một nhà lãnh đạo xuất sắc duy nhất. Toyota coi trọng đào tạo những lãnh đạo ưu tú (số nhiều).
Ở Toyota, những thế hệ cấp trên kế tiếp sẽ kế thừa những bí quyết đào tạo của các thế hệ lãnh đạo trước đó.
Nghệ thuật đào tạo cấp quản lý của Toyota tổng hợp những bí quyết đào tạo con người và bồi dưỡng lãnh đạo của Toyota, lý giải lý do vì sao Toyota không cần một lãnh đạo xuất chúng nhưng vẫn trở thành công ty hàng đầu thế giới.
Ở Toyota, để trở thành lãnh đạo cấp cao, người lãnh đạo buộc phải có năng lực cao trong giải quyết vấn đề định hướng mục tiêu và đào tạo được lớp quản lý kế cận cho tương lai ngay tại chính nơi mình làm việc.
Đối với công ty có quy mô nhỏ, người lãnh đạo công ty đó chỉ cần là giám đốc hay một vài quản lý cao cấp là đủ. Tuy nhiên, làm thế nào để công ty đi vào quỹ đạo và phát triển bền vững? Nếu tất cả chỉ nằm trong tay một người lãnh đạo, có thể công ty đó vẫn vận hành được nhưng sẽ chỉ phát triển được tới một giới hạn nhất định. Chính vì vậy, để liên tục phát triển công ty lớn mạnh, việc đào tạo người quản lý ở cấp bộ phận là rất quan trọng.
Tác giả:
OJT Solutions
Là công ty tư vấn được thành lập bởi công ty oto Toyota (Toyota Motor Corp.) và tập đoàn Recruit. Với hơn 50 “chuyên gia đào tạo” là cựu nhân viên Toyota, công ty cung cấp dịch vụ đến cách khách hàng là doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề như công nghiệp sản xuất , thực phẩm , sản phẩm y tế, luyện kim, quản lý…
Bắt đầu từ cuốn sách Dọn dẹp theo phong cách Toyota, trở thành best-seller với hơn 200.000 bản, công ty đã cho ra mắt một bộ sách: Cách bồi dưỡng theo phương thức Toyota, Sắp xếp theo phương thức Toyota, Làm cấp trên theo phương thức Toyota, Những câu nói cửa miệng củaToyota…
NHÓM DỊCH NOMUDAS
“Chúng tôi làm vì một nền sản xuất Việt Nam”
Được thành lập vào tháng 9/2018, nhóm NOMUDAS (tiền thân là nhóm VietFuji hoạt động từ năm 2013) bao gồm cách thành viên đến từ các trường đại học của Nhật Bản. Nhóm NOMUDAS mong muốn truyền tài phong cách và tinh thần làm việc Nhật Bản, hướng tới nâng cao năng suất làm việc cho người Việt Nam; thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước.
Lấy dịch thuật làm nền tảng, NOMUDAS chia sẻ các nội dung liên quan tới sản xuất, kaizen, quản lý Nhật Bản thông qua xuất bản sách ở Việt Nam và các cổng thông tin khác.
Dọn Dẹp Theo Phương Thức Toyota
Ra đời từ nửa sau thế kỉ 19 với xuất phát điểm là một xưởng mộc chuyên đóng và chế tạo máy dệt ở một vùng quê của Nhật Bản, sau gần 150 năm, Toyota đã vươn lên trở thành công ty đa quốc gia chuyên sản xuất ô tô lớn hàng đầu thế giới. Độ “khủng” của công ty Toyota không chỉ nằm ở số lượng xe sản xuất hàng đầu thế giới hay lợi nhuận ròng đạt đến 2.000 tỉ yên, mà chính là nằm ở “năng lực làm việc để liên tục tạo ra được thành quả”.
Trong quá trình miệt mài không ngừng xây dựng và trưởng thành của mình, Toyota đã luôn phải đương đầu với vô vàn thử thách. Năm 1950, công ty phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Kể từ năm 2008, công ty liên tục phải gánh chịu nhiều khó khăn đến từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Lehman, đồng thời thu hồi sản phẩm trên quy mô lớn. Năm 2011, Toyota còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất sóng thần lịch sử tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng nhờ vào tích lũy Kaizen hằng ngày nên Toyota vẫn liên tục duy trì, cho ra thành quả mà không cần phải cắt giảm nhân sự hay rút gọn các mảng kinh doanh.
Bí quyết nào tạo nên sức mạnh của Toyota?
Khi đặt câu hỏi này, có lẽ phần lớn mọi người sẽ đưa ra câu trả lời: “Đó là khả năng Kaizen tại nơi làm việc”.
Kaizen của Toyota vốn là hệ thống được sinh ra tại nơi sản xuất nhưng đồng thời Kaizen cũng được xem là hệ thống đào tạo những con người biết suy nghĩ thông qua tạo ra những cơ hội để họ đưa ra trí tuệ. Chính vì luôn tìm kiếm sự đổi mới, cải tiến liên tục mà môi trường làm việc của Toyota luôn đạt đến sự chuyên môn hóa cao, giảm thiểu lãng phí, đạt hiệu suất lao động tối đa và con người luôn làm chủ thiết bị, máy móc. Bộ sách sử dụng nhiều ví dụ trong công xưởng sản xuất Toyota, nhưng nếu suy nghĩ ở khía cạnh “phương pháp tư duy” thì bộ sách này có nhiều kinh nghiệm mà bất kỳ ai, bất kể lĩnh vực nào, thậm chí học sinh tiểu học cũng có thể áp dụng để tạo ra thành quả.
Kaizen là hành vi thay đổi hiện trạng để vượt qua giới hạn. Chỉ cần tích lũy những Kaizen nhỏ trong sinh hoạt thường ngày cũng có thẻ tạo ra sức mạnh lớn. Thành công của Toyota đã minh chứng cho điều này. Sự trưởng thành của con người là không giới hạn. Dù là học sinh sinh viên, dù là nhân viên văn phòng hay là người làm việc tại công xưởng, nếu “Kaizen hằng ngày” chắc chắn bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Đặc trưng của phương thức Toyota là “luôn luôn thay đổi”, tự mình phải nhận ra vấn đề, tự suy nghĩ bằng trí tuệ bản thân, và cuối cùng là tiến hành với tất cả trách nhiệm của mình. Không phải đợi đến lúc rơi vào tình thế bắt buộc thì mới chịu thay đổi, Toyota quan niệm cần tiến hành Kaizen hằng ngày và biến đó thành thói quen. Chính lúc kinh doanh thuận lợi mới là lúc càng phải mạnh dạn thay đổi lớn. Ý chí mạnh mẽ đối với sự thay đổi đã giúp Toyota có sức đề kháng lớn đối với các nguy cơ, khó khăn, và Toyota dường như đã thành công trong việc đón đầu xu thế.
Phương thức sản xuất Toyota TPS (Toyota Production System) là bí quyết thành công nổi tiếng nhất của thương hiệu này, được Toyota áp dụng rộng rãi ở tất cả các công xưởng và chi nhánh trên khắp thế giới. Ngoài việc giải quyết triệt để những vấn đề trong quá trình sản xuất gây phát sinh phế phẩm hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thì Toyota luôn chú trọng tới việc suy nghĩ trước giải pháp để không xảy ra vấn đề. Đó là triết lý kinh doanh hướng tới chất lượng cao nhất và đáp ứng tốt nhất, đầy đủ nhất và kịp thời nhất nhu cầu của khách hàng. Đó là nỗ lực không bao giờ ngừng để có được sự hoàn hảo, cải tiến sáng tạo liên tục mọi phương pháp và quy trình sản xuất và tiêu thụ, từ công đoạn đầu tiên cho tới thành phẩm là chiếc ôtô, từ khi xuất xưởng cho tới dịch vụ chăm sóc khách hàng, duy tu bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm.
Phương thức sản xuất Toyota được tượng trưng bởi những khái niệm như Just In Time, Kanban, Kaizen. Phương thức này đã quá nổi tiếng khi chúng ta nhắc tới cái tên Toyota. Ở đâu đó vẫn có những suy nghĩ như “văn phòng của chúng tôi không thể bắt chước cách làm nơi công xưởng của Toyota được” hay “một số cá nhân có áp dụng đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì trong tổ chức”. Những suy nghĩ này là những điều ngộ nhận. Just In Time hay Kanban đúng là không phải cách làm mà ai cũng có thể bắt chước ngay được, nhưng dọn dẹp thì dù công ty nhỏ tới mấy, dù bạn làm việc gì đi chăng nữa thì đều có thể áp dụng ngay lập tức. Dọn dẹp theo phương thức Toyota không cần tới một hệ thống lớn, cũng không cần tiêu tốn nhiều kinh phí.
Cuốn sách này tổng hợp kinh nghiệm, trí tuệ của những chuyên gia đào tạo thuộc công ty OJT Solutions (tỉnh Aichi, Nhật Bản) là những người đã từng có kinh nghiệm làm việc tại bộ phận sản xuất và phát triển sản phẩm của Toyota từ những năm 1960 cho tới nay. Những chuyên gia đào tạo đang tiến hành tư vấn hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều công ty bằng cách áp dụng những kinh nghiệm và cách suy nghĩ được bồi đắp nhiều năm tại Toyota. Những nội dung được giới thiệu trong cuốn sách này cũng bao gồm một phần cách nhìn nhận vấn đề liên quan tới công xưởng của Toyota và cả “hiện trường” của những công ty mà các chuyên gia đào tạo đã tư vấn. Thông qua phương pháp dọn dẹp theo phương thức Toyota, chúng tôi hy vọng các bạn có thể nâng cao hiệu suất cho công việc và nơi làm việc bằng cách tạo ra môi trường làm việc không lãng phí, không căng thẳng. Đây cũng là điều mà đội ngũ chuyên gia đào tạo chúng tôi mong muốn hơn tất cả.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi