DOANH NHÂN PART-TIME
Bạn đã sẵn sàng trở thành một Doanh nhân part-time chưa?
Trên thực tế, một số bạn trẻ bây giờ rất giỏi, có nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp đại học đi làm toàn thời gian cho một công ty nhưng vẫn là một “chủ doanh nghiệp nhỏ” của một cửa hàng quần áo, hoặc có những bạn tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình để tạo ra nhiều nguồn thu nhập tốt khác thông qua các công việc sáng tạo trên các nền tảng mạng xã hội.
Điều đó cho thấy, nghề tay trái ngoài mở ra nhiều cơ hội còn giúp bạn an toàn hơn về mặt kinh tế và dư dả khả năng đáp ứng các nhu cầu tài chính so với chỉ làm một công việc. Đây cũng là tinh thần chính của “Doanh nhân part-time”, cuốn sách dành cho bất kỳ ai – bất kể bằng cấp hay kinh nghiệm nào – chỉ cần bạn quan tâm đến công việc kinh doanh.
Đây là cuốn sách giúp bạn có thể tự trả lời câu hỏi: Có nên gia tăng thu nhập bằng nghề tay trái hay “một nghề cho chín còn hơn chín nghề?”. Patrick J. McGinnis không chỉ đưa ra các kế hoạch cụ thể cùng với việc trang bị công cụ cần thiết để gia nhập thế giới kinh doanh bán thời gian, mà còn giúp người đọc tự đặt câu hỏi và tư duy xuyên suốt trong lối lập luận kinh doanh trước những cơ hội mới. Đồng thời, The 10% Entrepreneur còn giúp bạn hiểu rằng, công việc part-time thực chất không phải chỉ dành cho sinh viên, mà nó còn dành cho những ai đã và đang bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp kinh doanh dù lớn hay nhỏ.
Cần những yếu tố gì để trở thành doanh nhân part-time?
Chúng ta có thể bắt đầu làm một việc gì đó với nhiều lý do, nhưng duy chỉ có sự đam mê và trách nhiệm mới khiến ta ở lại. Ở bất cứ đâu, bạn cũng thấy người ta đang cổ vũ cho tinh thần khởi nghiệp, tính linh hoạt và tự chủ hơn bao giờ hết, ngay cả khi họ vẫn đang có cho mình những công việc toàn thời gian ở các công ty lớn.
Một sinh viên mới tốt nghiệp đại học bắt đầu lập ra một đế chế bánh mì kẹp tôm hùm, một nhà thiết kế tự điều hành nhãn hiệu quần áo trẻ em phát đạt, một nhóm bạn từ lớp học Kinh thánh cùng nhau thành lập một công ty bia thủ công, tất cả đều là việc làm bán thời gian. Đối với họ, khởi nghiệp kinh doanh là lựa chọn có tính gây nghiện hơn là một lựa chọn cố định tuyệt đối, nó đem đến cho họ những cơ hội ở bề mặt cùng sự hạn chế rủi ro nằm ở tầng sâu. Tất cả điều ấy giúp cuộc đời họ phong phú và thú vị hơn. Tại sao bạn lại không để những điều này cũng đến với mình cơ chứ?
“Doanh nhân part-time” hay Chủ doanh nghiệp 10% nghĩa là gì?
Bạn sẽ đầu tư ít nhất 10% thời gian cộng với, nếu khả dĩ, 10% vốn liếng của mình vào các thương vụ đầu tư và cơ hội mới. Bằng cách tận dụng nền tảng kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ sẵn có, bạn sẽ lựa chọn các cơ hội giúp phát huy thế mạnh của mình, đồng thời bổ trợ cho sự nghiệp cũng như sở thích của bạn.
Quan trọng hơn hết thảy, bạn sẽ là chủ sở hữu của tất cả những gì mình tạo nên. Bạn có thể thay đổi sự nghiệp của mình nhiều lần trong đời, thay đổi trách nhiệm, chức vụ và thay đổi công ty, nhưng bạn sẽ luôn mang đến giá trị cho một người chủ quan trọng nhất: Chính là bạn đó.
Cuốn sách này không có ý phản đối sự hợp tác hay các công việc toàn thời gian. Thực chất là ngược lại. Xuyên suốt mười chương sắp tới, bạn sẽ học được cách duy trì sự tận tâm trọn vẹn với công việc chính, đồng thời vẫn bổ sung thêm các kỹ năng mới – điều có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn ở công ty. Nói chung, có rất nhiều lý do để bạn trân trọng công việc thường nhật của mình. Nó mang đến cho bạn một nơi để học tập, mở rộng mạng lưới quan hệ, khả năng đương đầu với rủi ro và đóng góp cho đội ngũ của mình. Bạn sẽ được tận hưởng cơ hội để phát triển, trau dồi kiến thức và tương tác xã hội.
Và đặc biệt trong quyển “Doanh Nhân Part-time”, bạn cũng sẽ được gặp gỡ các Chủ doanh nghiệp 10% trên khắp thế giới, hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau và thể hiện những kỹ năng cốt lõi khác nhau. Họ bao gồm một nhà thiết kế, một kỹ sư phần mềm, một người đại diện văn chương, một nhân viên kinh doanh xe hơi, một nhà sản xuất chương trình quảng cáo, một bác sĩ, một phụ huynh làm nội trợ, một sinh viên và vài luật sư, cũng như những người làm việc trong ngành tài chính, tư vấn, công nghệ và nhiều “ông lớn” tại các tập đoàn khác nhau.
Dù giữa họ có sự khác biệt, nhưng những cá nhân này đều đã vận dụng các phương thức giống nhau để vừa triển khai vừa quản lý mức độ 10% của mình, và các chiến lược ấy hoàn toàn có thể sao chép được – bạn có thể học từ họ và áp dụng cho bản thân.
Việc bạn cần làm bây giờ là đặt lòng tin vào năng lực của mình, một tinh thần sẵn sàng tìm sự trợ giúp khi cần thiết và các công cụ để bắt đầu.
Combo Sách Đừng Sợ Lỡ Cuộc Chơi + Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu (Bộ 2 Cuốn)
1. Đừng Sợ Lỡ Cuộc Chơi
Đừng Sợ Lỡ Cuộc Chơi - Quà tặng dành cho FOMO sapiens - những ai luôn bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình
Cứ năm phút, bạn lại kiểm tra Facebook để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ một sự kiện nào đó hay một thái độ, comment của ai đó trên dòng trạng thái của bạn? Khi đang tham gia một buổi tiệc, bạn lại tiếc nuối cuộc hẹn khác, sợ rằng mình có thể đã bỏ lỡ một điều gì đó hay ho?
Bạn lo điều mình chọn chưa phải là thứ tốt nhất? Bạn không ngừng bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình? Nếu những câu hỏi trên khiến bạn thốt lên: “Ồ! Chính là tôi đấy!”, thì không cần phải băn khăn nữa, bạn đích thị là một FOMO sapiens!
FOMO tồn tại ở khắp mọi nơi. FOMO (Fear Of Missing Out - Nỗi sợ bỏ lỡ) diễn tả “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, Patrick J. McGinnis - tác giả “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, đồng thời là người sáng lập ra định nghĩa FOMO - chia sẻ. Patrick tin rằng, vì luôn có cảm giác sợ bỏ lỡ đó, nên nhiều người luôn sống trong cảm giác lo âu, thấp thỏm, và dĩ nhiên là chẳng thể “dành nổi một vài phút để mơ mộng, cho phép bản thân cảm thấy thư thái, để tâm trí thảnh thơi, tự do tự tại và hạnh phúc”.
“Đừng sợ lỡ cuộc chơi” chính là một món quà giá trị dành tặng cho tất cả những ai là FOMO sapiens. Cuốn sách chứa đựng lược sử của FOMO, những phân tích chuyên sâu về FOMO dưới góc nhìn sinh học, văn hoá, công nghệ, hàng loạt các câu hỏi giúp bạn đọc tự đánh giá mức độ sợ bỏ lỡ của bản thân, và đặc biệt, cách ta có thể thoát khỏi nanh vuốt của FOMO.
Patrick đã từng thất bại rất nhiều lần vì FOMO. Anh từng đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm đối tác để cùng khởi nghiệp. Ngay cả khi đã tìm được tổ chức phù hợp, Patrick vẫn chần chừ về việc có nên đầu tư hay không, và hậu quả là anh đã để những cơ hội ấy tuột mất qua kẽ tay. Trạng thái sợ bỏ lỡ khiến Patrick hao tổn cả sức lực lẫn tâm trí. “FOMO tạo ra sự căng thẳng, nỗi bất an, lòng đố kỵ, thậm chí cả trầm cảm. Nó cũng đe dọa sự thành công trong công việc, và cám dỗ khi bạn đưa ra sự đầu tư chỉ dựa trên phỏng đoán”, Patrick nhấn mạnh.
Bên cạnh thuật ngữ phổ biến FOMO, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” còn giới thiệu thêm một khái niệm: FOBO (Fear Of a Better Option - Nỗi sợ còn có lựa chọn tốt hơn), “cảm giác thôi thúc bảo toàn giá trị bằng việc trì hoãn những kế hoạch vì nghĩ rằng sẽ có một phương án tốt hơn, triển vọng hơn thay thế”. Về cơ bản, FOMO hay FOBO đều đại diện cho nỗi sợ của con người - sợ bị bỏ lỡ và sợ còn điều khác tốt hơn cái mà mình lựa chọn - và cảm xúc chính là yếu tố thúc đẩy nỗi sợ đó hoặc thêm mãnh liệt, hoặc tiêu trừ đi.
Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick trình bày những cách thức để chế ngự cả trạng thái FOMO lẫn FOBO, như Xác định các nhiệm vụ ưu tiên, và Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt. Nhìn chung, bí quyết ở đây chính là Sự quyết đoán - Lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại.
“Nếu bạn kiên quyết trong lúc đánh bại FOMO và FOBO, bạn sẽ thoát khỏi những tiếng thì thầm trong đầu khiến bản thân loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn, và nhận ra điều bạn thật sự nên làm là lên kế hoạch và kiên trì đi theo hướng đã chọn”, Patrick chia sẻ.
Với giọng văn đơn giản cùng nhiều câu chuyện minh hoạ gần gũi, thực tế, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” hoàn toàn đủ sức thu hút bạn đọc từ những trang đầu tiên. Bạn sẽ nhìn thấy rõ căn nguyên của trạng thái sợ bỏ lỡ, bí quyết để chúng ta thoát khỏi những nanh vuốt của chúng, để từ đó, có thể thoải mái sống hạnh phúc theo cách của riêng mình.
“Dù là với những tiểu tiết trong cuộc sống hay với những giao lộ lớn của đời người, thì việc đưa ra quyết định cũng đều có thể gây căng thẳng và tốn nhiều công sức. Trong cuốn sách rất cần thiết và kịp thời này, Patrick J. McGinnis sẽ chỉ ra cho bạn tại sao chúng ta không nhất thiết phải khổ sở như vậy” - Kerry Kennedy, Chủ tịch của tổ chức Robert F. Kennedy Human Rights và tác giả sách bán chạy theo New York Times.
BOX
Patrick J. McGinnis là nhà văn, diễn giả, nhà đầu tư mạo hiểm, đồng thời là nhà sáng lập kiêm người dẫn chương trình của podcast FOMO sapiens. Ông đã nghĩ ra thuật ngữ FOMO (“Fear Of Missing Out”), và FOBO (“Fear Of a Better Option”). FOMO đã được đưa vào Từ điển Oxford vào năm 2013 và Patrick được giới thiệu là “cha đẻ” của hai thuật ngữ này trên các kênh truyền thông.
2. Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu
“Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm.”
“Tôi đã đọc quyển sách này một cách thích thú. Có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, những điều mới mẻ ngay cả với người gần trung niên như tôi.
Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? được tác giả chia làm 3 phần: HỌC, LÀM, ĐI.
Nhưng tôi thấy cuốn sách còn thể hiện một phần thứ tư nữa, đó là ĐỌC.
Hãy đọc sách, nếu bạn đọc sách một cách bền bỉ, sẽ đến lúc bạn bị thôi thúc không ngừng bởi ý muốn viết nên cuốn sách của riêng mình.
Nếu tôi còn ở tuổi đôi mươi, hẳn là tôi sẽ đọc Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? nhiều hơn một lần.”
- Đặng Nguyễn Đông Vy, tác giả, nhà báo
1. Đừng Sợ Lỡ Cuộc Chơi
2. Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu
Đừng Sợ Lỡ Cuộc Chơi - Quà tặng dành cho FOMO sapiens - những ai luôn bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình
Cứ năm phút, bạn lại kiểm tra Facebook để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ một sự kiện nào đó hay một thái độ, comment của ai đó trên dòng trạng thái của bạn? Khi đang tham gia một buổi tiệc, bạn lại tiếc nuối cuộc hẹn khác, sợ rằng mình có thể đã bỏ lỡ một điều gì đó hay ho?
Bạn lo điều mình chọn chưa phải là thứ tốt nhất? Bạn không ngừng bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình? Nếu những câu hỏi trên khiến bạn thốt lên: “Ồ! Chính là tôi đấy!”, thì không cần phải băn khăn nữa, bạn đích thị là một FOMO sapiens!
FOMO tồn tại ở khắp mọi nơi. FOMO (Fear Of Missing Out - Nỗi sợ bỏ lỡ) diễn tả “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, Patrick J. McGinnis - tác giả “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, đồng thời là người sáng lập ra định nghĩa FOMO - chia sẻ. Patrick tin rằng, vì luôn có cảm giác sợ bỏ lỡ đó, nên nhiều người luôn sống trong cảm giác lo âu, thấp thỏm, và dĩ nhiên là chẳng thể “dành nổi một vài phút để mơ mộng, cho phép bản thân cảm thấy thư thái, để tâm trí thảnh thơi, tự do tự tại và hạnh phúc”.
“Đừng sợ lỡ cuộc chơi” chính là một món quà giá trị dành tặng cho tất cả những ai là FOMO sapiens. Cuốn sách chứa đựng lược sử của FOMO, những phân tích chuyên sâu về FOMO dưới góc nhìn sinh học, văn hoá, công nghệ, hàng loạt các câu hỏi giúp bạn đọc tự đánh giá mức độ sợ bỏ lỡ của bản thân, và đặc biệt, cách ta có thể thoát khỏi nanh vuốt của FOMO.
Patrick đã từng thất bại rất nhiều lần vì FOMO. Anh từng đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm đối tác để cùng khởi nghiệp. Ngay cả khi đã tìm được tổ chức phù hợp, Patrick vẫn chần chừ về việc có nên đầu tư hay không, và hậu quả là anh đã để những cơ hội ấy tuột mất qua kẽ tay. Trạng thái sợ bỏ lỡ khiến Patrick hao tổn cả sức lực lẫn tâm trí. “FOMO tạo ra sự căng thẳng, nỗi bất an, lòng đố kỵ, thậm chí cả trầm cảm. Nó cũng đe dọa sự thành công trong công việc, và cám dỗ khi bạn đưa ra sự đầu tư chỉ dựa trên phỏng đoán”, Patrick nhấn mạnh.
Bên cạnh thuật ngữ phổ biến FOMO, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” còn giới thiệu thêm một khái niệm: FOBO (Fear Of a Better Option - Nỗi sợ còn có lựa chọn tốt hơn), “cảm giác thôi thúc bảo toàn giá trị bằng việc trì hoãn những kế hoạch vì nghĩ rằng sẽ có một phương án tốt hơn, triển vọng hơn thay thế”. Về cơ bản, FOMO hay FOBO đều đại diện cho nỗi sợ của con người - sợ bị bỏ lỡ và sợ còn điều khác tốt hơn cái mà mình lựa chọn - và cảm xúc chính là yếu tố thúc đẩy nỗi sợ đó hoặc thêm mãnh liệt, hoặc tiêu trừ đi.
Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick trình bày những cách thức để chế ngự cả trạng thái FOMO lẫn FOBO, như Xác định các nhiệm vụ ưu tiên, và Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt. Nhìn chung, bí quyết ở đây chính là Sự quyết đoán - Lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại.
“Nếu bạn kiên quyết trong lúc đánh bại FOMO và FOBO, bạn sẽ thoát khỏi những tiếng thì thầm trong đầu khiến bản thân loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn, và nhận ra điều bạn thật sự nên làm là lên kế hoạch và kiên trì đi theo hướng đã chọn”, Patrick chia sẻ.
Với giọng văn đơn giản cùng nhiều câu chuyện minh hoạ gần gũi, thực tế, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” hoàn toàn đủ sức thu hút bạn đọc từ những trang đầu tiên. Bạn sẽ nhìn thấy rõ căn nguyên của trạng thái sợ bỏ lỡ, bí quyết để chúng ta thoát khỏi những nanh vuốt của chúng, để từ đó, có thể thoải mái sống hạnh phúc theo cách của riêng mình.
“Dù là với những tiểu tiết trong cuộc sống hay với những giao lộ lớn của đời người, thì việc đưa ra quyết định cũng đều có thể gây căng thẳng và tốn nhiều công sức. Trong cuốn sách rất cần thiết và kịp thời này, Patrick J. McGinnis sẽ chỉ ra cho bạn tại sao chúng ta không nhất thiết phải khổ sở như vậy” - Kerry Kennedy, Chủ tịch của tổ chức Robert F. Kennedy Human Rights và tác giả sách bán chạy theo New York Times.
BOX
Patrick J. McGinnis là nhà văn, diễn giả, nhà đầu tư mạo hiểm, đồng thời là nhà sáng lập kiêm người dẫn chương trình của podcast FOMO sapiens. Ông đã nghĩ ra thuật ngữ FOMO (“Fear Of Missing Out”), và FOBO (“Fear Of a Better Option”). FOMO đã được đưa vào Từ điển Oxford vào năm 2013 và Patrick được giới thiệu là “cha đẻ” của hai thuật ngữ này trên các kênh truyền thông.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi