Pháp Luật Thừa Kế Ở Việt Nam - Nhận Thức Và Áp Dụng
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của cá nhân đã chết cho những người khác còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Khi sản xuất kinh doanh phát triển tạo ra ngày một nhiều cuộc cải vật chất trong xã hội; cá nhân có thu nhập hợp pháp do lao động, sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau, quyền sở hữu được xác lập đối với những tài sản có được từ những hoạt động hợp tác này.
Nội dung của cuốn sách xác định và phân tích những căn cứ pháp lý trong việc để lại di sản, nhận di sản theo di chúc và theo pháp luật; Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế; Những trường hợp không được quyền hưởng di sản; Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; Di sản thừa kế; Di sản dùng vào việc thờ cúng; Di tặng; Phân chia di sản thừa kế; Thời hiệu thừa kế và những tình huống phân chia di sản tương ứng với từng nội dung.
Một phần nội dung của cuốn sách này đề cập thừa kế quyền sở hữu trí tuệ; Quyền địa dịch, quyền hưởng dụng và quyền về mặt được xác lập theo di chúc.
Nhằm mục đích cung cấp cho độc giả có được sự thống nhất trong cách hiểu những quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành, PGS.TS. Phùng Trung Tập, Giảng viên cao cấp trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn cuốn sách “Pháp luật thừa kế ở Việt Nam nhận thức và áp dụng”.
Hy vọng nội dung cuốn sách đáp ứng được những nhu cầu của Độc giả trong việc tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, giảng dạy và áp dụng những quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam trong hiện hành trong thực tế cuộc sống và giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi