"Văn bia là di sản văn hóa - lịch sử quý giá. Văn bia giúp chúng ta nhận biết được lịch sử, văn hóa vùng đất, cộng đồng người của một thời quá khứ. Trong thời gian qua, một số tỉnh, thành phố đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu văn bia của địa phương. Đó là việc làm có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và và thực tiễn. Công trình nghiên cứu khoa học "Văn bia Hán Nôm Thành phố Hồ Chí Minh: Khảo cứu và giới thiệu" của tác giả Phạm Ngọc Hường là một đóng góp tích cực về việc sưu tầm và nghiên cứu Hán Nôm của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương trong cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện lưu giữ nhiều thể loại văn tự văn bia, tron đó văn bia Hán Nôm chiếm tỷ lệ lớn, nên tác giả công trình đã tập trung vào việc khảo cứu các văn bia Hán Nôm của Thành phố
Công trình "Văn bia Hán Nôm Thành phố Hồ Chí Minh: Khảo cứu và giới thiệu" có nội dung khá phong phú. Không chỉ đề cập đến các dữ liệu văn hóa, lịch sử địa phương mà còn gợi mở nhiều suy nghĩ rộng hơn về con người và vùng đất phương Nam trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là một tụ điểm lớn. Công trình đã góp phần định hướng cho việc nghiên cứu văn bia nhằm để hiểu hơn quá khứ, từ đó tìm thấy những bài học, kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại và hướng tới tương lai".
Báo Chí Người Hoa Tại Sài Gòn (1955-1975)
"Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động báo chí của người Hoa tại Sài Gòn giai đoạn 1955 - 1975. Trên cơ sở nguồn tài liệu tiếp cận từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II về các chính sách cũng như những quy định về hoạt động báo chí của người Hoa tại Sài Gòn, công trình làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong hoạt động báo chí của người Hoa từ hình thức, nội dung mà các trang báo đề cập đến những hoạt động cụ thể của mỗi tờ báo trước tình hình xã hội đầy biến động ở Sài Gòn trong giai đoạn 1955 - 1975." - Phạm Ngọc Hường
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi