Mỗi nước có một phong tục riêng. Phong tục ấy kỳ thuỷ hoặc bởi tự một vài người mà rồi bắt chước nhau thành ra thói quen. Hoặc bởi ở phong thổ và cách chính trị, cách giáo dục trong nước mà thành ra. Hoặc bởi các phong tào ở ngoài tràn vào rồi mà dần dần tiêm nhiễm thành tục. Nhưng đại để tục gì cũng vậy, phải trải lâu tháng lâu năm mới thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở. Duy chỉ bởi tai mắt người đã quen, lòng người đã tin dùng, thì dẫu có người biết là dở mà cũng không sao đổi ngay đi được.
Sách gồm các nội dung sau:
- Nói về phong tục trong gia tộc
- Nói về phong tục hương đảng
- Phong tục xã hội.
Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Trần - Hưng Đạo Vương
Hưng Đạo vương, tập truyện kinh điển về đề tài lịch sử, ca ngợi nhà quân sự - chính trị kiệt xuất đời Trần, người anh hùng của dân tộc, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, qua đó, khắc họa rõ nét cuộc kháng chiến hào hùng ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông.
Với cách viết chương hồi, kết hợp những dữ kiện lịch sử và các huyền tích, tác phẩm vô cùng hấp dẫn, ly kỳ với những trận chiến oai hùng, những cuộc tập trận hào sảng, khí thế và cả những câu chuyện tình không kém phần lãng mạn nên thơ…
---
Tác giả PHAN KẾ BÍNH (1875-1921)
Nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học.
Hiệu là Bưu Văn, quê ở làng Thụy Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Năm 1906, ông đỗ cử nhân, nhưng không ra làm quan. Ông hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục. Từ 1907, ông bắt đầu viết cho nhiều tờ báo trong nước: Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Ông làm biên tập chính cho tờ Đông Dương tạp chí, và tác phẩm của ông phần lớn đều từng đăng ở đây.
Ông mất tại Hà Nội.
Sách biên khảo:
• Nam Hải dị nhân liệt truyện (1909)
• Hưng Đạo vương (1914, viết chung với Lê Văn Phúc)
• Việt Nam phong tục (1915)
• Việt Hán văn khảo (1918)
Sách dịch thuật:
• Tam quốc chí diễn nghĩa (1907)
• Đại Nam điển lệ toát yếu (1915-1916)
• Đại Nam nhất thống chí (1916)
• Việt Nam khai quốc chí truyện (1917)
• Đại Nam liệt truyện tiền biên (1918)
• Đại Nam liệt truyện chính biên (1919)
Tác giả LÊ VĂN PHÚC
Không có thông tin chính thức về tác gia Lê Văn Phúc. Dựa vào tác phẩm Hưng Đạo vương in năm 1914, thời điểm đó ông đang giữ chức Hàn Lâm Viện tu soạn.
Ông ở Hà Nội, từng giữ chức vụ Quản lý của Nam Phong tạp chí, Quản lý kiêm chủ nhiệm của Khai hóa nhật báo.
Ngoài viết chung cuốn Hưng Đạo vương, ông còn hiệu chỉnh tập Nam Hải dị nhân liệt truyện của Phan Kế Bính.
***
Ngàn năm sử Việt là bộ sách bao gồm các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử Việt Nam nổi tiếng của nhiều tác giả.
Mỗi tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử vững chãi, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của nhà văn. Thông qua những câu chuyện về nhân vật lịch sử - danh nhân của dân tộc hay một giai đoạn lịch sử khơi gợi một cách tự nhiên lòng ham hiểu biết và tình yêu với lịch sử đất nước.
Bên cạnh phần tác phẩm văn học, để các em có thể hiểu hơn về mỗi câu chuyện, các em sẽ được tìm hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử, dòng chảy lịch sử mà nhân vật và câu chuyện diễn ra.
Mời các bạn tìm đọc bộ sách Ngàn Năm Sử Việt:
Cờ Lau Dựng Nước (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Đinh)
Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Tiền Lê)
Sừng Rượu Thề (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Lý)
Ỷ Lan Phu Nhân (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Lý)
Hưng Đạo Vương (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Trần)
Khói Mây Yên Tử (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Trần)
Ông Trạng Thả Diều (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Trần)
Hoàng Đế Anh Minh (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Hậu Lê - Lê Sơ)
Ngựa Ông Đã Về (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Hậu Lê - Lê Sơ)
...
Việt Nam Phong Tục
Ấn bản đầy đủ nhất của “Việt Nam phong tục” - tập khảo cứu toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt xưa của học giả Phan Kế Bính. Tập sách có thêm phần chú giải, hiệu chỉnh giúp độc giả ngày nay có thể hiểu rõ hơn tác phẩm.
"Việt Nam phong tục” là một nghiên cứu khá kĩ lưỡng, bức tranh toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt, từ phong tục trong gia đình, làng xã đến phong tục quốc gia, xã hội được viết với văn phong hiện đại dù vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết biền ngẫu đăng đối trong văn học cổ. Mỗi chương, mục đều được tác giả trình bày và diễn giải khúc chiết, ngắn gọn, rõ ràng với quan điểm khá tân tiến so với những người cùng thời.
“Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi.
Đó cũng không phải là tổ tiên ta khi trước có vụng dại gì, chỉ là thời thế mỗi lúc một khác, mà mỗi lần biến cải thì cái trình độ khai hóa lại tấn tới thêm lên một tầng. Ấy cũng là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa như thế.
Tuy vậy cái tục cũ truyền nhiễm đã lâu, không dễ mà một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy.”
(Tựa, Việt Nam phong tục)
---
Phan Kế Bính (1875 – 1921), hiệu là Bưu Văn, quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ông là một nhà báo, nhà khảo cứu và dịch giả nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỉ 20.
Tên tuổi của ông gắn liền với các tờ báo Ðông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Đặc biệt, ông có thời gian làm trong ban biên tập Đông Dương tạp chí, và nhiều tác phẩm của ông được đăng trên tạp chí này, tiêu biểu là “Việt Nam phong tục”.
“Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước; cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông; nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau; cũng là làm gương cho người đời cả.” – Phan Kế Bính, trích Lời tựa cho cuốn Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện
Xuyên suốt chiều dài 4.000 năm lịch sử, nước Việt Nam nổi lên biết bao người tài đức, danh tiếng; nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Trong đó, chỉ có những tấm gương nổi bật được ghi vào sử, hoặc chép vào kí tái của các tư gia mới được lưu truyền lại cho đời sau.
Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện tập hợp những câu chuyện kể về các “dị nhân” nước Nam, những người mà tên tuổi của họ gắn liền với điều khác thường (có hình dáng bất thường, có tài lạ, có sự tích huyền bí, kì quái...). Dưới ngòi bút của Phan Kế Bính, các câu chuyện về họ hoà quyện giữa những chi tiết chính sử lẫn những yếu tố dã sử, tạo cho cuốn sách một không khí vừa chân thực, vừa li kì, hấp dẫn nhưng cũng không thiếu chuyện hoang đường, mê tín, vốn là một trong những đặc thù của văn hoá dân gian.
Đặc biệt, ấn bản Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng là ấn bản đầu tiên có minh họa màu đặc sắc. Cuốn sách hứa hẹn mang đến một trải nghiệm thị giác ấn tượng cho người đọc với gần 200 tranh minh họa kì công và tỉ mỉ của họa sĩ Tạ Huy Long, thổi một làn gió mới cho những tác phẩm giá trị tưởng chừng đã bị tro bụi thời gian làm khuất lấp.
***
Ấn phẩm kỉ niệm 65 năm thành lập NXB Kim Đồng (1957-2022)
Ấn bản đầy đủ nhất của “Việt Nam phong tục” - tập khảo cứu toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt xưa của học giả Phan Kế Bính. Tập sách có thêm phần chú giải, hiệu chỉnh giúp độc giả ngày nay có thể hiểu rõ hơn tác phẩm.
"Việt Nam phong tục” là một nghiên cứu khá kĩ lưỡng, bức tranh toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt, từ phong tục trong gia đình, làng xã đến phong tục quốc gia, xã hội được viết với văn phong hiện đại dù vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết biền ngẫu đăng đối trong văn học cổ. Mỗi chương, mục đều được tác giả trình bày và diễn giải khúc chiết, ngắn gọn, rõ ràng với quan điểm khá tân tiến so với những người cùng thời.
Ấn bản “Việt Nam phong tục” của NXB Kim Đồng được in bìa cứng với gần 100 minh hoạ sống động của hoạ sĩ Bùi Ngọc Thuỷ.
“Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi.
Đó cũng không phải là tổ tiên ta khi trước có vụng dại gì, chỉ là thời thế mỗi lúc một khác, mà mỗi lần biến cải thì cái trình độ khai hóa lại tấn tới thêm lên một tầng. Ấy cũng là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa như thế.
Tuy vậy cái tục cũ truyền nhiễm đã lâu, không dễ mà một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy.”
(Tựa, Việt Nam phong tục)
Phan Kế Bính (1875 – 1921), hiệu là Bưu Văn, quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông
(nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ông là một nhà báo, nhà khảo cứu và dịch giả nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỉ 20.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi