Hợp Tuyển Văn Học Hàn Quốc: Khám Phá Nét Đẹp Văn Chương Xứ sở Kim Chi
Giới thiệu
Văn học Hàn Quốc, với chiều sâu văn hóa và lịch sử phong phú, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho người yêu văn chương. Tuy nhiên, việc tiếp cận những tác phẩm kinh điển của xứ sở Kim Chi tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Bộ sách **Hợp Tuyển Văn Học Hàn Quốc** ra đời nhằm giới thiệu những tinh hoa văn học Hàn Quốc đến gần hơn với độc giả Việt Nam, thỏa mãn niềm yêu thích và mong muốn tìm hiểu văn hóa của đất nước này.
Nguồn Gốc Của Thuật Ngữ "Hàn"
Trước khi bán đảo Hàn bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38 (bắt đầu từ năm 1945 và chính thức từ năm 1953), văn học truyền thống được xem là chung cho toàn bán đảo. Từ "Hàn" trong "bán đảo Hàn", "người Hàn", "chữ Hàn", "dân tộc Hàn" có nguồn gốc từ tiếng Hàn cổ, mang ý nghĩa "vĩ đại". Sau sự sụp đổ của Go Joseon (Cổ Triều Tiên), ba liên minh bộ lạc là Mã Hàn, Thìn Hàn, Biện Hàn được hình thành ở Trung và Nam bộ bán đảo Hàn vào thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên và các thế kỷ đầu sau Công nguyên. Các liên minh bộ lạc này sau đó bị sát nhập vào các nước Tam Quốc của Korea vào thế kỷ IV. Từ "Han" được chuyển sang Hán tự là 韓, 幹, hay 刊, phân biệt với từ chỉ người Hán (漢) hoặc nước Hàn (韓) thuộc về Trung Hoa.
Văn Học Korea: Cái Nhìn Toàn Cảnh
Khi nghiên cứu văn học dân gian và văn học cổ điển, tức là giai đoạn bán đảo Hàn chưa bị chia cắt, thuật ngữ "văn học Korea" (Korean Literature) là cách gọi chính xác nhất, không phân biệt Bắc (North Korea) và Nam (South Korea). Tuy nhiên, do nguồn tư liệu về văn học Triều Tiên (North Korea) còn khan hiếm ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể dựa vào các tài liệu và tác phẩm của Hàn Quốc. Vì vậy, khái niệm "Hàn Quốc" trong bộ sách **Hợp Tuyển Văn Học Hàn Quốc** được hiểu theo nghĩa rộng với phạm vi "bán đảo Hàn" cho đến trước năm 1945 và được hiểu theo nghĩa hẹp với phạm vi Đại Hàn Dân Quốc từ năm 1945 trở đi.
Cấu Trúc Bộ Sách
**Hợp Tuyển Văn Học Hàn Quốc** gồm 3 tập, bao gồm:
* **Tập 1: Văn học dân gian**
* **Tập 2: Văn học cổ điển**
* **Tập 3: Văn học hiện đại**
Bộ sách là kết quả của Đề án Phát triển tài nguyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Hàn Quốc ở Việt Nam thực hiện trong ba năm 2012 - 2015 với sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc.
Review Nội Dung
**Hợp Tuyển Văn Học Hàn Quốc** là bộ sách quý giá, mở ra cánh cửa khám phá nền văn học Hàn Quốc đa dạng và phong phú. Với các trích đoạn được tuyển chọn kỹ lưỡng, bộ sách giúp độc giả tiếp cận những tác phẩm tiêu biểu, từ những câu chuyện dân gian truyền miệng, những bài thơ trữ tình đến những áng văn xuôi hiện đại.
Mỗi tập sách là một hành trình văn hóa, đưa độc giả ngược dòng thời gian, khám phá những nét đẹp văn học độc đáo của xứ sở Kim Chi. Bộ sách không chỉ mang đến niềm vui thưởng thức văn chương mà còn góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hóa và con người Hàn Quốc.
**Hợp Tuyển Văn Học Hàn Quốc** là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích văn học Hàn Quốc, muốn tìm hiểu thêm về văn hóa xứ sở này, hoặc đơn giản là muốn tìm kiếm những câu chuyện hay, những bài thơ đẹp để thư giãn, nâng cao tâm hồn.
Hợp Tuyển Văn Học Dân Gian Hàn Quốc
Văn học Hàn Quốc rất phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, những tác phẩm được dịch và giới thiệu ở Việt Nam còn quá khiêm tốn. Bộ Hợp tuyển văn học Hàn Quốc được biên soạn với mục đích dịch và giới thiệu những tác phẩm (trích đoạn tác phẩm) tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc quan tâm, yêu mến và mong muốn thưởng thức, tìm hiểu văn chương xứ sở Kim chi.
Trước khi bán đảo Hàn bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38 (bắt đầu từ năm 1945 và chính thức từ năm 1953), có một nền văn học truyền thống của chung toàn bán đảo. Sau khi chia cắt, miền Bắc và miền Nam thành hai quốc gia. Ở miền Bắc (North Korea) là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Joseon Minjujueui Inmin Gonghwaguk), cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Triều Tiên. Ở miền Nam (South Korea) là Daehan Minguk (Đại Hàn Dân Quốc), cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Hàn Quốc.
Theo Kim Jung Bae (1) và nhiều nhà nghiên cứu khác, Han (Hàn) trong “bán đảo Hàn”, “người Hàn”, “chữ Hàn”, “dân tộc Hàn”… vốn là một từ tiếng Hàn có nghĩa là “vĩ đại”, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Sau sự sụp đổ của Go Joseon (Cổ Triều Tiên), vào thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên và các thế kỷ đầu sau Công nguyên, ở Trung và Nam bộ bán đảo Hàn hình thành ba liên minh bộ lạc là Mã Hàn, Thìn Hàn, Biện Hàn. Các liên minh bộ lạc này đến thế kỷ IV bị sát nhập vào các nước Tam Quốc của Korea. Từ Han được chuyển sang Hán tự là 韓, 幹, hay 刊, có sự phân biệt với từ chỉ người Hán (漢) hoặc nước Hàn (韓) thuộc về Trung Hoa.
Khi trình bày văn học dân gian, văn học cổ điển, tức là những thời kỳ mà bán đảo Hàn chưa bị chia cắt, một cách chặt chẽ, cần dùng thuật ngữ “văn học Korea” (Korean Literature), không phân biệt Bắc (North Korea) và Nam (South Korea). Tuy nhiên, do điều kiện tư liệu về văn học Triều Tiên (North Korea) còn rất thiếu thốn ở Việt Nam, ngay khi tìm hiểu văn học dân gian, văn học trung đại, chúng tôi cũng như giới nghiên cứu ở Việt Nam nói chung chỉ có thể dựa vào nguồn tư liệu tác phẩm, tài liệu tham khảo của Hàn Quốc. Vì vậy, khái niệm “Hàn Quốc” trong tên của bộ sách Hợp tuyển này được hiểu theo nghĩa rộng với phạm vi “bán đảo Hàn” cho đến trước năm 1945 và được hiểu theo nghĩa hẹp với phạm vi Đại Hàn Dân Quốc từ năm 1945 trở đi.
Bộ sách Hợp tuyển văn học Hàn Quốc bao gồm 3 cuốn: (1) Văn học dân gian, (2) Văn học cổ điển, (3) Văn học hiện đại.
Bộ sách này thuộc khuôn khổ Đề án Phát triển tài nguyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Hàn Quốc ở Việt Nam thực hiện trong ba năm 2012 - 2015 với sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc.
TẢN BỘ TRONG VƯỜN ĐOẢN THI
Phan Thị Thu Hiền
Nếu so với sonnet, thể thơ ngắn nổi tiếng, quen thuộc nhất của văn học châu Âu (bài thơ trong hình thức cổ điển có 10 dòng với 140 âm tiết) thì các thể thơ ngắn nhất đồng thời nổi tiếng bậc nhất của văn học Đông Á nhỏ nhắn hơn nhiều.
Bên cạnh tuyệt cú (bài thơ 20 hoặc 28 âm tiết) vốn xuất phát từ Trung Hoa nhưng dần trở thành gần như một gia tài chung trong văn học chữ Hán của khu vực, được thi nhân cả ở Korea, Nhật Bản, Việt Nam thưởng thức và sáng tác thì mỗi nền văn học dân tộc lại có hình thức đoản thi độc đáo, trong ngôn ngữ, văn tự riêng của mình. Có thể kể sijocủa Korea (hình thức quy chuẩn chừng 45 âm tiết), lục bát của Việt Nam (bài thơ 2 câu chỉ gồm 14 âm tiết), haikucủa Nhật Bản (17 âm tiết).Tuyệt cú tương đương với thể rubai (bài thơ cũng 4 dòng) của Ba Tư (Tây Á). Lục bát hai câu thì gần gũi với hình thức bài thơ một sloka (2 dòng, tổng cộng 32 âm tiết) trong văn học Ấn Độ (Nam Á).
Tuy nhiên, có lẽ khắp thế giới không tìm được một khu vực nào khác phong nhiêu các đoản thi, say mê nồng nhiệt và sở trường đặc biệt về các thể thơ này như ở Đông Á.
Các nền văn học Đông Á đều khởi đầu bằng thơ ca. Song, những thể thơ ngắn tiêu biểu không tự nhiên có được ngay thuở ban sơ, mà thường xuất hiện khá muộn về sau.
Tuyệt cú hình thành khoảng thế kỷ VI; sijo, lục bát định hình như một thể thơ vào khoảng thế kỷ XIV; haiku được khai sinh như một hình thức độc lập vào giữa thế kỷ XVII.
Tất cả đều cho thấy con đường đến đoản thi là hành trình trưởng thành, thuần thục của mỗi nền văn học.
Tuy phần lớn các thể thơ ngắn Đông Á đều có nguồn gốc trực tiếp hoặc sâu xa từ bài ca (dân gian), nhưng quan hệ giữa “thi” và “ca” được tiếp nối ở sijo, lục bát lâu dài, chặt chẽ hơn so với tuyệt cú, haiku.
Có thể hình dung tuyệt cú của Trung Hoa như một thế giới tương hỗ chặt chẽ Âm-Dương, hài hòa, đối xứng; haiku của Nhật Bản xây dựng thế cân bằng lệch, cực Dương; trong khi lục bát của Việt Nam cực Âm, nhịp nhàng, uyển chuyển; sijo của Korea mềm mại, linh hoạt.
Như vậy, những bài thơ bốn dòng, ba dòng, hai dòng, hay một dòng của tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku, nhìn trên bề mặt, có kết cấu hết sức đa dạng. Tuy nhiên, cấu trúc sâu tạo nghĩa của các thể thơ này lại đồng quy một cách lạ lùng. Cách này hay cách khác, các đoản thi thành công luôn có một bản lề khép lại tâm cảnh/ ý cảnh của phần đầu bài thơ và đột ngột xoay chuyển mở ra trong câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng một tâm cảnh/ ý cảnh khác, mới mẻ tinh khôi, dù cả hai vẫn không ngừng là một thế giới… Toàn bộ phần đầu bài thơ tích tụ, chất dồn năng lượng cho sự thăng hoa, bùng nổ ở câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng.
So sánh với thơ ngắn của các nền văn học khác như vậy, có thể nhận thấy đặc trưng của các đoản thi Đông Á trong sự nhuần nhị, tự nhiên dung nhập cảnh và tình, hòa quyện trữ tình và triết lý, hàm súc mà dư ba.
Tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku cùng hàm súc, giàu sức gợi, nhưng thi pháp của mỗi thể thơ lại mang sắc thái khác nhau.
Tóm lại, tuyệt cú của Trung Hoa, haiku của Nhật Bản, sijo của Korea và lục bát của Việt Nam chia sẻ khá nhiều đặc điểm tương đồng có tính loại hình và có tính khu vực. Cả bốn thể thơ đều hàm súc, giàu sức khơi gợi. Cả bốn thể thơ, với những cách thức và mức độ khác nhau đều chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Á Đông (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo...).
Bên cạnh những đặc điểm chung, tuyệt cú, haiku, sijo, lục bát, mỗi thể lại có những đặc trưng biểu hiện bản sắc dân tộc độc đáo. Sijo và lục bát có nhiều điểm gần gũi nhau hơn so với tuyệt cú và haiku. Trong khi tuyệt cú và haikucổ điển, hàn lâm, luật thi nghiêm ngặt thì sijovà lục bát tự nhiên, năng động hơn. Tuyệt cú và haikuchủ yếu là tiếng thơ vô ngã, lôi cuốn bằng sự sắc sảo, chiều sâu tôn giáo - triết học, đậm đà phong vị Thiền tông. Sijo và lục bát lại cất lên lời ca mang giọng điệu trữ tình, nồng nàn sắc thái cá nhân, chinh phục nhờ những vẻ đẹp biến ảo của tâm hồn.
Bộ sách tinh tuyển văn chương Đông Á đã xuất bản:
Những mái lều ẩn cư trong văn chương Đông Á (2013)
Những kỳ nữ trong thơ ca Đông Á (2014)
Huyền thoại lập quốc của các nước Đông Á (2014)
Thi tăng Đông Á (2017)
Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (2017)
Thượng Hải – Tokyo – Hà Nội – Seoul trong văn chương Đông Á đầu thế kỷ XX (2017)
Đoản thi Đông Á (2020)
Các trích đoạn:
Mai hoa tuyệt cú
梅花绝句
陆游
闻道梅花坼晓风,
雪堆遍满四山中。
何方可化身千亿,
一树梅花一放翁。
Phiên âm:
MAI HOA TUYỆT CÚ
Lục Du (1)
Văn đạo mai hoa sách hiểu phong,
Tuyết đôi biến mãn tứ sơn trung.
Hà phương khả hóa thân thiên ức,
Nhất thụ mai tiền nhất Phóng Ông.
Dịch thơ:
Thơ tuyệt cú về hoa mai
Nghe gió sớm về mai nở bông,
Như làn tuyết phủ khắp non trùng.
Cách chi thân hóa thành muôn ức,
Bên mỗi gốc mai một Phóng Ông.
1. Lục Du (1125 – 1210) tự là Vụ Quan, hiệu là Phóng Ông, quê ở Sơn Âm (nay thuộc tỉnh Chiết Giang). Xuất thân trong gia đình quan lại, sớm tiếp thu được truyền thống văn hóa tốt đẹp và hoài bão ý chí yêu nước. Ông từng thi đỗ tiến sĩ nhưng bị đánh trượt; sau đó ông tòng quân chỉ huy quân đội ở một số địa phương. Lục Du là nhà thơ yêu nước vĩ đại thời Nam Tống, văn võ kiêm toàn, luôn chủ trương chống quân Kim xâm lược.
Ông có tài cả về thơ, từ, tản văn, lại sở trường về sử học. Bình sinh ông sáng tác gần ba vạn bài thơ, nay còn lại hơn 9.000 bài. Thơ ông có nội dung phong phú, tính hiện thực cao và chứa chan tinh thần yêu nước. Phong cách thơ ông trầm hùng, hào phóng; ông sành tất cả các thể thơ, nhất là thất ngôn luật thi.
Tác phẩm có Kiếm Nam thi cảo, Vị Nam văn tập, Phóng Ông từ.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi