Ngay cả những người bình thường nhất và tử tế nhất cũng có thể trở thành những kẻ thủ ác gây nên những hành vi tàn bạo vượt ngoài luân lý thông thường. Hiệu ứng Lucifer - được đặt tên theo Đại Thiên thần được Chúa yêu quý nhưng đã trở nên sa ngã, bị giáng xuống Địa ngục và trở thành Quỷ Satan - giải thích về lý do và cách thức mà mỗi chúng ta đều có thể trở thành những tội phạm tàn nhẫn. Cuốn sách là bản tường thuật chân thực và chi tiết nhất về thí nghiệm nhà tù Stanford kinh điển do Philip Zimbardo chủ trì thực hiện, bên cạnh việc phân tích nhiều nghiên cứu tâm lý xã hội gây sốc khác và nhìn lại những câu chuyện thực tế kinh hoàng mãi mãi in dấu trong lịch sử.
Cuốn sách khiến chúng ta phải có cái nhìn khác về bản chất của con người, rằng ranh giới thiện - ác không hề bất khả xâm phạm và mỗi cá nhân đều có thể dễ dàng sa ngã và bị cuốn theo sự tàn độc. Nhưng bằng cách hiểu được những yếu tố tâm lý chi phối tâm trí và hành vi trong những bối cảnh cụ thể, con người hoàn toàn có khả năng rèn luyện để giữ mình trước những cám dỗ của cái ác và sự phi nghĩa, thậm chí có thể dũng cảm đứng lên đấu tranh, thực hiện những hành động anh hùng vì những giá trị nhân đạo vĩnh cửu.
Hiệu ứng Lucifer mở đầu bằng một chương phác thảo sự biến đổi của tính cách con người, về những người tốt và lương thiện bỗng quay sang thực hiện những hành vi xấu xa, thậm chí là những điều độc ác và khủng khiếp. Chương sách đặt ra câu hỏi cơ bản: Chúng ta thực sự hiểu rõ mình đến mức nào? Chúng ta có thể tự tin đến đâu khi dự đoán những gì mình sẽ làm hoặc không làm trong những tình huống mà bản thân chưa từng gặp phải? Liệu chúng ta có giống như thiên thần mà Chúa yêu mến - Lucifer, bị cám dỗ và làm những điều không tưởng với người khác hay không?
Về tác giả
Philip Zimbardo được quốc tế công nhận là “gương mặt đại diện cho tâm lý học đương đại”. Nghiên cứu kinh điển của ông - thí nghiệm nhà tù Stanford - vẫn còn nguyên giá trị tham khảo sau hàng thập kỷ, không ngừng khiến công chúng ngỡ ngàng về sự biến đổi tính cách của con người dưới sự tác động của những yếu tố hoàn cảnh và hệ thống đầy uy lực.
Zimbardo là giáo sư của Đại học Stanford từ năm 1968, trước đó từng giảng dạy tại các trường Yale, New York và Columbia. Ông được trao nhiều giải thưởng và danh hiệu vì những cống hiến cho ngành tâm lý học.
Những đề tài nghiên cứu ông đặc biệt quan tâm là ý thức về thời gian, sự thuyết phục, sự điên rồ, sự bạo lực, tâm lý chính trị, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa anh hùng.
Một số lời khen
“Hiệu ứng Lucifer sẽ vĩnh viễn thay đổi cách bạn suy nghĩ về lý do khiến chúng ta hành xử theo những cách nhất định, và đặc biệt thay đổi cách bạn suy nghĩ về khả năng gây tội ác của một con người. Đây là một cuốn sách làm ta khó chịu, nhưng cực kỳ cần thiết.” - Malcolm Gladwell
“Một cuốn sách quan trọng... Tất cả các chính trị gia và nhà bình luận xã hội... đều nên đọc tác phẩm này.” - The Times (London)
“Rất chuyên sâu... Zimbardo kết hợp một nghiên cứu tâm lý xã hội dày đặc thông tin, đầy thu hút với tinh thần đạo đức chính trực, qua đó thách thức độc giả nhìn xa hơn những lời lên án hời hợt để suy ngẫm về trách nhiệm tập thể của chúng ta đối với những tệ nạn trên thế giới này.” - Publishers Weekl
Phần tiếp theo của tập 2 viết về thí nghiệm nhà tù Stanford sẽ kể lại chi tiết tình huống nghiên cứu về sự biến đổi của các sinh viên đại học khi họ được phân công ngẫu nhiên đóng vai tù nhân hoặc cai ngục trong một nhà tù giả. Một trong những kết luận chính từ thí nghiệm nhà tù Stanford là sức mạnh của một loạt biến số hoàn cảnh, dù không biểu hiện rõ ràng nhưng lại có thể chi phối ý chí phản kháng của một cá nhân. Kết luận đó càng được khẳng định hơn trong các chương sách trình bày về hiện tượng này trong các nghiên cứu khoa học xã hội khác. Những người tham gia nghiên cứu - các sinh viên đại học và cả những công dân bình thường - đã thích ứng, tuân thủ, phục tùng và dễ dàng bị dụ dỗ thực hiện những việc mà họ không thể tưởng tượng được là mình sẽ làm khi ở ngoài hoàn cảnh đó.
Chúng ta cũng sẽ vượt ra ngoài môi trường thí nghiệm để tìm hiểu về hiệu ứng Lucifer trong thực tế, đặc biệt là câu chuyện về những vụ ngược đãi và tra tấn khủng khiếp các tù nhân tại nhà ngục Abu Ghraib, Iraq. Chúng ta sẽ đào sâu vào địa điểm, con người và hoàn cảnh để đưa ra kết luận về các nguyên nhân dẫn đến những hành vi tàn bạo xuất hiện trong “bộ ảnh chiến tích” mà những người lính đã ghi lại trong quá trình hành hạ tù nhân.
Hành trình khắc nghiệt đào sâu đến tận cùng bóng tối sẽ kết thúc trong chương cuối cùng. Khi đó, ta tìm hiểu một số thông tin tích cực về bản chất con người, về những gì mà mỗi cá nhân chúng ta có thể làm để đương đầu với sức mạnh của hoàn cảnh và hệ thống. Trong tất cả những nghiên cứu và các ví dụ thực tế, luôn có một số cá nhân phản kháng và không chịu khuất phục trước cám dỗ. Thứ giúp họ thoát khỏi cái ác không phải là bản tính thiện lành bẩm sinh, mà thường là do sự hiểu biết của họ (dẫu còn khá bản năng) về các chiến thuật phản kháng về mặt tinh thần và xã hội. Cuốn sách cung cấp một số chiến thuật có thể giúp mọi người chống lại những ảnh hưởng xã hội không mong muốn - những giải pháp này dựa trên sự kết hợp giữa kinh nghiệm của tác giả cùng các cộng sự trong chuyên ngành tâm lý xã hội, hay những chuyên gia về ảnh hưởng và thuyết phục.
Khi hầu hết mọi người đều chịu khuất phục và chỉ một số ít dám đứng lên, những người bất tuân có thể được coi là anh hùng. Hành trình của cuốn sách này sẽ kết thúc bằng sự tích cực khi tôn vinh bản chất anh hùng tồn tại trong mỗi chúng ta. Trái ngược với “sự tầm thường của cái ác”, lý thuyết cho rằng những người bình thường đều có thể suy đồi và trở nên tàn ác, tác giả Zimbardo đặt ra thuật ngữ “sự tầm thường của chủ nghĩa anh hùng” để tôn vinh mọi người đàn ông và phụ nữ đã tuân theo lời thúc giục đấu tranh vì nhân loại khi đến thời điểm buộc phải hành động. Khi lời kêu gọi đó vang lên, họ biết rằng nó là dành cho mình. Lời thúc giục ấy kêu gọi chúng ta hãy đề cao những phần tốt đẹp nhất trong bản chất con người, vượt lên trên những áp lực mạnh mẽ của hoàn cảnh và hệ thống như một lời khẳng định rằng, phẩm giá con người đủ khả năng để chống lại cái ác.
Về tác giả
Philip Zimbardo được quốc tế công nhận là “gương mặt đại diện cho tâm lý học đương đại”. Nghiên cứu kinh điển của ông - thí nghiệm nhà tù Stanford - vẫn còn nguyên giá trị tham khảo sau hàng thập kỷ, không ngừng khiến công chúng ngỡ ngàng về sự biến đổi tính cách của con người dưới sự tác động của những yếu tố hoàn cảnh và hệ thống đầy uy lực.
Zimbardo là giáo sư của Đại học Stanford từ năm 1968, trước đó từng giảng dạy tại các trường Yale, New York và Columbia. Ông được trao nhiều giải thưởng và danh hiệu vì những cống hiến cho ngành tâm lý học.
Những đề tài nghiên cứu ông đặc biệt quan tâm là ý thức về thời gian, sự thuyết phục, sự điên rồ, sự bạo lực, tâm lý chính trị, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa anh hùng.
Một số lời khen
“Hiệu ứng Lucifer sẽ vĩnh viễn thay đổi cách bạn suy nghĩ về lý do khiến chúng ta hành xử theo những cách nhất định, và đặc biệt thay đổi cách bạn suy nghĩ về khả năng gây tội ác của một con người. Đây là một cuốn sách làm ta khó chịu, nhưng cực kỳ cần thiết.” - Malcolm Gladwell
“Một cuốn sách quan trọng... Tất cả các chính trị gia và nhà bình luận xã hội... đều nên đọc tác phẩm này.” - The Times (London).
“Rất chuyên sâu... Zimbardo kết hợp một nghiên cứu tâm lý xã hội dày đặc thông tin, đầy thu hút với tinh thần đạo đức chính trực, qua đó thách thức độc giả nhìn xa hơn những lời lên án hời hợt để suy ngẫm về trách nhiệm tập thể của chúng ta đối với những tệ nạn trên thế giới này.” - Publishers Weekly.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.