Xuân Thu Sử Thi Bắc Kỳ - Bìa Cứng
Ký ức - Chiến tranh - Đông Dương, dù trải qua bao nhiêu năm tháng lịch sử, ta cũng không thể nào quên được một thời kỳ đầy khói lửa. Nhưng lịch sử không phải chỉ có màu đỏ của máu, của lửa, màu đen của khói, của cát bụi, lịch sử còn có những bức tranh chứa đựng màu sắc của riêng nó, tươi sáng hơn, hoài niệm hơn! Như câu chuyện về bà chủ đồn điền Eliane Devries hay viên trung úy Jean Baptiste (phim Đông Dương của đạo diễn Régis Wargnier, 1992), họ đều có những lý do rất “con người” để gắn bó máu thịt và luyến tiếc xứ sở này.
"Xuân Thu Sử thi Bắc Kỳ" chính là một tác phẩm mang tinh thần như vậy, khi cuốn sách là sự tổng hòa, là sự giao thoa của triết lý, văn hóa Đông - Tây do vị Giáo sư người Pháp - Pierre Foulon chắp bút. Đây có lẽ là một cuốn sách “lạ lùng”, lạ lùng khi 4 chương của cuốn sách được gọi tên bằng 4 mùa xuân - hạ - thu - đông. Lạ lùng khi lời dẫn đầu được viết bằng một phong cách rất thơ - “Lời ngỏ bên thềm” (Paroles sur Le Perron). Và thật lạ lùng khi P. Foulon đã đem đến một cuộc đối thoại vô hình trong tưởng tượng (Palinodies) của hai nhà hiền triết Đông - Tây là Khổng Tử và Socrate.
Bốn chương của cuốn sách được dựa trên cảm hứng “triết học tứ quý” của Kinh Xuân Thu và sách Lễ ký của triết học Khổng Tử. Nhưng điều P. Foulon bàn luận tới có lẽ cởi mở hơn vì Xuân thu sử thi Bắc Kỳ chứa đựng những trang sách hấp dẫn về khía cạnh tôn giáo của lễ hội, trong khi nhà hiền triết của nước Lỗ cho rất ít thông tin về đời sống tín ngưỡng trong “Xuân Thu” của mình. Từ những vấn đề đầy lý luận như thơ ca, triết học, nghệ thuật dân gian, chính trị, thời cuộc, cho tới các khía cạnh gắn liền với hiện thực như lối sống, nghi lễ, dịch bệnh, công việc đồng áng (tịch điền) hay những chủ đề “siêu thực” về “cái chết”, “bóng đêm” đều được tác giả phân tích sâu sắc.
Nếu nói cả cuốn sách này là một sự tổng hòa về nghệ thuật thì cũng không sai, khi việc thiết kế trình bày sách được thực hiện bởi chính họa sĩ Tô Ngọc Vân - một trong bốn tứ trụ của nền hội họa Việt Nam. Tranh bìa được họa sĩ Nguyễn Tiến Lợi làm từ tranh khắc dân gian thường bày bán trong dịp giáp Tết trên hè phố và chợ Bắc Kỳ với motif Tranh Tam Đa quen thuộc, gợi lên một dấu ấn quen thuộc từ lịch sử cho bất cứ ai sở hữu.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi