1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả quang dũng

Tổng hợp sách của tác giả quang dũng tại KhoSach.com.vn
name

Đoàn Binh Tây Tiến (Đoàn Võ Trang Tuyên Truyền Biên Khu Lào - Việt) (Tái Bản 2022)

Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” trong văn. Đó chính là những gì chứa đựng trong cuốn sách này!

Cảm xúc về một thời “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến dường như chưa đủ với ông. Tấm lòng thiết tha của tác giả những ngày hào hùng ấy đã dẫn đến thiên hồi ký “Đoàn Võ trang Tuyên truyền Biên khu Lào - Việt” (Đoàn binh Tây Tiến) ông viết mấy năm sau. Hơn là một phiên bản văn xuôi của bài thơ, tập hồi ký cho chúng ta biết thêm nhiều điều cụ thể về hoạt động của binh đoàn khi ấy, cũng như về các chiến sĩ Việt - Lào, những người cầm súng và cả những người cầm kèn trong Đoàn Võ trang Tuyên truyền cùng tham gia vào sứ mạng giải phóng đất nước mình và nước bạn khỏi ách thực dân xâm lược…

Sau gần bảy mươi năm, tập hồi ký của nhà thơ - chiến sĩ Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến năm xưa giờ đã trở thành những tư liệu văn nghệ và lịch sử vô giá, đóng góp vào di sản văn nghệ kháng chiến nước nhà.

Nhà thơ Quang Dũng: Tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (Hà Nội), mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội.

*Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, năm 2001

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:

Mùa hoa gạo (1950), tập truyện ngắn

Bài thơ sông Hồng (1956), truyện thơ

Rừng biển quê hương (1958), tập thơ in chung cùng với Trần Lê Văn

Đường lên châu Thuận (1964), tập bút ký

Rừng về xuôi (1964), tập bút ký

Nhà đồi (1970), truyện ký

Làng Đồi đánh giặc (1976), hồi ký

Mây đầu ô (1986), tập thơ

Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)

name

Tủ Sách Văn Học Trong Nhà Trường - Thơ Quang Dũng

“Chưa ai khác ngoài ông cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà đã tạo nên được một sự sống rung động như thế cho xứ Đoài nhiều mây trắng của quê ông. Con đường qua Cầu Giấy, lên Phùng đến với xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mĩ lệ hơn, lưu luyến hơn.”

- GS. PHONG LÊ

“Phần di sản còn lại xuất sắc của Quang Dũng vẫn cứ phải là thơ. Thơ mới là nơi phơi mở hết các chất tài hoa lãng tử nhưng cũng đầy tráng chí của con người Quang Dũng. Văn xuôi hợp với mảng thơ đã góp phần tạo dựng một chân dung nghệ sĩ, một văn tài Quang Dũng đầy đặn, sáng nét và sống động hơn.”

- Nhà nghiên cứu, phê bình văn học VĂN GIÁ

“Từ mảnh đất nhiều vỉa tầng khảo cổ học đến những con chữ khảo cổ học tri thức đã tạo cho thơ Quang Dũng một cái nhìn khảo cổ học tâm hồn. Cái nhìn xuyên thời gian này chỉ có được khi hồn người và hồn đất (nước) rung lên cơn địa chấn để dòng dung nham vô thức từ đáy thẳm phun trào lên. Như vậy, chỉ với Tây Tiến, Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây, Quang Dũng đã xác lập được vị thế Sơn thần của mình, mà lại là thần Tản Viên, Đệ nhất trong Tứ bất tử của điện thần Việt, trên cánh đồng thơ Việt Nam. Đây là trường hợp thơ chỉ một bước từ Thơ mới bước vào Thơ Hiện đại, mà là Hiện đại ‒ Cổ điển. Nó vượt qua sự lưỡng phân cũ/ mới, truyền thống/ hiện đại để đạt đến sự nhất nguyên của cái đẹp, một giá trị nằm ngoài thời gian.”

- Nhà phê bình văn học, PGS.TS ĐỖ LAI THÚY

---

Nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988) tên thật là Bùi Đình Dậu (tức Diệm), sinh tại làng Phượng Trì, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

Trước cách mạng tháng Tám, ông dạy học tư, viết báo, dịch thuật và hoạt động về mỹ thuật ở Hà Nội. Khi Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 thành công, ông được cử làm phái viên Phòng Quân vụ Bắc Bộ và từ đó, ông lấy ngày 19 tháng 8 năm 1945 là cột mốc tham gia cách mạng.

Hòa bình lập lại, Quang Dũng làm biên tập viên báo Văn nghệ rồi biên tập viên Nhà xuất bản Văn học. Ông làm thơ, viết văn, vẽ tranh, làm nhạc, trong lĩnh vực nào cũng có những thành tựu đáng kể.

Quang Dũng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (đợt I), Giải A - Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ III năm 2020.

1
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi