Tốc Độ Của Niềm Tin (Tái Bản 2022)
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BẰNG “TỐC ĐỘ CỦA NIỀM TIN”
Bất kỳ doanh nhân nào cũng mong muốn xây dựng được một thương hiệu (nhãn hiệu thương mại) cho doanh nghiệp và cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, nếu như hiểu rằng “thương hiệu” là “cái hiệu được thương” thì cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn có cái “hiệu” (nổi tiếng) thì không khó, nhưng để cái “hiệu” đó được “thương” (uy tín) là điều không hề dễ dàng.
Và “Tốc độ của niềm tin” (Speed of Trust) là một trong số những cuốn sách hay nhất về cách thức xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mà tôi từng biết.
Cuốn sách này chỉ ra rằng, muốn có thương hiệu uy tín (Trusted Brand) thì cần phải có một tổ chức đáng tin (Trusted Organization); muốn có một tổ chức đáng tin thì cần phải có đội ngũ đáng tin (Trusted Team); muốn có đội ngũ đáng tin thì cần phải có con người đáng tin (Trusted People).
Khi một người muốn được tin cậy bởi người khác (Trusted by Others) thì trước hết người đó phải có “tự trọng / sự đáng tin từ bên trong” (Self-Trust). Nếu tự mình thấy mình không đáng tin thì sẽ không bao giờ có được sự tin cậy của người khác. Ngược lại, khi mình thực sự có “Self-Trust” (có thiện căn và đức tin, có lương tri và phẩm giá ở bên trong con người mình) thì mặc nhiên mình sẽ nhận được sự tin cậy của người khác.
Như vậy, một thương hiệu uy tín (Trusted Brand) sẽ là hệ quả của những con người đáng tin (Trusted People), đội ngũ đáng tin (Trusted Team) và tổ chức đáng tin (Trusted Organization). Nói cách khác, hành trình từ “Tự trọng cá nhân” (Self-Trust) đến “Thương hiệu tổ chức” (Trusted Brand) cũng chính là cách thức xây dựng thương hiệu hay nhất, hiệu quả nhất và bền vững nhất đối với mọi tổ chức và mọi doanh nghiệp.
Với phương cách độc đáo này, xây dựng thương hiệu không chỉ là công việc của bộ phận Marketing hay công việc của Ban lãnh đạo Công ty như lâu nay, mà đó còn là trách nhiệm thực sự của mỗi thành viên trong toàn tổ chức. Nói cách khác, mỗi nhân viên đều là người xây dựng thương hiệu công ty.
Giá trị lớn nhất của doanh nghiệp không phải là “cái hiệu” mà là “cái hiệu được thương” (thương hiệu); Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không phải là con người, mà là con người đáng tin. Và “đáng tin” không chỉ là “thương hiệu”, là “tài sản”, là “văn hóa” (văn hóa cá nhân, văn hóa tổ chức, văn hóa xã hội...), mà còn là “doanh thu”, là “chi phí” của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi có thương hiệu mạnh thì doanh thu sẽ tăng, chi phí sẽ giảm và hệ quả là lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng nhanh và tăng bền vững.
GIẢN TƯ TRUNG - Tác giả sách “Đúng Việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh”, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED.
The Speed Of Trust - Sức Mạnh Của Niềm Tin
Có lẽ ai trong chúng ta cũng ít nhiều biết đến khái niệm về niềm tin, nhưng không phải ai cũng hiểu hết vai trò then chốt của niềm tin và quan trọng hơn là biết cách làm chủ nó. Tiếp nối truyền thống lan tỏa những nội dung phổ quát, mang tính trường tồn từ người cha, Stephen M. R. Covey đã cho chúng ta câu trả lời tuyệt vời về vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay, một con đường mới mang tính cách mạng hướng đến hiệu quả và hạnh phúc lâu dài.
Theo Stephen M. R. Covey, niềm tin là chìa khóa cho mọi mối quan hệ trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm cả mối quan hệ của chúng ta với chính mình. Vì thế, niềm tin chính là nền tảng của nền kinh tế toàn cầu vì sức mạnh của nó lan tỏa ra mọi mối quan hệ ở mọi cấp độ, mọi khía cạnh của cuộc sống. Niềm tin chính là một thứ làm thay đổi mọi thứ. Một vai trò cốt yếu mà lâu nay mọi người vẫn chưa nhận thức được hết, và hậu quả là chúng ta hiện đang phải đối mặt với vấn nạn khủng hoảng niềm tin ngày càng tăng.
Một điều có thể nói là gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, đặc biệt là các lãnh đạo, đó là tác động sâu rộng của niềm tin có thể nhìn thấy được, đo lường được, và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với tốc độ nhanh chóng, thông qua hai phương diện ‘tốc độ’ và ‘chi phí’. Stephen M. R. Covey cũng nêu bật vai trò của người lãnh đạo trong việc trở thành một người lãnh đạo đáng tin đối với các nhân viên, đồng thời truyền cảm hứng cho họ tin tưởng vào bản thân và tin tưởng lẫn nhau, từ đó xây dựng một văn hóa niềm tin trong công ty, nâng cao bền vững hiệu suất và kết quả công việc.
Vậy với vai trò nền tảng và tác động mạnh mẽ đó của niềm tin, chúng ta cần làm gì để có thể vận dụng sức mạnh này? Sức mạnh của Niềm tin cung cấp cho chúng ta một mô hình hiệu quả để giúp chúng ta trở thành những con người đáng tin, những tổ chức đáng tin, và xây dựng những mối quan hệ tin tưởng để từ đó nâng cao uy tín trên thị trường và gia tăng đóng góp cho xã hội. Mô hình Niềm tin – bao gồm 4 Thành tố Niềm tin và 13 Hành vi tín nhiệm cao – sẽ giúp chúng ta kiến tạo sự tin tưởng trong mọi mối quan hệ, đồng thời kiến tạo tác động của niềm tin thông qua hạn chế ‘thuế niềm tin’ và nâng cao ‘cổ tức niềm tin’. Và tác động này có hiệu ứng lan tỏa qua 5 Làn sóng đến mọi cấp độ và khía cạnh trong cuộc sống.
Niềm tin có tác động mạnh mẽ đến vậy, nhưng nếu chúng ta thiếu niềm tin hay mất đi niềm tin thì hậu quả sẽ tiêu cực đến mức nào? Chúng ta phải làm gì để tránh những hậu quả đó? Chúng ta những tưởng niềm tin là thứ một là có, hai là mất, và nếu đã mất thì sẽ mất luôn mãi mãi. Nhưng cuốn sách này đã mang đến cho chúng ta niềm hy vọng và phương thức để có thể khôi phục niềm tin đã bị mất, và thậm chí còn khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn sau khi trở lại. Thật là một điều thú vị, và cũng không kém phần quan trọng đối với mọi cá nhân, tổ chức, thị trường, và xã hội. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể thành công nếu chúng ta thật sự mong muốn và nỗ lực cho điều đó.
Đây là cuốn sách thật sự hữu ích cho tất cả chúng ta, và đặc biệt ‘phải đọc’ đối với các lãnh đạo vì tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không chỉ là con người, mà là con người đáng tin. Có đội ngũ đáng tin thì mới có tổ chức đáng tin; có tổ chức đáng tin thì mới có thương hiệu uy tín, và mới là một cái ‘hiệu được thương’ bền vững. Như vậy niềm tin chính là “tài sản”, là “văn hóa” (văn hóa cá nhân, văn hóa tổ chức, văn hóa xã hội...) của công ty, và được thể hiện một cách định lượng qua “doanh thu”, “chi phí” của doanh nghiệp. Khi có thương hiệu mạnh cùng với môi trường làm việc đầy niềm tin thì doanh thu sẽ tăng, chi phí sẽ giảm và hệ quả là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh và tăng bền vững.
Niềm Tin Thông Minh - Từ Quản Lý Đến Người Lãnh Đạo
Stephen M. R. Covey và Greg Link là đồng sáng lập tổ chức Covey Leadership Center. Dưới sự lãnh đạo của hai ông, Covey Leadership Center đã trở thành tổ chức phát triển năng lực lãnh đạo lớn nhất thế giới.
Với kinh nghiệm làm việc cho nhiều công ty và tổ chức khắp nơi trên thế giới, Stephen M. R. Covey nhận ra rằng phần lớn những nỗi đau và trăn trở của các công ty và tổ chức là các vấn đề liên quan đến niềm tin giữa con người với nhau.
Theo Stephen M. R. Covey và Greg Link, đa phần mọi người trải qua hai khuynh hướng: tin một cách mù quáng hoặc mất niềm tin. Và thực tế, chúng ta đều phải trả giá đắt cho cả hai khuynh hướng này.
Trong Niềm Tin Thông Minh, Stephen M. R. Covey và Greg Link đề xuất về một mô hình niềm tin mới. Đó chính là “Smart Trust” - Niềm Tin Thông Minh.
Niềm Tin Thông Minh được định nghĩa là sự phân định – một năng lực và quy trình giúp chúng ta hoạt động với niềm tin cao hơn trong một thế giới niềm tin thấp. Niềm Tin Thông Minh giúp giảm thiểu rủi ro và gia tăng khả năng bằng cách tối ưu hóa hai nhân tố chính: khuynh hướng tin và sự phân tích.
Xoay quanh khái niệm đó, Stephen M. R. Covey và Greg Link đưa ra mô hình hành động của Niềm Tin Thông Minh, gồm 5 bước: Chọn tin vào niềm tin; Bắt đầu từ chính mình; Tuyên bố ý định của mình và giả định tích cực ở người khác; Làm những gì mình nói; Tiên phong mở rộng niềm tin đến người khác.
Năm bước hành động này được sắp xếp thành một quy trình. Trong đó, hành động thứ năm là kỹ năng quan trọng nhất, biến người quản lý thành nhà lãnh đạo.
Các tác giả đã kể lại nhiều câu chuyện về các doanh nghiệp, cá nhân trên thế giới đã nổi tiếng và thành công nhờ ứng dụng quy trình Niềm Tin Thông Minh, như Warren Buffett, Phó Chủ tịch Google Marissa Mayer, cố Tổng thống John F. Kennedy, eBay, PepsiCo, Netflix…
Ngoài ra, Niềm Tin Thông Minh còn giải đáp một cách tinh tế vấn đề niềm tin trong các mối quan hệ quan trọng nhất của con người – đúng với cả môi trường gia đình và nơi công sở. Phương pháp này có thể giúp bất kỳ ai xây dựng nền tảng cho các mối quan hệ sâu sắc, hướng đến thành công, thịnh vượng, hạnh phúc viên mãn trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.
“TƯ DUY TỐI ƯU” - Phương pháp quản trị thời gian ưu việt từ Stephen R. Covey
Có quá nhiều việc phải làm! Tôi cần có thêm nhiều thời gian! Tôi không có thời gian cho riêng mình… Nếu làm việc chăm chỉ hơn, tài tình hơn, nhanh nhẹn hơn mà vẫn không có kết quả, ta phải làm cách nào?
Làm sao để có đủ thời gian cho “điều quan trọng nhất”, những “ưu tiên số một” có vai trò quyết định với chất lượng cuộc sống?
“Tư duy tối ưu” (tựa gốc: First Things First) được viết bởi bậc thầy Stephen R. Covey (tác giả của cuốn sách self-help kinh điển “The 7 Habits of Highly Effective People”). Tác phẩm đem đến một phương pháp quản trị thời gian hoàn toàn khác, ưu việt hơn phương pháp truyền thống, vốn dĩ chỉ luôn thúc giục con người phải làm việc nhanh hơn và hiệu suất hơn.
Phương pháp quản trị thời gian ưu việt của Stephen R. Covey dựa trên nền tảng “la bàn nội tâm”, chú trọng việc xác định đúng đích đến, vào những mục tiêu quan trọng nhất với chính bạn, thay vì chỉ chăm chăm “đi nhanh hơn”.
“Một cuộc sống có ý nghĩa không phải là vấn đề tốc độ nhanh hay chậm hoặc hiệu suất cao hay thấp. Vấn đề là bạn đang làm gì và vì sao bạn làm điều đó, chứ không phải bạn làm nhanh tới mức nào”, tác giả viết.
Trong “Tư duy tối ưu”, Stephen R. Covey chỉ cách nhận diện “những điều quan trọng nhất” - tức những nhu cầu cơ bản của con người và những năng lực cần thiết để sống, yêu thương, học hỏi và để lại một di sản cho thế hệ sau.
Từ đó, tác giả hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng “la bàn nội tâm” để điều chỉnh thời gian thường ngày phù hợp với hướng la bàn, chuyển trọng tâm từ “tính khẩn cấp” sang “tầm quan trọng”, từ đó giúp bạn đạt được điều quan trọng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Bạn sẽ nhìn thời gian một cách khác. Bạn sẽ nhìn bản thân mình khác trước. Chúng tôi tin rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn có tự tăng tiến vượt trội trong việc tạo ra cuộc sống có chất lượng cho bản thân và những người xung quanh”, Stephen R. Covey ghi.
“Tư duy tối ưu” giúp bạn thoát khỏi sự ràng buộc của chiếc đồng hồ thời gian hạn hẹp thường ngày và khám phá ra chiếc la bàn của chính mình, điều sẽ giúp bạn sống, yêu thương, học tập và để lại một di sản lớn và lâu bền với niềm vui bất tận.
NGƯỜI NỔI TIẾNG NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH?
“Với sự sâu sắc và lôi cuốn, ‘Tư duy tối ưu’ chiếu ánh sáng chói lọi vào tình cảnh mờ mịt của các kỹ thuật quản trị thời gian”, Scott DeGarmo, Tổng biên tập tạp chí Success.
“Hãy đọc cuốn sách này để nung nấu ngọn lửa sống có ý nghĩa của bạn”, tác giả, diễn giả Anthony Robbins.
“Nếu bạn ưa thích ‘7 Thói quen hiệu quả’, bạn cũng sẽ thích quyển ‘Tư duy tối ưu’”, Nolan D. Archibald (Chủ tịch Black & Decker).
VỀ TÁC GIẢ VÀ FRANKLIN COVEY
Tiến sĩ Stephen R. Covey là tác giả, chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, tâm lý học kinh doanh, tâm lý học gia đình. Ông còn là một giảng viên, chuyên gia tư vấn tổ chức nhân sự cho các công ty, tập đoàn, và nhiều tổ chức tại Mỹ cũng như trên khắp thế giới.
Stephen R. Covey được tạp chí Time công nhận là một trong 25 người Mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Stephen R. Covey còn là nhà sáng lập của FranklinCovey - tổ chức toàn cầu, chuyên về đào tạo và phát triển lãnh đạo, kiến tạo văn hóa, triển khai chiến lược và thúc đẩy bán hàng cho các doanh nghiệp. Tính tới nay, FranklinCovey hoạt động tại hơn 160 quốc gia và tham gia kiến tạo đội ngũ lãnh đạo của gần 90% tập đoàn lớn nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Fortune.
Những cuốn sách khác từ FranklinCovey nhận được nhiều phản hồi tích cực gồm: Lựa chọn tối ưu thứ 3, Thói quen thứ 8, Niềm tin thông minh, Tinh hoa quản trị dự án, 7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc, Kích hoạt tiềm năng.
“TƯ DUY TỐI ƯU” - Phương pháp quản trị thời gian ưu việt từ Stephen R. Covey
Có quá nhiều việc phải làm! Tôi cần có thêm nhiều thời gian! Tôi không có thời gian cho riêng mình… Nếu làm việc chăm chỉ hơn, tài tình hơn, nhanh nhẹn hơn mà vẫn không có kết quả, ta phải làm cách nào?
Làm sao để có đủ thời gian cho “điều quan trọng nhất”, những “ưu tiên số một” có vai trò quyết định với chất lượng cuộc sống?
“Tư duy tối ưu” (tựa gốc: First Things First) được viết bởi bậc thầy Stephen R. Covey (tác giả của cuốn sách self-help kinh điển “The 7 Habits of Highly Effective People”). Tác phẩm đem đến một phương pháp quản trị thời gian hoàn toàn khác, ưu việt hơn phương pháp truyền thống, vốn dĩ chỉ luôn thúc giục con người phải làm việc nhanh hơn và hiệu suất hơn.
Phương pháp quản trị thời gian ưu việt của Stephen R. Covey dựa trên nền tảng “la bàn nội tâm”, chú trọng việc xác định đúng đích đến, vào những mục tiêu quan trọng nhất với chính bạn, thay vì chỉ chăm chăm “đi nhanh hơn”.
“Một cuộc sống có ý nghĩa không phải là vấn đề tốc độ nhanh hay chậm hoặc hiệu suất cao hay thấp. Vấn đề là bạn đang làm gì và vì sao bạn làm điều đó, chứ không phải bạn làm nhanh tới mức nào”, tác giả viết.
Trong “Tư duy tối ưu”, Stephen R. Covey chỉ cách nhận diện “những điều quan trọng nhất” - tức những nhu cầu cơ bản của con người và những năng lực cần thiết để sống, yêu thương, học hỏi và để lại một di sản cho thế hệ sau.
Từ đó, tác giả hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng “la bàn nội tâm” để điều chỉnh thời gian thường ngày phù hợp với hướng la bàn, chuyển trọng tâm từ “tính khẩn cấp” sang “tầm quan trọng”, từ đó giúp bạn đạt được điều quan trọng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Bạn sẽ nhìn thời gian một cách khác. Bạn sẽ nhìn bản thân mình khác trước. Chúng tôi tin rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn có tự tăng tiến vượt trội trong việc tạo ra cuộc sống có chất lượng cho bản thân và những người xung quanh”, Stephen R. Covey ghi.
“Tư duy tối ưu” giúp bạn thoát khỏi sự ràng buộc của chiếc đồng hồ thời gian hạn hẹp thường ngày và khám phá ra chiếc la bàn của chính mình, điều sẽ giúp bạn sống, yêu thương, học tập và để lại một di sản lớn và lâu bền với niềm vui bất tận.
NGƯỜI NỔI TIẾNG NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH?
“Với sự sâu sắc và lôi cuốn, ‘Tư duy tối ưu’ chiếu ánh sáng chói lọi vào tình cảnh mờ mịt của các kỹ thuật quản trị thời gian”, Scott DeGarmo, Tổng biên tập tạp chí Success.
“Hãy đọc cuốn sách này để nung nấu ngọn lửa sống có ý nghĩa của bạn”, tác giả, diễn giả Anthony Robbins.
“Nếu bạn ưa thích ‘7 Thói quen hiệu quả’, bạn cũng sẽ thích quyển ‘Tư duy tối ưu’”, Nolan D. Archibald (Chủ tịch Black & Decker).
VỀ TÁC GIẢ VÀ FRANKLIN COVEY
Tiến sĩ Stephen R. Covey là tác giả, chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, tâm lý học kinh doanh, tâm lý học gia đình. Ông còn là một giảng viên, chuyên gia tư vấn tổ chức nhân sự cho các công ty, tập đoàn, và nhiều tổ chức tại Mỹ cũng như trên khắp thế giới.
Stephen R. Covey được tạp chí Time công nhận là một trong 25 người Mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Stephen R. Covey còn là nhà sáng lập của FranklinCovey - tổ chức toàn cầu, chuyên về đào tạo và phát triển lãnh đạo, kiến tạo văn hóa, triển khai chiến lược và thúc đẩy bán hàng cho các doanh nghiệp. Tính tới nay, FranklinCovey hoạt động tại hơn 160 quốc gia và tham gia kiến tạo đội ngũ lãnh đạo của gần 90% tập đoàn lớn nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Fortune.
Những cuốn sách khác từ FranklinCovey nhận được nhiều phản hồi tích cực gồm: Lựa chọn tối ưu thứ 3, Thói quen thứ 8, Niềm tin thông minh, Tinh hoa quản trị dự án, 7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc, Kích hoạt tiềm năng.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi