Người Hỏa Tiễn
Chuyến du hành cảm tử của ba phi hành gia đầu tiên bay lên Mặt Trăng
21/12/1968 – Bốn ngày trước Giáng sinh
Ba phi hành được nai nịt an toàn ngồi bên trong một con tàu vũ trụ nhỏ ở độ cao bằng tòa nhà 36 tầng, chờ đợi những thời khắc đếm ngược cuối cùng. Họ đang ở trên đỉnh của một cỗ máy mạnh nhất từng được chế tạo.
Tên lửa Saturn V là viên ngọc quý của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA, một phương tiện có thể tạo ra năng lượng ngang một quả bom nguyên tử loại nhỏ. Nhưng nó chưa từng chở người và mới trải qua hai lần thử nghiệm, lần gần nhất vào tám tháng trước đó lại thất bại thảm hại. Ba phi hành gia này không đơn thuần là bay vào quỹ đạo Trái Đất, hay thậm chí là vượt qua độ cao kỷ lục 1.373 km từng được xác lập. Họ dự định vượt qua gần 400.000 km để tới nơi mà chưa ai từng đặt chân đến. Họ muốn lên Mặt Trăng.
Dưới chân họ, nước Mỹ đang lao đao. Năm 1968 chứng kiến những vụ mưu sát, chiến tranh, biểu tình và bất ổn chính trị chưa từng có trong lịch sử đất nước, từ hai vụ ám sát Martin Luther King Jr và Robert Kennedy cho đến các cuộc bạo động ở Chicago và sự sa lầy trong Chiến tranh Việt Nam. Vì lẽ ấy, tạp chí Time đã vinh danh Nhân vật của năm là THE DISSENTER (KẺ BẤT ĐỒNG).
Khi thời gian đếm ngược bắt đầu, một số kỹ sư và nhà khoa học NASA đã tự hỏi liệu phi hành đoàn có thể trở về hay không. Ngay bản thân các phi hành gia cũng hiểu rõ cơ hội sống sót của mình trong chuyến bay đầy mạo hiểm này, độ rủi ro cao hơn bất cứ nỗ lực nào mà NASA từng thực hiện. Một người thậm chí còn ghi âm lời từ biệt sau cuối với vợ, sẽ được phát phòng khi không thể quay về.
Vào tháng 8 năm đó, sứ mệnh này còn chưa tồn tại. Thế mà bỗng chốc mọi thứ cần thiết cho kế hoạch – từ huấn luyện, phân tích, tính toán, cho tới vận động chính trị – đều được tức tốc tiến hành trong khoảng thời gian ngắn hơn thường lệ rất nhiều. Nếu có bất cứ biến cố nào, búa rìu của dư luận xã hội và cả chính phủ Mỹ hẳn đều sẽ chĩa về phía NASA. Việc phi hành đoàn có trở về an toàn hay không sẽ định đoạt số phận của toàn bộ chương trình không gian này.
Khi thời điểm phóng đã gần kề, một phi hành gia phát hiện một con ong bắp cày đang xây tổ ngay bên ngoài một cửa sổ nhỏ của tàu. Chú ong vẫn cần mẫn nhào nặn ngôi nhà mới của mình. Phi hành gia này chợt nghĩ: “Chú mày chắc chắn sẽ rất bất ngờ đó.”
Bằng giọng văn kể chuyện lôi cuốn và cấu trúc mạch lạc, Người Hỏa Tiễn của Robert Kurson sẽ dẫn người đọc đi qua những con đường và chiến lược mà NASA đã dùng để phóng Apollo 8 lên Mặt Trăng cùng những hiểm nguy mà các phi hành gia của sứ mệnh này trải qua trong hành trình khám phá bạn đồng hành xa xưa nhất của Trái Đất.
Về tác giả:
Robert Kurson là nhà văn người Mỹ nổi tiếng với tác phẩm Shadow Divers vào năm 2004. Đó là tác phẩm kể về câu chuyện có thật của hai người Mỹ đã khám phá ra xác tàu U-boat bị chìm từ Thế Chiến II ở ngoài khơi bờ biển New Jersey.
Kurson bắt đầu sự nghiệp với vai trò là một luật sư. Ông tốt nghiệp Trường Luật Harvard, và hành nghề với chuyên môn về luật bất động sản. Kurson bắt đầu sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp tại tờ Chicago Sun-Times với vai trò là cộng tác viên cho ban thể thao, sớm có được vị trí phóng viên toàn thời gian. Năm 2000, Esquire xuất bản "My Favorite Teacher," his first magazine story, which became a finalist for a National Magazine Award. Ông chuyển từ Sun-Times sang Chicago magazine, rồi Esquire. Tại đây ông đã giành được giải thưởng National Magazine Award. Các tác phẩm của ông đã xuất hiện trên Rolling Stone, The New York Times Magazine và tại một số ấn phẩm khác. Ông sống tại Chicago.
Câu chuyện bắt đầu với một vài cái tên trong những người thợ lặn biển sâu giỏi nhất thế giới. Ngoài công việc hằng ngày, họ là những thợ lặn cừ khôi, nghiệp dư mà rất chuyên nghiệp. Họ nghiệp dư ở chỗ lặn không phải nghề của họ mà là đam mê và họ rất chuyên nghiệp trong bộ môn này. Đến với lặn biển sâu, có quá nhiều thứ cần phải nắm rõ nếu không sẽ mất mạng. Thợ lặn biển sâu lặn vào xác tàu đắm tối tăm để tìm chiến lợi phẩm như những phần thưởng cho đam mê hiểm nguy của họ. Với một số, đó là những thứ vật chất không thể thiếu nhưng có những người chỉ cần tìm được ý nghĩa và lịch sử của những con tàu đắm đó. Nhóm thợ lặn đã tìm thấy một con tàu ngầm từ thế chiến II. Họ muốn ghi danh vào sử sách khi là người khám phá tên tuổi của con tàu. Việc định danh những nấm mồ biển khơi ấy mang một ý nghĩa đối với lịch sử. Và họ trân trọng nó. Con tàu ở độ sâu quá nguy hiểm và vì nó mà 3 người đã bỏ mạng. Không chỉ nghiên cứu con tàu khi lặn và mò mẫm nó trong lòng đại dương tối đen, họ còn tìm kiếm thông tin về nó trên cạn qua những tài liệu và con người lịch sử. Hành trình tìm kiếm ấy mất tận 7 năm để kết thúc. Cuối cùng, họ cũng đã có được điều họ mong muốn, và câu chuyện sau đó còn tiếp tục được kể với những người có liên quan đến số phận con tàu.
Một số đoạn trích hay trong sách:
Khi mọi thứ dễ dàng thì người ta sẽ không hiểu chính mình
Khi mọi thứ dễ dàng thì người ta sẽ không hiểu chính mình
Một số người không bao giờ có được thời khắc ấy
Hành động của mình lúc này cho thấy mình là ai… (John Chatterton)
Việc dễ thì người khác đã làm rồi.
− Theo chân người khác sẽ khiến bạn bỏ lỡ những vấn đề thực sự đáng để bạn giải quyết.
− Sự ưu tú có được từ sự chuẩn bị, tận tâm, tập trung và bền bỉ; khoan nhượng dù chỉ một điều thì bạn sẽ trở nên tầm thường.
− Có những lúc cuộc đời sẽ đưa tới một lựa chọn lớn, điểm giao mà tại đó một người phải quyết định đi hay dừng. Con người sẽ phải sống với quyết định của mình mãi mãi.
− Kiểm chứng mọi thứ. Không phải cái gì cũng giống bề ngoài hay đúng như lời người ta nói.
− Quyết định xuất phát từ một ý thức chân thực về cái đúng cái sai là dễ chấp nhận nhất.
− Những kẻ lo sợ thường mất mạng. Kẻ chẳng bận tâm mà tuyên bố “Tôi coi như đã chết: sống hay chết chỉ là chuyện vặt và điều quan trọng duy nhất là cách tôi nhìn nhận chính mình” sẽ là kẻ hùng mạnh nhất thế gian.
− Quyết định tồi tệ nhất là bỏ cuộc.…….
Về tác giả: Robert Kurson
Robert Kurson tốt nghiệp Trường Luật Harvard và bắt đầu với nghề luật sư, chuyên về mảng bất động sản. Sau đó, ông chuyển sang nghề viết, ban đầu là cộng tác viên cho ban thể thao của tờ Chicago Sun-Times rồi dần trở thành phóng viên toàn thời gian. Ông chuyển từ Sun-Times sang Chicago Magazine rồi Esquire. Tại đây, ông đã giành được giải thưởng National Magazine Award. Hiện nay, ông là cây bút quen thuộc của nhiều tạp chí nổi tiếng như Rolling Stone, The New York Times Magazine...
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.