Khi Đại Dịch Thế Kỷ Covid-19 Đi Qua
Đại dịch thế kỷ Covid-19 được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Loại virus mới lạ này được cho là bắt nguồn từ khu chợ Hoa Nam chuyên bán hải sản và động vật hoang dã. Ngày 31/12/2019, Trung Quốc báo cáo với Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) về một loại virus mới gây viêm phổi cấp ở 27 người. Một ngày sau, chính quyền Vũ Hán đóng cửa chợ hải sản Hoa Nam khi truy vết một số bệnh nhân là các tiểu thương hoặc người đến chợ này. Ba tuần sau, chính quyền Bắc Kinh ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán hơn 11 triệu dân.
Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu do sự bùng phát và lây lan của virus corona chủng mới bởi quy mô đã rộng lớn, tốc độ chóng mặt và nguy hiểm vô cùng.
Việt Nam cũng không đứng ngoài cơn bão giông thế kỷ mang tên Covid-19. Hậu quả do đại dịch để lại vô cùng lớn, không tính toán được. Những con virus Sars-Cov-2 (Covid-19) vô tướng, vô hình, vô thanh, mắt thường không nhìn thấy được, nhưng lại có sức mạnh bất tận. Dường như virus Sars-Cov-2 đặt ra “luật chơi”, và phá hủy nhiều hệ giá trị tinh thần đã ổn định của loài người, làm nhân loại thất điên bát đảo. Con người nhận thức về con người, về Thế Giới và hành động, ứng xử thế nào, phòng tránh thiên tai ra sao vẫn là cuộc hành trình bất tận đi tìm câu trả lời. Nhưng, những gì xảy ra trong đại dịch thì tất cả đều lộ diện y nguyên, trần trụi, khiến chúng ta giật mình phải điều chỉnh lại tư duy và cách sống.
Quả thật, đại dịch Covid-19 như “hàn thử biểu” đo lòng người. Cuộc chiến chống virus Sars-Cov-2 càng khốc liệt, tang tóc, thì phẩm chất con người càng thử thách. Đọc “Khi đại dịch thế kỷ Covid-19 đi qua”, bạn đọc có thể hình dung được quá trình diễn biến của dịch. Dù đại dịch Covid-19 chưa đến hồi kết, nhưng đã có quá nhiều điều đáng kể, đáng nói, đáng ghi chép lại từ một hiện thực nóng bỏng và khốc liệt. Bên cạnh những người giả dối, cơ hội, trục lợi, chủ quan, lơ là, lo sợ, hoang mang, kỳ thị,… thậm chí vô cảm với nỗi đau đồng loại, thì số đông là những người chân thực, thiện lương, tử tế, can đảm, tận tụy, tỉnh táo, giàu tình thương yêu, thầm lặng làm việc tốt trước thiên tai nghiệt ngã… Những sự kiện, câu chuyện, nhân vật ấy đã được ghi lại bằng cái nhìn tỉnh táo, nhân văn giàu trách nhiệm người cầm bút của Nhà văn, Nhà báo Sương Nguyệt Minh. Ông nêu sự kiện, ông trích văn bản đặt trong ngoặc kép, ông dẫn câu chuyện rồi ông bình luận, khái quát bằng một cái nhìn khách quan, sắc sảo.
Bạn đọc sẽ được nhìn nhận cơn dư chấn thay đổi nhiều hệ giá trị này qua cuốn “Khi đại dịch thế kỷ Covid-19 đi qua” được viết trong quá trình xảy ra đại dịch, đến nay vẫn đang gia tăng mức độ nguy hiểm, với niềm hy vọng đại dịch sớm chấm dứt.
Tủ Sách Biển Đảo Việt Nam - Trường Sa Kì Vĩ Và Gian Lao
“Nhìn về phía đất liền, người lính chúng tôi hình dung các binh thuyền mỏng manh của cha ông đang lướt sóng: Thủy quân sức dẻo dai. Biển lớn giông ba. Hàng trăm năm trước, cha ông ta đã đến và giữ nơi này...
... Chắc hẳn các ông không hình dung nổi sau mấy trăm năm, người lính thời đại @ hội nhập toàn cầu sẽ giữ biển đảo và sống ở Trường Sa ra sao? Không còn các thuỷ binh hai mươi người một thuyền vượt sóng ra Trường Sa vẽ bản đồ, dựng bia đá và trồng cây ngày xưa... Chúng tôi đang đi trên đường ông cha đã đi, nhưng không phải bằng súng dài đạn nhồi thuốc phân dơi, thuyền gỗ, đi biển dùng mắt thường nhìn gió, sóng, nhìn sao trời, mà là điều khiển tàu HQ hiện đại vượt đại dương mọi thời tiết và bằng ý chí dựng nước, giữ nước mấy ngàn năm.”
Đại tá, nhà văn SƯƠNG NGUYỆT MINH, sinh năm 1958, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn
Quê quán: Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Ông đã đoạt nhiều giải thưởng sáng tác văn học, trong đó có:
* Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2010
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.