1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả svetlana alexievich

Tổng hợp sách của tác giả svetlana alexievich tại KhoSach.com.vn
name

Tác phẩm

- Năm 1989, Những cậu bé kẽm lần đầu được xuất bản

- Tháng 7 năm 1992, những đơn kiện Những cậu bé kẽm và S. Alexievich đầu tiên được gửi đi

- Ngày 20 tháng 1 năm 1993, phiên xử đầu tiên diễn ra

- Ngày 10 tháng 8 năm 2015, giải Nobel Văn học thứ 112 trong lịch sử gọi tên Svetlana Alexievich, dư luận một lần nữa lại dậy sóng…

Vì điều gì mà từ những dòng văn xuôi tư liệu về chiến tranh Afghanistan lại dẫn đến phiên tòa xử án văn chương?

Những cậu bé kẽm là thiên thứ ba trong loạt năm quyển của bộ Những giọng nói không tưởng gồm: Những nhân chứng cuối cùng, Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Lời nguyện cầu Chernobyl và Thời second hand.

Những cậu bé kẽm, một nhan đề khốc liệt – những xác người trong quan tài kẽm – những cái xác vừa mới mười tám đôi mươi – những cậu bé đẹp đẽ rạng ngời, vừa rời vòng tay cha mẹ, người thương để rồi trở về trong những cỗ quan tài kín bưng – “hàng vận chuyển 200”.

Được viết bằng thể loại văn xuôi tư liệu cùng với tâm thế của một con người vị nhân phản chiến, cuốn sách đã khuấy lên một giai đoạn lịch sử đầy những tổn thương đau đớn, đã phác họa một bối cảnh, đã soi chiếu bằng một góc nhìn trước nay chưa từng được công bố. Những cậu bé kẽm là lời bộc bạch của những người sống sót trở về từ chiến tranh Afghanistan và của thân nhân những người đã mất. Đó là những dòng hồi ức khốc liệt, đẫm máu, thống khổ và vĩnh viễn làm thương tổn không chỉ thân thể mà còn tinh thần con người. Nó phơi bày cái phi nghĩa, vô nhân của một cuộc chiến tranh vô vọng. Những “Afghan” – những người Nga tham gia chiến tranh ở Afghanistan 1979 – 1989, những người ra đi trên danh nghĩa làm “nghĩa vụ quốc tế” rồi rút về trong thất bại, không bao giờ được biết niềm tự hào của thế hệ cha ông trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại. Người “may mắn” nằm lại trong những chiếc quan tài kẽm, số khác thân xác lang bạt nơi chiến trận. Kẻ sống sót trở về cũng không bao giờ có thể quay lại cuộc sống của một người bình thường bởi những sang chấn khủng khiếp mang tên hội chứng Afghanistan. Người ngoài cuộc nhìn nhận họ như những kẻ sát nhân, kẻ bại trận, còn chính họ cũng quên mất phải sống bình thường là thế nào!

Hơn năm trăm cuộc phỏng vấn đã được Svetlana Alexievich thực hiện để tạo nên bức tranh toàn cảnh về những góc khuất của chiến tranh. Cũng chính những trang tư liệu về nỗi đau của những nỗi đau này, ngày 20 tháng 1 năm 1993, cuốn sách của Svetlana Alexievich bị đưa ra tòa xét xử bởi những người cung cấp tư liệu đâm đơn kiện với lý do phỉ báng danh dự và ngụy tạo lời kể. Phiên tòa kéo theo sự chú ý của chính quyền và công chúng tạo thành làn sóng dư luận ở cả hai phía, ủng hộ và chống đối Svetlana Alexievich. Ở những lần tái xuất bản sau, Svetlana Alexievich đã đồng ý thêm vào toàn bộ biên bản vụ kiện cùng những sự kiện có liên quan.

Vậy, vì điều gì mà từ những dòng văn xuôi tư liệu về chiến tranh Afghanistan lại dẫn đến phiên tòa xử án văn chương? Có lẽ câu trả lời sẽ nằm trong suy nghĩ mỗi người khi bước vào thế giới của Những cậu bé kẽm.

“Tôi tự hỏi Svetlana Alexievich có cần phải viết một cuốn sách về những điều kinh khủng của chiến tranh không? Có! Những bà mẹ có cần phải bảo vệ con trai mình không? Có! Và những “người Afghan” có cần phải bảo vệ đồng đội mình không? Lại một lần nữa - có!

…Các đạo diễn và nhạc trưởng, các chính khách và nguyên soái, những kẻ tổ chức cuộc chiến tranh này, không có mặt trong phòng xử án. Ở đây chỉ toàn những phía bị hại: là tình yêu, không chấp nhận sự thật cay đắng về chiến tranh; là sự thật, cần phải được nói ra mặc cho tình yêu thế nào chăng nữa; là danh dự, không thể chấp nhận tình yêu lẫn sự thật...”

Pavel Shetko

Một “cựu Afghan”

Tác giả

Nhà văn Svetlana Alexievich tại Ukraine trong một gia đình công chức. Năm 2015, bà được trao giải Nobel Văn học. Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, giải thưởng này được trao cho bà để “tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta.” Sau khi tốt nghiệp khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus, bà làm việc cho tờ Báo nông nghiệp và tạp chí Neman ở Minsk.

Trong suốt vài thập niên bà đã viết biên niên tư liệu – nghệ thuật Những giọng không tưởng – gồm năm quyển sách (Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ - 1983, Những nhân chứng cuối cùng - 1985, Những cậu bé kẽm - 1989, Lời nguyện cầu từ Chernobyl - 1997, Thời second-hand - 2013) và để những “con người nhỏ bé” đích thân kể về số phận của mình. Thực chất, đây là một thể loại đặc biệt, một loại tiểu thuyết chính trị đa giọng, trong đó những câu chuyện nhỏ bé hợp thành một lịch sử lớn.

Các tác phẩm của Svetlana Alevievich đã được dịch ra hơn 35 thứ tiếng, là nền tảng cho hằng trăm bộ phim điện ảnh, kịch sân khấu và truyền thanh trên khắp thế giới, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.

name

Tác phẩm

Lời nguyện cầu Chernobyl có thể được coi là một bản dịch mới so với ấn bản Lời nguyện cầu từ Chernobyl cũng do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành năm 2016. Chính tác giả Svetlana Alexievich đã chỉnh sửa, bổ sung đáng kể cho tác phẩm phi hư cấu đặc biệt này: Bà bổ sung một chương tác giả tự phỏng vấn bản thân và phần “Thay cho lời kết” cùng một số câu, đoạn trong các cuộc độc thoại; đồng thời cũng thay đổi hầu hết tên những cuộc độc thoại trong tác phẩm. Lời nguyện cầu Chernobyl ra mắt dựa trên tinh thần trung thành hết mức có thể với nguyên tác và phần cập nhật đầy đủ – là tâm huyết của hai dịch giả Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Bích Lan.

Lựa chọn Svetlana Alexievich là tác giả nhận giải Nobel Văn chương năm 2015, Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định rằng: “Svetlana Alexievich được trao giải vì những trang viết đa dạng về giọng điệu, một biểu tượng mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta.”

Trong số những tác phẩm đáng giá của bà, có thể nhắc tới Lời nguyện cầu Chernobyl như một thí dụ tiêu biểu cho thể loại phi-hư cấu song lại giàu sức lay động không thua kém một sáng tác văn chương có giá trị nào.

Tờ Publishers Weekly coi Lời nguyện cầu Chernobyl là “cuộc chiếu X quang tâm hồn Nga”, trong đó, tác giả đã kiên trì và thầm lặng thực hiện những cuộc phỏng vấn với 500 nhân chứng có liên quan tới thảm họa nhân loại tàn khốc này: lính cứu hỏa, đội cứu hộ, chính trị gia, nhà vật lí, nhà tâm lí v.v. và những thường dân. Nhìn từ góc độ chính trị, “có lẽ không phải cuộc cải tổ của Gorbachev, Chernobyl mới chính là nguyên nhân thực sự khiến Liên bang Xô viết sụp đổ” (Political Affairs). Nhìn từ lăng kính xã hội, đây là thành quả gom nhặt hơn 10 năm những nỗi đau “tàn khốc và dữ dội” (New York Times Book Review) khiến cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng.

Có lẽ Alexievich đã quyết tâm truyền đi Lời nguyện cầu Chernobyl không phải ở tư cách một nhà báo hay nhà văn, mà trước hết ở tư cách một người Belarus ghi chép về “sự sống và cái chết của đồng bào mình” (The Nation). Chính vì vậy, không khó hiểu khi bà khơi sâu được “cảm giác lặng đi chẳng nói nên lời, cái ‘khôn tả’, tính anh hùng và niềm đau thương” (The Telegraph).

Tác giả

Svetlana Alexievich (31/5/1948) – nhà văn, nhà báo người Belarus từng được trao các giải thưởng:

- Giải thưởng Văn học Nikolay Ostrovskiy, Liên Xô (1984)

- Giải thưởng Lenin Komsomol (1986)

- Giải thưởng văn học Literaturnaya Gazeta (1887)

- Giải thưởng Sách Leipziger vì sự hiểu biết tại châu Âu (1998)

- Giải thưởng của Hiệp hội các nhà phê bình sách quốc gia, Mĩ (2013)

- Giải Nobel Văn chương 2015

Các tác phẩm tiêu biểu:

- The Unwomanly Face of War (Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ)

- The Chernobyl Prayer (Lời nguyện cầu Chernobyl)

- Zinky Boys (Những chàng trai kẽm)

- The Last Witnesses (Những nhân chứng cuối cùng)

- The Last of Soviets (Những người Xô viết cuối cùng)

Trang bản quyền:

The Chernobyl Prayer

© 2013 by Svetlana Alexievich

Dịch từ bản tiếng Anh: The Chernobyl Prayer

Bản quyền tiếng Việt Ó Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, 2020

Bìa 4:

“Svetlana Alexievich được trao giải Nobel vì những trang viết đa dạng về giọng điệu, một biểu tượng mẫu mực về sự chịu đựng và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta.” - Trích Thông cáo về Giải Nobel Văn chương 2015

“... một cuộc chiếu X quang tâm hồn Nga.” - Publishers Weekly

“Có lẽ không phải cuộc cải tổ của Gorbachev, Chernobyl mới chính là nguyên nhân thực sự dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Chúng ta hãy đọc rồi sẽ biết!” - Political Affairs

“Tàn khốc và dữ dội, những câu chuyện phát triển qua từng trang như các nuclit cư trú trong cơ thể những người sống sót.” - New York Times Book Review

“Kĩ thuật của Alexievich là sự đan dệt đầy sức mạnh của tài hùng biện, cảm giác lặng đi không nói lên lời, cái bất lực trong miêu tả mà người ta gọi là ‘khôn tả’, tính anh hùng và niềm đau thương. Từ những phần độc thoại của các nhân chứng bà đã tạo ra một lịch sử mà người đọc, dù ở bất cứ khoảng cách nào so với các sự kiện, đều có thể tiếp cận. Nếu bạn có chút tò mò về tương lai thì tôi thúc giục bạn đọc cuốn sách này.” - Julian Evans, The Telegraph

“Cuốn sách xuất sắc này nói về sự sống và cái chết của những đồng bào Belarus của Svetlana Alexievich… Bộ sưu tập lời chứng có một không hai.” - The Nation

name

Tác phẩm

Những nhân chứng cuối cùng (ấn bản lần đầu năm 1985) là quyển thứ hai trong loạt năm quyển “Những giọng nói không tưởng”: Chiến tranh không mang một khuôn mặt phụ nữ, Những cậu bé kẽm, Lời nguyện cầu Chernobyl và Thời second hand, đã mang đến cho nữ nhà văn người Belarus Svetlana Alexievich giải Nobel Văn chương 2015. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Ba Lan năm 2013, nữ nhà văn cho biết ý tưởng viết quyển sách thứ hai này xuất phát từ những chuyến đi thực tế cho quyển sách đầu tiên Chiến tranh không mang một khuôn mặt phụ nữ. Cuộc chiến tranh chống phát xít Đức cướp mất hàng chục triệu con người Liên Xô đã khiến nhiều ngôi làng Xô viết sau chiến tranh không còn bóng dáng đàn ông, và tại những ngôi nhà góa bụa đó, bà thường nghe được hai câu chuyện: Một của người mẹ và một của đứa con. Nhờ đó, bà phát hiện: “còn một kho cất giữ nỗi đau còn tinh khôi, hoàn toàn chưa được động tới”: ký ức trẻ thơ. Người ta đã quen nghe nói về chiến tranh từ người lớn, nhưng chỉ những chuyện kể từ miệng trẻ em mới có thể bộc lộ hết sự điên rồ của chiến tranh, sự hung bạo phi nhân tính không gì có thể biện bạch.

Trung thành với thể loại văn xuôi tư liệu của loạt “Những giọng nói không tưởng”, Svetlana Alexievich kể, trong Những nhân chứng cuối cùng bà ghi lại lời những “nhân vật trẻ em” khi họ đã trưởng thành. Đây là một công việc hết sức khó khăn. “Một giáo sư sử học thì nói những điều rất khác, rất ‘người lớn’ về chiến tranh. Nên cần nhiều thời gian, bốn hay năm giờ đồng hồ để lộ ra được diện mạo một cậu bé có mẹ bị quân Đức lôi ra khỏi nhà đem bắn. Để cậu bé có thể nhìn tận mắt mình: ‘Tại sao họ bắn mẹ. Mẹ đẹp như thế…’. Cần phải đạt tới được những chi tiết chân thực, tinh khôi, trẻ thơ đó. Vấn đề là gột sạch cái người lớn từ những chuyện kể này”. Và tác giả đã làm như thế với cả trăm câu chuyện trẻ thơ, được kể lại bởi những người mà khi Chiến tranh Vệ quốc nổ ra, họ mới từ 4, 5 đến 12 tuổi. Hơn một trăm câu chuyện của những đứa bé sống ở Belarus – nằm sát biên giới Ba Lan, là nước đầu tiên trong khối Liên bang Xô viết bị phát xít Đức bất ngờ tấn công ngày 22-6-1941, đã đạt được mục đích mà Alexievich đặt ra: Nước mắt trẻ thơ, dẫu chỉ một giọt thôi, cũng nặng hơn vô vàn lý lẽ chiến tranh nào.

Người Nga chưa bao giờ lãng quên những năm tháng nặng nề nhất với số phận dân tộc mình. Bảy mươi hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, những tượng đài vẫn tiếp tục được lưu dấu. Bởi những người cựu binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc đã già lắm rồi, họ đến dự cuộc duyệt binh Chiến thắng mỗi năm một thưa dần. Con cháu họ cũng đã lớn, ký ức của các nhân chứng ngày càng ít đi này đang dần phôi phai. Và ở thế giới vẫn còn chiến tranh của chúng ta, những câu chuyện của các “nhân chứng cuối cùng” này, được gia cố thêm bằng những tượng đài kia, là một nỗ lực nhắc nhở.

Sau giải Nobel văn chương 2015, loạt sách “Những giọng nói không tưởng” đã được tái bản, có sửa chữa. Bản dịch này dựa trên quyển sách Những nhân chứng cuối cùng được tác giả hiệu đính và nhà xuất bản Vremya phát hành năm 2016.

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng gởi tới quý độc giả bản dịch tác phẩm Những nhân chứng cuối cùng vào mùa Thu năm 2020.

Tác giả

Svetlana Alexandrovna Alexievich là nhà văn Belarus nổi tiếng thế giới viết bằng tiếng Nga. Bà sinh năm 1948 ở Stanislav (hiện là Ivano – Frankovsk, Ukraine). Sau khi tốt nghiệp khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus, bà làm việc cho tờ Báo nông nghiệp và tạp chí Neman ở Minsk.

Trong suốt vài thập niên bà đã viết biên niên tư liệu – nghệ thuật “Những giọng không tưởng” – gồm năm quyển sách (Chiến tranh không có một gương mặt phụ nữ - 1983, Những nhân chứng cuối cùng - 1985, Những cậu bé kẽm - 1989, Lời nguyện cầu Chernobyl - 1997, Thời second-hand - 2013) và để những “con người nhỏ bé” đích thân kể về số phận của mình. Thực chất, đây là một thể loại đặc biệt, một loại tiểu thuyết chính trị đa giọng, trong đó những câu chuyện nhỏ bé hợp thành một lịch sử lớn.

Từ đầu năm 2000 bà sống ở Ý, Pháp, Đức, Thụy Điển. Năm 2012 bà trở về Belarus.

Các tác phẩm của Svetlana Alevievich đã được dịch ra 35 thứ tiếng, là nền tảng cho hằng trăm bộ phim điện ảnh, kịch sân khấu và truyền thanh trên khắp thế giới, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.

Năm 2015 bà được trao giải Nobel Văn chương vì những công hiến của mình.

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM