1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả thâm tâm

Tổng hợp sách của tác giả thâm tâm tại KhoSach.com.vn
name

Thuốc Mê

Hình như người con gái ấy sinh ra đời chỉ để làm một bãi chiến trường luôn luôn có tiếng gươm đao xô xát. Đành vậy, ta là kẻ đã yêu nàng như yêu lửa trong đêm tối. Lửa ấy không thể tắt được, và không ai được lấy đi để cho tăm tối đời ta.

Theo hủ tục của làng, Tý giả làm kẻ đi buôn phương xa, nhưng thực ra là phải bùa bả được một người đàn ông, khiến cho người đàn ông ấy phải nếm qua đủ cái khổ sở vì tình.

Câu chuyện miêu tả một cách sống động và kịch tính quá trình Tý thực hiện nhiệm vụ oái oăm ấy. Vừa như vận mệnh an bài, vừa như lòng người sắp đặt, lời nguyền Tý vốn ám lên kẻ khác, lại quay về đeo đuổi đời nàng.

name

Thuồng Luồng Ở Nước

Bao trùm trong sáng tác của Thâm Tâm là màu sắc văn hóa Đông Phương đặc sắc. Có lẽ vì vậy truyện cổ tích, dã sử và đồng thoại viết cho thiếu nhi của ông rất gần gũi, tựa như những sáng tác dân gian, nhưng lại có những nét mới lạ và độc đáo.

Truyện có nhiều tầng ý nghĩa cho các lứa tuổi cảm nhận: Trẻ em cảm nhận câu chuyện đồng thoại ngộ nghĩnh, hấp dẫn, tiếp thu những kinh nghiệm đời sống, khoa học thường thức và những bài học phát triển nhân cách; người lớn suy ngẫm về các tầng triết lí sâu xa, nhân tình thế thái và giá trị nhân văn cao cả của câu chuyện.

Nhà thơ THÂM TÂM (12.5.1917 - 18.8.1950)

Tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại Thị xã Hải Dương.

Khoảng 1937-38, ông cùng gia đình lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề vẽ tranh, viết văn và làm thơ. Sáng tác của ông đăng nhiều trên Tiểu thuyết thứ bảy và Truyền bá với các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết,… thành công nhất là thơ.

Ông tham gia Ban biên tập tạp chí Tiên phong của Mặt trận Việt Minh, công tác tại Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, làm Thư kí tòa soạn báo Vệ Quốc quân (tiền thân báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất tại chiến dịch Biên giới.

Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007.

name

Nỗi Ân Hận Dài

Cỏ yếu lắm, không có tiếng kêu hay là có mà không thể nghe thấy. Và mùi thơm mong manh cũng bị lẫn chìm vào mùi đất ẩm, như hơi nước lên không. Ngọn cỏ này chết đi, đã có ngọn cỏ khác chồi lên thay, che lấp hẳn cái xác đứt, nát và mục dần ra đất… Thế cũng là một kiếp người.

Hoạ sĩ Lê từng sống một cuộc đời đúng nghĩa là đời thừa với những buông mình ăn chơi trác táng nơi phố thị. Chỉ tới khi gặp Hoàng, cô gái tỉnh lẻ mong manh nhưng cố hữu kiên cường, tựa tia nắng le lói cuối ngày đông, cuộc đời tăm tối của Lê mới như được sưởi ấm lại. Những quan tâm đặc biệt, những dòng thư tay nắn nót đã khiến hai tâm hồn đơn côi, lắm nỗi đa đoan ấy có cơ hội tỉnh thức và xáp lại gần nhau.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Liệu căn bệnh hiểm nghèo và những định kiến xã hội có phải là nguyên nhân khiến Hoàng ra đi trong cô độc và đau đớn hay chính sự do dự của Lê mới thực sự làm nên tất thảy những nỗi ân hận dai dẳng mãi về sau?

name

Truyện Ngắn Thâm Tâm

“Lâu nay ai cũng biết Thâm Tâm là nhà thơ nổi tiếng với Tống biệt hành và một số bài thơ khác. Đến hôm nay chúng ta lại được tiếp xúc với một Thâm Tâm truyện ngắn. Cũng là một con người ấy thôi, nhưng chắc chắn là mảng truyện ngắn này cũng đã trở thành nơi ký thác những tinh hoa văn chương của Thâm Tâm mà nếu chỉ dừng lại ở thơ không thôi sẽ là chật chội và hạn chế. Có thể thấy rằng truyện ngắn có thể trụ lại được với thời gian…và người đọc khó tính chắc cũng sẽ đồng ý về vẻ đẹp của những truyện này: Giờ tan học cuối cùng, Cung đàn ly hương, Bông lan trần mộng, Ở lưng chừng đồi. Lầm Duỳn khách lai, Chân sim bóng đá tiếng ve gợi sầu… Danh sách này có thể được nối dài thêm nữa…”

“Những truyện ngắn Thâm Tâm đều đi ra từ cách viết của một tâm hồn thơ giàu cảm xúc. Các nhân vật trong truyện ngắn của ông được quan tâm mô tả chủ yếu ở phương diện tinh thần, những suy tư day dứt, những cảm xúc và tâm trạng khá tinh tế. Chúng không hiện ra như những cuộc đời hoặc quãng đời, mà chủ yếu là những thời khắc cụ thể gắn với một tình huống tâm lý cụ thể. Đó là cái thời khắc đang xảy ra trong hiện tại, chứ không mấy khi ngược về quá khứ bằng hồi ức, hoặc mở rộng trong không gian và trong các mối quan hệ xã hội rộng lớn. Ông thường đặt nhân vật vào trong một tình huống tâm lý gắn liền với một chi tiết sinh hoạt thường ngày nào đó. Nhờ vậy, cuộc sống đời tư của mỗi cá nhân với thiên hình vạn trạng những biểu hiện phức tạp và tế vi nhất được hiện lên. Quan tâm tới thế giới tinh thần nhân vật, hướng nội, với tính chất là những tình huống tâm lý hơn là hướng ngoại, được xem như là một đặc điểm chính của bút pháp Thâm Tâm. Điều này đi ra từ bản chất thi ca của con người nghệ sĩ Thâm Tâm.

Mỗi truyện ngắn của ông đều được xây dựng trên một tứ thơ. Người đọc có cảm giác rằng cái đến trước tiên đối với Thâm Tâm là một tứ thơ trước đã, nếu cái tứ này không thích hợp cho một bài thơ, hoặc nếu hình thức thơ không chuyển tải hết được vật liệu và ý tưởng định gửi gắm, thế là ông triển khai thành truyện ngắn. Vậy là tứ thơ đã được tự sự hóa, văn xuôi hóa, mỗi truyện ngắn mang dáng dấp của một bài thơ văn xuôi. Cách thức sáng tạo truyện ngắn của Thâm Tâm hầu hết đều đi theo con đường như vậy”.

name

Gió Thu Hoa Cúc Gầy Rồi

Những bông cúc đều rụng cánh quá nửa, còn lại bao nhiêu đều thâm úa gần hết.

Chúng đã quá cái độ tươi cười rồi. Cánh mảnh, nhụy mòn, cuống lả xuống và đài quắt đi, đóa hoa thật là gầy và ốm. Cúc không còn chủ nhân, cúc chỉ còn những bóng chiều một đi một mất… Ấy là đời một người đàn bà góa.

Số phận của người đàn bà cũng giống như đóa cúc kia, gầy khô và héo quắt khi một mình gánh gồng trên vai cuộc đời của ba đứa con thơ.

Nỗi trăn trở khôn nguôi cùng thời thế, với sự lớn lên từng ngày trong suy nghĩ của đàn con khiến người đàn bà chỉ quẩn quanh với trăn trở, trở trăn, tơ vò một nỗi.

Rồi đây, bà cũng sẽ như bông cúc dưới gió thu, liệu các con bà có đủ bản năng xuôi theo một nguồn sống thuần túy ở trong cảnh thanh bần mà quán xuyến cuộc đời vốn lắm nỗi nhiêu khê?

name

Con Rùa Đội Vẹt

Bao trùm trong sáng tác của Thâm Tâm là màu sắc văn hóa Đông Phương đặc sắc. Có lẽ vì vậy truyện cổ tích, dã sử và đồng thoại viết cho thiếu nhi của ông rất gần gũi, tựa như những sáng tác dân gian, nhưng lại có những nét mới lạ và độc đáo.

Truyện có nhiều tầng ý nghĩa cho các lứa tuổi cảm nhận: Trẻ em cảm nhận câu chuyện đồng thoại ngộ nghĩnh, hấp dẫn, tiếp thu những kinh nghiệm đời sống, khoa học thường thức và những bài học phát triển nhân cách; người lớn suy ngẫm về các tầng triết lí sâu xa, nhân tình thế thái và giá trị nhân văn cao cả của câu chuyện.

Nhà thơ THÂM TÂM (12.5.1917 - 18.8.1950)

Tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại Thị xã Hải Dương.

Khoảng 1937-38, ông cùng gia đình lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề vẽ tranh, viết văn và làm thơ. Sáng tác của ông đăng nhiều trên Tiểu thuyết thứ bảy và Truyền bá với các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết,… thành công nhất là thơ.

Ông tham gia Ban biên tập tạp chí Tiên phong của Mặt trận Việt Minh, công tác tại Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, làm Thư kí tòa soạn báo Vệ Quốc quân (tiền thân báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất tại chiến dịch Biên giới.

Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007.

name

Hai Cây Hoa Nhài

Bao trùm trong sáng tác của Thâm Tâm là màu sắc văn hóa Đông Phương đặc sắc. Có lẽ vì vậy truyện cổ tích, dã sử và đồng thoại viết cho thiếu nhi của ông rất gần gũi, tựa như những sáng tác dân gian, nhưng lại có những nét mới lạ và độc đáo.

Truyện có nhiều tầng ý nghĩa cho các lứa tuổi cảm nhận: Trẻ em cảm nhận câu chuyện đồng thoại ngộ nghĩnh, hấp dẫn, tiếp thu những kinh nghiệm đời sống, khoa học thường thức và những bài học phát triển nhân cách; người lớn suy ngẫm về các tầng triết lí sâu xa, nhân tình thế thái và giá trị nhân văn cao cả của câu chuyện.

Nhà thơ THÂM TÂM (12.5.1917 - 18.8.1950)

Tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại Thị xã Hải Dương.

Khoảng 1937-38, ông cùng gia đình lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề vẽ tranh, viết văn và làm thơ. Sáng tác của ông đăng nhiều trên Tiểu thuyết thứ bảy và Truyền bá với các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết,… thành công nhất là thơ.

Ông tham gia Ban biên tập tạp chí Tiên phong của Mặt trận Việt Minh, công tác tại Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, làm Thư kí tòa soạn báo Vệ Quốc quân (tiền thân báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất tại chiến dịch Biên giới.

Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007.

1
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi