Tự cứu, cần tiến để nuôi vợ con, thế thôi. Xuất khẩu lao động. Số phận đưa đẩy anh ta đến một phương trời xa lắc, lạ lẫm, giông gió, bất trắc, bầm dập. Nhưng anh ta không muốn trở về tay không, chấp nhận làm lại từ đầu. Hóa ra quay cuồng trong cuộc mưu sinh ở xứ người ấy, anh tanhân vật chính Bùi Khoái trong cuốn tiểu thuyết này- tự phát hiện ra năng lượng sống của mình lại chính từ một thái độ sống “cổ sơ” của con người tử tế, nhân ái. Không đao to búa lớn hay câu kì mâu mè, ngòi bút Thăng Sặc cứ từ tốn mộ xẻ, phơi bày một hình thái xã hội còn mới lạ của thời hội nhập toàn cầu.
Đây là cuốn tiểu thuyết viết về người Việt Nam ở nước ngoài thời kỳ trước và sau chế độ XHCN ở Đông Âu sụp đổ hay nhất mà tôi đã được đọc.
Câu hoa dẻ đứng trên sườn đồi, bên cạnh con đường đất đỏ. Rễ cây bám chặt vào sỏi đá, thân cây cao gần chục mét, nhô hẳn khỏi đỉnh đồi, giống như một thứ cọc tiêu cho những người đi xa trở về làng Hóp. Tuy vậu cành hoa dẻ vẫn từ cao rủ xuống, che mát một vùng gốc mọc đầu những có thanh hao và cỏ tế quấn vào nhau làm thành một cái bãi kín đáo mà người làng này thường gọi là cái bới. Hoa dẻ nở thành từng chùm, mỗi cánh hoa như mỗi một ngón tay mảnh mai khum lại giữ lấy hương hoa thơm mà chỉ có những ngọn gió trung du mới mang đi được. Từng thế hệ người làng Hóp đã lần lượt nô đùa ở đâu, tung tăng chạy đuổi và hẹn hò.
Chẳng khác gì những năm tháng cũng chạy đuổi theo nhau trong khi hoa dẻ vẫn vô tư và lặng lẽ thơm vào từng cuộc đời, đi theo từng mối tình, nhất là những mối tình dang dở.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi