1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả thích điền tâm

Tổng hợp sách của tác giả thích điền tâm tại KhoSach.com.vn
name

Lục Đạo Luân Hồi - Nắm Vững Sinh Mệnh, Tìm Con Đường Giải Thoát

Tranh Lục đạo luân hồi trong nghệ thuật Đường Ca khởi nguồn từ Ấn Độ cổ. Tương truyền khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, hai vị quốc vương miền trung Ấn Độ, một vị là Tần Tỳ Sa La vương, một vị là Ưu Điền vương, cả hai đều tín ngưỡng Phật giáo, lại có mối hữu hảo rất tốt. Có một lần, Ưu Điền vương tặng cho Tần Tỳ Sa La vương một chiếc áo giáp đính đầy đá quý. Tần Tỳ Sa La vương vô cùng hoan hỷ, vì không biết nên tặng lại lễ vật gì mà sinh ra ưu phiền nên đã thỉnh Phật Đà đang truyền đạo ở gần đó đến vẽ tượng của người tặng cho Ưu Điền vương. Phật Thích Ca Mâu Ni nói thân tướng của mình không phải là chân thực, bèn kiến nghị vẽ một bức tranh giáo nghĩa Phật pháp biểu hiện tam học, lục đạo, 12 duyên khởi. Đây chính là bức tranh Lục đạo luân hồi sớm nhất. 

Lục đạo là 6 nơi ở của chúng sinh trong vòng luân hồi, chỉ cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục. Phật giáo cho rằng. Tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, dưới sự thúc đẩy của nghiệp lực đều phải lưu chuyển sinh tử trong lục đạo. Chúng sinh trong luân hồi đều ở trong biển khổ vô biên.Chúng sinh cõi trời được xem là khoái lạc nhất, họ không phải lo lắng về cơm áo, không phải vì cuộc sống mà phải bôn ba, hơn nữa tuổi thọ lại rất dài. Nhưng họ cũng có phiền não, khi lâm chung sẽ gặp “năm tướng suy của người trời”, những khoái lạc của một đời hưởng thụ từ đây sẽ tiêu biến triệt để. 

Chúng sinh cõi người có 8 loại phiền não cơ bản: Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thịnh. Cuộc đời tuy cũng có nhiều khoái lạc nhưng cũng sẽ gặp phải phiền não vô tận. Tinh thần của “lục đạo luân hồi” trong Phật giáo là thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi, kích thích thái độ quan tâm sâu sắc đối với sinh mệnh của mình. 

Độc giả hiểu được sự tinh thâm kỳ diệu của lục đạo luân hồi sẽ có những nhận thức siêu việt đối với những khổ nạn của bản thân sinh mệnh, có thể pháp tâm Bồ đề ngay trong cuộc sống hiện thực, gắng sức trừ khổ tạo vui cho bản thân và người khác, điều tiết tình cảm của mình đến trạng thái tốt nhất, từ đó mà vượt qua luân hồi trên tinh thần, giải thoát khỏi sự trói buộc của tình cảm, quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến giá trị của sinh mệnh.

name

Phương Pháp Cải Tâm Chuyển Vận Theo Phật Giáo - Thuật Cải Biên Vận Mệnh Bản Thân

Bốn loại phương pháp tư duy của Phật giáo giúp bạn có trí tuệ chuyển đổi vận mệnh

Dùng pháp trí tuệ Phật giáo điều tiết tâm cảnh, tự nhiên thu được thành công và niềm an lạc vĩnh cửu.

Đời người là quá trình tích luỹ vô số như Sức khỏe, trí tuệ, tình cảm, vàng bạc, thân phận, địa vị... đó là những tài sản quý giá của bạn, là cơ sở đảm bảo để cuộc sống của bạn vui vẻ và hạnh phúc. Chỉ là trong hiện thực tài sản mà mỗi người có không giống nhau, do đó xuất hiện các vận mệnh khác nhau.

Đồ giải Phương pháp cải tâm chuyển vận theo Phật giáo dùng Tiền hành pháp của Phật giáo - Tứ cộng gia hành là nội dung chủ yếu từ góc nhìn độc đáo để phân tích toàn diện về quỹ đạo vận hành của sinh mệnh đồng thời dẫn ra quan hệ giữa tâm linh và cuộc đời. Thông qua giới thiệu về bốn nội dung là : Cơ thể người khó có được, quán tưởng sinh tử là vô thường, hiểu được nhân quả nghiệp báo, thoát ly khỏi khổ nạn luân hồi, kết hợp hiện tượng chân thực trong cuộc sống hiện thực, tái hiện cho mọi người thấy mô thức tư duy thoát khỏi khổ đau, cầu được tâm linh Niết bàn mà Phật giáo nói đến, đưa ra cho mọi người quan niệm sống và phương thức sống chân thực hoàn toàn mới. Tứ cộng gia hành là cơ sở tu hành Phật giáo, cũng là kiến thức nhập môn Phật giáp đơn giản nhất. Từ đó mà hình thành phương pháp chuyển tâm cải vận là con đường đơn giản, thú vị nhất đối với cuộc sống hiện thực, giúp mọi người trong sát na đạt được trí tuệ, tiến thẳng đến cánh cổng của hạnh phúc.

Cuốn sách sử dụng những văn tự ngôn ngữ dễ hiểu nhất để giải thích lý luận trí tuệ tuyên thảm, phức tạp trong kinh Phật đồng thời văn tự của mỗi phần đều có đổ giải sinh động, có thể giúp bạn lĩnh hội tốt hơn ý đồ sâu xa trong đó, để bạn vừa được gợi mở về trí tuệ vừa có được những trải nghiệm quý báu.

name

"Sinh" và "Tử" là hai từ có ý nghĩa đối lập nhau, cùng dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta hiện tại đang tồn tại ở trạng thái sinh, nhưng đến một lúc nào đó cũng không thể dùng tiền bạc, sức mạnh để ngăn trạng thái chết đến với mình. Sau khi chết sẽ như thế nào? Sau khi chết là một thế giới khác, vậy chết đã phải là kết thúc chưa hay là một sự bắt đầu mới? Nhiều người trên thế gian đều sợ hãi khi nghĩ tới điều này, vĩ nỗi sợ hãi đó mà không ai có thể biết được trạng thái chết một cách tường minh. Nhân vật Hamlet từng đặt ra câu hỏi: "tồn tại hay không tồn tại", đó chỉ là câu hỏi để đưa ra phương châm hành động hiện tại chứ thực tình sau khi không tồn tại thì bản thân nhân vật cũng không thể hiểu nổi mình sẽ ở trạng thái nào và phương châm hành động tiếp theo là gì.

Người ta thường nói: "Sinh hữu kỳ, tử bất kỳ", có thể đoán biết được sau 9 tháng 10 ngày một con người mới sẽ xuất hiện hoặc có thể dùng các phương tiện khoa học để nghiên cứu, đưa ra kết luận chính xác khi nào một công dân ra đời, nhưng có một phương tiện khoa học nào có thể đưa ra dự đoán chính xác mấy giờ mấy phút một người bất kỳ nào chết. Không cần đưa ra thống kê về việc này, nhưng bạn có thể thấy trong xã hội chúng ta đang tồn tại một loạt các nhà tâm linh được  mọi người tin theo, có thể giải đáp cho bạn một thông tin nào đó liên quan tới bệnh tật và cái chết. Lúc đó bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình, sinh mệnh của mình do ai nắm giữ?

Khi cuốn sách: "Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư" của Đại sư Liên Hoa được xuất bản, có nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi, nếu tin theo cuốn sách thì có nghĩa chúng ta sẽ bỏ đi việc thờ cúng tổ tiên? Thực tế cho thấy không một tôn giáo nào khuyên người ta làm việc ác, từ Đức Phật đến các thánh nhân đều khuyên bạn tôn kính cha mẹ. Trong cuốn sách này, bạn có thể tìm đọc phần tôn kính sáu phương. Trong đó nói rõ vấn đề kính lễ Phương Đông là tôn kính cha mẹ. Việc thờ cúng cha mẹ là một phần đạo tu hành, việc hiểu về phương pháp đón nhận cái chết là sự chuẩn bị cho mình, khi làm chủ được sinh tử có nghĩa là bạn đã chứng đắc được Phật lý. Đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, bạn có thể đọc lại câu chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Để cứu được mẹ, này Mục Kiền Liên đã chứng ngộ được Phật lý, hiểu rõ căn nguyên của sự khổ đau mà mẹ ngài đang phải lãnh nhận.

Chúng ta thường thấy khi người thân mất đi, người ta thường thờ cúng trong vòn 49 ngày. Giai đoạn 49 ngày đó là một khoảng thời gian ngắn trên dương thế nhưng lại đầy những khổ đau và thử thách với vong linh, đó là hai giai đoạn Trung ấm Pháp tính và Trung ấm Đầu thai.Cuốn sách sẽ có những chỉ điểm chính xác cho bạn khi tiếp xúc với từng vấn đề. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến các phương pháp Mật tu để đối cảnh với giai đoạn Trung ấm ngay khi bạn đang sống, chuẩn bị các tư lương cho cuộc hành trình về cái chết cùng với các nghi thức được dùng phổ biến trong Phật giáo. Đây là những nội dung mới mẻ và đặc sắc mà cuốn " Phật giáo sinh tử kỳ thư " bàn đến.

1
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi