THƯ GỬI MINA
Một tiểu thuyết được cấu thành từ 30 bức thư của một nhà văn gốc Việt sống tại Paris viết cho người bạn Afgahnistan đã mất liên lạc.
Những lá thư nằm bên ngoài một dự định tác phẩm, đã trở thành tác phẩm; là những liên văn bản về bức tranh khủng hoảng kinh tế, chính trị và di dân.
Mùa thu 2016, nhân vật chính, một nhà văn nữ gốc Việt sống ở Paris, đã quay lại căn phòng áp mái giữa khu Pigalle nóng bỏng từng chứng kiến những ngày đầu tiên cô đặt chân đến Pháp, để bắt tay vào một bản thảo mới. Nhưng thay vì theo đuổi một cuốn tiểu thuyết như việc mà cô vẫn làm, cô đã ngồi viết thư cho Mina một người bạn gái gốc Afghanistan mà cô đã mất liên lạc ngay sau ngày cả hai cùng tốt nghiệp đại học ở Nga.
30 bức thư trong vòng 2 tuần, không bao giờ được gửi đi, dần dần trở thành một dạng nhật ký nơi cô có thể thổ lộ mọi điều – về nghề viết, về nhân tình thế thái, về cuộc sống tha hương, về quan hệ vợ chồng trống rỗng, về mối tình tuyệt vọng xa xưa, về những nỗi niềm riêng tư bấy lâu bị chôn vùi, về những hành động vô nghĩa của một cuộc sống thường nhật nhàm chán đến kinh ngạc… Tất cả trên một phông nền rộng lớn chạy từ Hà Nội của bao cấp đến Sài Gòn của ngày hôm nay, qua nước Nga của perestroika, Kabul của nội chiến và chưa chắc đã dừng ở Paris của đầu thế kỷ 21 với khủng hoảng kinh tế, chính trị và di dân.
Một tiểu thuyết tiếng Việt đương đại, đủ sức hòa mình vào dòng chảy văn chương di dân toàn cầu.
Đây là tiểu thuyết thứ 8 của của nhà văn Thuận.
Trích dẫn:
“Khi tao viết những chữ này thì tao đang nằm trên “Khi tao viết những chữ này thì tao đang nằm trên giường. Mùa thu đã gõ cửa Paris bằng những trận mưa liên miên. Bên cạnh tao đài phát thanh đưa tin mới nhất về làn sóng tị nạn từ Trung Cận Đông. Họ nói rằng không chỉ người Syria mà cả các đồng hương Afghanistan của mày cũng phải chạy trốn chiến tranh chẳng khác gì những năm chín mươi của thế kỷ trước. Tao chợt nghĩ biết đâu mày cũng đang ở Paris, bọn mình đang dưới cùng một bầu trời sũng nước, nhưng tao còn có căn phòng áp mái này, chứ mày thì vạ vật tại một cửa ô nào đó của đường vành đai, nơi dân Paris chỉ ghé để đổ rác…”
_Thư gửi Mina
Thông tin tác giả:
Tác giả: Thuận (Sinh năm 1967)
Là nhà văn, dịch giả người Việt, tên đầy đủ là Đoàn Ánh Thuận. Hiện định cư tại Paris
Tốt nghiệp khoa Anh ngữ Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Pyatigorsk (Liên bang Nga) năm 1991, học cao học văn học Anh cổ điển tại Đại học Paris 7 (1991-1992) và cao học văn học Nga đương đại tại Đại học Sorbonne (1992-1993), hiện định cư tại Paris.
Đã xuất bản:
Made in Vietnam (tiểu thuyết, 2002)
Chinatown (tiểu thuyết, 2005)
Paris 11 tháng 8 (tiểu thuyết, 2006)
T mất tích (tiểu thuyết, 2007)
Vân Vy (tiểu thuyết, 2008)
Thang máy Sài Gòn (tiểu thuyết, 2013)
Chỉ còn 4 ngày là hết tháng 4 (tiểu thuyết, 2015)
5 trong số này đã được dịch và xuất bản ở Pháp. “L’ascenseur de Saigon” (Thang máy Sài Gòn) nhận giải “Sáng tạo” của Trung Tâm Sách Quốc Gia Pháp.
Là dịch giả một số tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Rachid-El-Daif, Doan Bui, Michel Houellebecq,…
Sậy
Sậy – cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Thuận kể về một cô gái là nghiên cứu sinh, xách va-li về nước sau mười năm theo đuổi đam mê văn chương trên đất Pháp, chẳng vì một lý do nào cả. Con đường trở về Sài Gòn của cô tình cờ phơi bày rất nhiều bí mật gia đình: Ba cô, chị cô và cả chính cuộc tình vô vọng của cô.
Vài thập kỷ trước, ba cô cũng xách va-li về nước sau nhiều năm du học với lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng quê hương mà ông luôn ngóng vọng. Nhưng ông nhanh chóng vỡ mộng để bắt đầu cuộc sống lưu vong trên chính quê hương của mình, bởi những nghi ngờ, tị hiềm, toan tính...
Sậy đặt vào trung tâm tiểu thuyết một vài cá nhân vô danh bị cuốn đi trong guồng quay của lịch sử. Trong Sậy, Thuận đặt thêm các nghi vấn về niềm tin và cái giá phải trả; về chủ đề tha hương và câu hỏi “Sống thế nào giữa hai nền văn hóa?” vốn thường trực trong các tác phẩm trước đây của cô. Tiểu thuyết này là một dụng công của nhà văn trong việc thể hiện những giằng xé chọn lựa của con người thời toàn cầu hóa với những giá trị truyền thống, những điểm khó hóa giải giữa lịch sử cá nhân và cộng đồng.
Trích dẫn tiểu thuyết Sậy
“Nếu yên tĩnh được người Pháp coi là đức tính ở hàng xóm láng giềng, thì với người Việt lại là thứ dễ gây ác cảm. Ở đây hầu như chẳng ai sợ tiếng ồn. Họ có khả năng ăn, ngủ, học bài, ngâm thơ, chơi đàn và làm tình ngay cạnh loa phóng thanh, karaoke, chợ trời, cửa hàng mài dao kéo và tiếng kèn đám ma. Trở về Việt Nam, đôi tai của ba tôi trở nên rất nhạy, không phải với tiếng động mà với sự im lặng. Bởi vì nếu tiếng động để lộ gần như tất cả tính chất của sự việc thì chỉ có trời mới biết điều gì ẩn sau một sự im lặng.
Kẻ nào đó đang bí mật theo dõi, điều tra, ghi chép, làm báo cáo về chúng ta ngay cạnh chúng ta?”
Thông tin tác giả: Thuận
Là nhà văn, dịch giả và hiện định cư tại Paris.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi