Chủ Nghĩa Tam Dân
CÙNG NHÌN LẠI TƯ TƯỞNG QUAN TRỌNG ĐÃ GÓP PHẦN ĐẶT NỀN MÓNG CHO CUỘC CÁCH MẠNG TÂN HỢI Ở TRUNG QUỐC!
Chủ nghĩa tam dân là phát kiến có ý nghĩa lớn lao và có tầm ảnh hưởng sâu rộng của Tôn Trung Sơn. Chủ nghĩa tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Trong đó, chủ nghĩa dân tộc là bảo bối giúp một quốc gia phát triển và khiến một dân tộc sinh tồn. Trong tình cảnh Trung Quốc bị Mãn Thanh thống trị và các nước phương Tây xâu xé, việc giành lại độc lập cho dân tộc, lật đổ Mãn Thanh, đánh đuổi phương Tây là điều kiện tiên quyết để dân được hưởng tự do, dân được sống hạnh phúc. Chủ nghĩa dân quyền thì chủ trương dân quyền bình đẳng, mọi cá nhân và đoàn thể chống đế quốc đều được hưởng quyền tự do, dân chủ. Và dân quyền chính là sức mạnh chính trị của nhân dân. Còn chủ nghĩa dân sinh thì góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng. Vì thế đôi khi Tôn Trung Sơn gọi chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, hay là chủ nghĩa cộng sản, hay chủ nghĩa đại đồng.
Đối với Tôn Trung Sơn, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân quyền là cương lĩnh để giành quyền lợi quốc gia và độc lập dân tộc, coi chủ nghĩa dân sinh là cương lĩnh phát triển kinh tế. Tư tưởng chính trị này đã trở thành ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng đấu tranh, sau này còn trở thành cương lĩnh chính trị của cuộc cách mạng Tân Hợi. Chủ nghĩa tam dân này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.