Mỗi dân tộc khác nhau lại có những nhận thức khác nhau về cái chết, quan niệm về sinh tử của Đạo giáo có sự dung hòa giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo. Nguồn gốc của quan niệm này xuất phát từ lòng khao khát nhiệt thành đối với cuộc sống. Hệ thống lý thuyết dưỡng sinh hoàn bị và hệ thống giả tưởng của Đạo giáo về cái chết, đã nhắc nhở chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mệnh hiện tại, thuận theo tự nhiên, thực hiện phép dưỡng sinh để có được một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, tỉnh táo để nhận thức về quá trình Sinh - Lão - Bệnh - Tử của bản thân, để có một cuộc đời lạc quan và ý nghĩa. Cuốn Đạo Giáo Sinh Tử Kỳ Thư đã tập hợp một lượng tư liệu phong phú từ trong thư tịch cổ, được sắp xếp một cách hệ thống, kết hợp với hệ thống hình minh họa sinh động và trực quan, sẽ dẫn dắt bạn đọc khám phá về hành trình của sinh mệnh sau cái chết, thám hiểm vùng đất từ lâu vẫn là một ẩn số đối với con người. Những địa danh đánh dấu hành trình của linh hồn sau cái chết: Quỷ môn quan: cánh cổng mở vào địa phủ Cầu Nại Hà: bắc qua con sông tại ranh giới địa phủ. Đá Tam Sinh: phản ánh các hình ảnh của kiếp trước, kiếp này và kiếp sau. Hoa bỉ ngạn: loài hoa duy nhất nỏ trong cõi u minh. Thập điện Diêm Vương: vị phán quan công minh nơi địa phủ. Canh Mạnh Hà: bát canh thần bí xóa sạch mọi ký ức về kiếp trước.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi