Dư Vị Miền Xưa
"Một biểu hiện của dấu ấn kình tế tự túc tự cấp in đậm trong nếp sinh hoạt ở chốn thôn quê đó là những quán cóc trong làng xóm.Quán ấy có thể bán cà phê, bán cháo lòng, hủ tíu.,. cũng có quán bán kết hợp vừa đồ ăn, vừa thức uống. Nhà nào có khoảng đất trống ven đường, nơi có nhiều người qua lại, chủ nhà sẽ đốn cây, chằm lá, dựng lên cái quán nhỏ. Quán không cần bảng hiệu, chỉ đóng thêm mấy cái bàn nhỏ, mỗi bàn có để sẵn mấy cái ghế đầu, sang thì ghế đay có chỗ dựa để khách ngồ"
Trích bài "Trời đà rụng sáng"
Thông tin tác giả Trần Minh Thương
Bút danh: Thạch Ba Xuyên. Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (2009)
Đã xuất bản:
Chuyện ăn uống của người bình dân Sóc Trăng, nhìn từ góc độ văn hóa dân gian, Nxb. Khoa học Xã hội, 2015.
Trò chơi dân gian Sóc Trăng, Nxb. Văn hóa dân tộc, 2016.
Hương sắc miền Tây (in chung), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
Ăn Tết chơi Tết miền Tây, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
Phong tục miệt Nam Sông Hậu, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu giang, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022.
Vấn Vương Hương Vị Bánh Quê
Một trong những dấu ấn văn hóa vừa thể hiện nét đẹp ứng xử của người bình dân miền Tây Nam Bộ vừa thể hiện sự phong phú của sản vật vùng đất này, chính là nghệ thuật ẩm thực. Cụ thể hơn là các món quà quê như bánh, chè đã theo chân người xa xứ đến đây và tồn tại đến tận hôm nay. Người bình dân vừa thể hiện sự sáng tạo sao cho phù hợp với những gì thiên nhiên ban tặng.
Từ thực tế cuộc sống của gia đình, làng xóm cũng như những điều thu thập được trong đời sống sinh hoạt của bà con qua những chuyến đi điền dã, chúng tôi xin có đôi dòng tản mạn ghi nhận lại những món bánh, chè vừa quen thuộc vừa hấp dẫn này. Xin được trân trọng giới thiệu với đọc giả gần xa, những quý vị quan tâm và yêu thích văn hóa dân gian vùng đất Chín Rồng trù phú quyển sách Vấn vương hương vị bánh quê.
????“Trải qua bao đời nay, người bình dân miền sông nước Cửu Long sống chan hòa bên những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt. Đời sống thôn quê thật bình yên dưới những mái lá đơn sơ, ven những dòng sông, con rạch.
????Từ khi đứa trẻ được sinh ra, được cha mẹ nuôi nấng trưởng thành, rồi dựng vợ gả chồng, cất nhà ra riêng,… cho đến khi già yếu rồi ngày nào đó “theo ông theo bà” về với tổ tiên. Song hành với mỗi chặng đường đời ấy là những dấu ấn khó phai mờ: đó là những tục cúng đầy tháng, thôi nôi, coi vợ, ở rể, cất nhà, cúng cơm,...
???? Những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán ấy, giờ đây, có những nét hiện còn gìn giữ, lưu truyền và cũng có nhiều điều dần phôi pha theo năm tháng.
????Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống, khó lòng mà cưỡng lại được, dù rằng những người hoài cổ sẽ cảm thấy luyến tiếc, hụt hẫng,...”.
Chuyện Trong Nhà Ngoài Xóm - Miệt Hậu Giang
"Hậu Giang hương sắc miền quê
Nghĩa tình son sắc, trọn bề thủy chung
Hàng ngày, người ta xưng hô, kêu nhau để giao tiếp, lúc lại gọi để cho nhau chén canh, tô cháo; thiếu hụt thì chạy tìm vay mượn hàng xóm; đồ dùng không hết thì đem bán cho người cần mua, Những nhu cầu tất yếu đó như hơi thở, miếng ăn, giấc ngủ, của con người. Nó liên tục diễn ra và góp phần hình thành nên nét văn hóa ứng xử trong dân gian".
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi