Một cuốn sách về vấn đề giáo dục với nhiều cảnh tỉnh của một người làm thầy giáo từ năm 14 tuổi, với hoài bão nung nấu về một Việt Nam hưng thịnh dựa trên nền giáo dục truyền thống và hiện đại, không đứt gãy trong chiều dài lịch sử dân tộc. Niềm tin và sự đam mê học hỏi của trẻ con đều đến từ sự gương mẫu của người lớn.
Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người!, một cuốn sách không phải để mua, mà để đọc; không phải để học, mà là để hỏi. Đọc để biết tại sao một tài xế Uber của thế kỷ 21 lại “kết nối” với vua Quang Trung của thế kỷ 18, và tại sao Nobel hòa bình trẻ nhất Malala người Pakistan lại là “hậu thân” của cụ Phan Châu Trinh. Đọc để chia sẻ lời cảnh báo từng vang lên trên diễn đàn Quốc Hội: Giáo dục sụp đổ đồng nghĩa với sụp đổ quốc gia. “Đừng coi thường” bài học “tổ quốc lâm nguy” thường xuyên của người Mỹ, và cảm nhận “gót chân Achilles” của Trung Quốc là giáo dục nông thôn.
Hãy cùng tác giả đặt câu hỏi: Tai sao Việt Nam cần một Hội nghị Diên Hồng thượng đỉnh về giáo dục, và phải học lại bài học xưa cũ về tôn sư trọng đao, trong khi phải đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai? Và hãy cùng tác giả chiêm nghiệm lại về tình thầy trò và tình bạn học quan trọng như thế nào trong hình thành nhân cách một con người.
Không cuốn sách nào có thể thích hợp hơn trong thời đại dịch.
Ký ức như một chất xúc tác khiến mỗi lần đến một nơi xa tôi liên tưởng, so sánh ngay với đất nước mình. Mặc dù vẫn biết so sánh nào cũng là khập khiễng. Như một quy luật tự nhiên: Sau cơn mưa trời lại sáng, dần dần các chuyến đi xa về sau này, càng mở ra nhiều góc mới. Có lẽ vì vậy tôi cứ mong được bay tự do hơn để thấy con đường mở cửa hội nhập với thế giới là con đường sáng, là một trong những chọn đúng đắn nhất của đất nước.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi